0
Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

Địa điểm nghiên cứu và số lượng đối tượng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TRẦM CẢM BẰNG LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 36 -36 )

- Nhà trị liệu có vai trò như huấn luyện viên

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và số lượng đối tượng

Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng.

Vài nét về bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng

Bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng được thành lập từ năm 1977, từ một trại nuôi dưỡng người tâm thần lang thang và những người không nơi nương tựa, cơ sở vật chất thì sử dụng lại cơ sở bệnh viện nhi đồng chế độ cũ, với hệ thống các dãy nhà trệt cũ nát, qua nhiều lần cải tạo có tính chất chắp vá tạm bợ để sử dụng cho bệnh nhân ở và phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước, thành phố, ngành y tế và sự giúp đở của các tổ chức phi chính phủ, bệnh viện được xây mới lại gần như hoàn toàn với cơ sở vật chất khang trang hơn hòa cùng sự phát triển của thành phố trực thuộc trung ương.

Bệnh viện hiện tại có 180 giường, có tổng số 11 khoa phòng trong đó có 5 khoa lâm sàng, một khoa khám bệnh, một khoa dược, khoa dinh dưỡng, khoa chống nhiễm khuẩn và 2 phòng ban chức năng.

Tổng số biên chế 186 nhân viên trong đó có 27 bác sĩ, 75 điều dưỡng, 4 cử nhân tâm lý và một số nhân viên phòng ban chức năng khác.

Bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng có chức năng điều trị tất cả các rối loạn tâm thần, quản lý 2 loại bệnh là Động kinh và Tâm thần phân liệt (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia) cho nhân dân toàn thành phố và là cơ sở điều trị bắt buộc cho bệnh nhân mắc các rối loạn tâm thần gây án thuộc 14 tỉnh thành Miền trung và Tây nguyên.

Trước đây bệnh viện chủ yếu tiếp nhận điều trị 2 dạng bệnh chính là Tâm thần phân liệt và Động kinh, nhưng hiện nay có rất nhiều dạng bệnh khác đến khám và điều trị như: Các rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn trầm cảm, các chứng đau đầu, cai nghiện rượu, ma túy, bệnh nhân điều trị bắt buộc, và các dạng bệnh tâm thần nhi khác như: Tự kỷ, tăng động giảm chú ý…và là nơi được nhân dân trong thành phố Đà nẵng và khu vực miền Trung tin cậy.

Bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm trong những năm gần đây đến khám, điều trị ngày càng nhiều tại phòng khám của bệnh viện và đã đạt nhiều kết quả khả quan nhưng chủ yếu là điều trị bằng hóa dược, chỉ một số ít bệnh nhân trầm cảm gần đây có kết hợp với liệu pháp kích hoạt hành vi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TRẦM CẢM BẰNG LIỆU PHÁP KÍCH HOẠT HÀNH VI TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 36 -36 )

×