rằng tất cả các kết quả đều hữu ích
Sau khi nhà trị liệu giới thiệu về nguyên lý của liệu pháp, có những bệnh nhân nói rằng họ biết điều đó và đã thực hiện như vậy nhưng không có kết quả gì. Có những bệnh nhân khác sau buổi điều trị thứ nhất của kích hoạt hành vi, bệnh nhân không thực hiện được nhiều hành vi như mong đợi và họ thấy chán nản. Đặc biệt khi thực hiện liệu pháp này, nhà trị liệu không chỉ đơn thuần nói “hãy làm đi” mà cần phải gặp bệnh nhân nhiều lần để thực hiện liệu pháp. Đó là lý do tại sao chúng ta có liệu pháp này và trong liệu pháp nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân các kỹ năng để giải quyết vấn đề. Như vậy nhà trị liệu không chỉ giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề hiện tại của họ mà còn trang bị các kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ hướng dẫn cho bệnh nhân giải quyết các vấn đề hiện tại và trong quá khứ mà còn giúp bệnh nhân tự tin giải quyết các vấn đề sẽ nảy sinh trong tương lai. Khi giúp bệnh nhân đưa ra cách giải quyết vấn đề nhà trị liệu nên dựa vào quá trình phân tích hành vi trong quá khứ của bệnh nhân.
Một vấn đề mà thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm đó là có suy nghĩ “tất cả hoặc không”. Do đó, bệnh nhân không chấp nhận việc hoàn thành
một phần công việc mà bệnh nhân chỉ chấp nhận mình làm được việc khi hoàn thành hoàn toàn công việc đó hoặc nếu không tức là bệnh nhân thất bại. Bệnh nhân không chấp nhận mức trung gian, nghĩa là hoàn thành một phần công việc.