- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.3. Đặc điểm về hôn nhân
Theo Romansky (1992), và hầu hết các nghiên cứu về dịch tể học đã cho thấy tỉ lệ trầm cảm cao ở người chưa bao giờ có gia đình hay những người đã ly thân hoặc ly dị.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỉ lệ người mắc trầm cảm ở cả hai nhóm trong tình trạng kết hôn chiếm tỉ lệ rất cao ở cả hai nhóm can thiệp và nhóm chứng, trong đó ở nhóm can thiệp tỉ lệ 56,66% và ở nhóm chứng còn cao hơn 73,33%, người độc thân chiếm tỉ lệ có cao nhưng vẫn thấp hơn nhóm kết hôn, ở nhóm can thiệp là 33,33% và nhóm chứng là và 36,66%.
Tỉ lệ người mắc trầm cảm thuộc tình trạng hôn nhân ở nhóm khác thì tỉ lệ thấp hơn, ở đây chủ yếu là người ly hôn, còn góa bụa thì hiếm hơn.
Nhưng trong một nghiên cứu của Weissman (1996), nghiên cứu ở hai nước Korea và Đài Loan cho thấy trầm cảm ở người ly hôn có tỉ lệ thấp nhất và cho rằng mối liên quan giữa tình trạng ly thân hay ly dị và trầm cảm ở nam giới cao hơn ở nữ giới [75], tại Việt nam theo nghiên cứu của TS Trần hữu Bình người kết hôn có tỉ lệ cao hơn cả 82,35% sau đó đến những người ly hôn 11,76%, góa bụa 4,12%, với tỉ lệ này thì ta thấy trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cũng có phần phù hợp với nghiên cứu của Trần Hữu Bình.
Nhưng khi so sánh với nghiên cứu ở phương tây thì tỉ lệ người mắc trầm cảm với tình trạng độc thân hay li thân hoặc góa bụa có tỉ lệ cao hơn, ở phương đông thì ngược lại, điều này phải chăng do có sự khác biệt giữa người phương đông và người phương tây, những người phương đông thường trong gia đình có nhiều thế hệ sống với nhau nên áp lực phải chịu lớn hơn và kéo dài dể gây trầm cảm, và những người ở phương đông tỉ lệ ly hôn thấp hơn ở
phương tây nên tỉ lệ trầm cảm cũng thấp hơn. Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng không có ý nghĩa thống kê P =0,061 > 0,05