Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 39 - 43)

Thanh Hóa đến 2020

3.1.1. Cơ sở xác định phương hướng 3.1.1.1. môi trường kinh tế vĩ mô

Mở rộng quan hệ quốc tế nước ta ngày càng sâu và rộng. 2007 nước ta gia nhập WTO và các tổ chức khác là những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Tình hình kinh tế xã hội của nước ta tương đối ổn định, trình độ quản lí ngày càng được nâng cao. Các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước đối với từng vùng ngày càng được tăng lên, có chất lượng

Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX, KKT đánh dấu một bước quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách về KCN, tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cho các địa phương, doanh nghiệp hoạt động. Nghị định đã quy định đầy đủ, rõ ràng về thành lập, hoạt động của KCN cũng như chức năng nhiệm vụ của ban quản lí KCN cấp địa phương…Từ đ, hình thành và triển khai có hiệu quả mô hình quản lí theo “ một cửa, một đầu mối” tại ban quản lí KCN

Thanh Hóa nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc bộ với Trung bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắ xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh. Các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217, cảng nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay sao vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa tương đối cao bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt xác định phát triển khu công nghiệp là một trong năm chương trình trọng tâm của tỉnh, những năm qua Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo lập quy hoạch và triển khai phát triển KCN trên địa bàn. Với tiềm năng và lợi thế đặc thù riêng biệt, cùng với các cơ chế chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt thông thoáng, thuận lợi.

Với những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai và nguồn nhân lực, việc tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh ta sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương phát triển.Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng 8 KCN tập trung, hiện tại có 5 khu đã xây dựng cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động, gồm: Khu Kinh tế (KKT) Nghi Sơn; KCN Lễ Môn; KCN Đình Hương; KCN Bỉm Sơn và KCN Lam Sơn... Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 8 trong cả nước về thu hút nguồn vốn FDI, trên địa bàn tỉnh có 41 dự án FDI đang triển khai thực hiện với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 7.049 triệu USD, trong đó có 14 dự án đầu tư trong KKT Nghi Sơn và các KCN với số vốn đăng ký 6.869 triệu USD và 27 dự án đầu tư ngoài KKT Nghi Sơn, các KCN với số vốn đăng ký 180 triệu USD. Hiện tại, đã có 29 dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như: chế biến khoáng sản, lọc hóa dầu, nhiệt điện... và công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động địa phương như: may mặc, giày dép, chế biến nông sản... Các dự án đi vào hoạt động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng sản lượng xuất khẩu và nguồn thu cho ngân sách. Năm 2011, các DN này đã giải quyết việc làm cho gần 29.000 lao động, tập trung chủ yếu ở các dự án may mặc, dự án Nhà máy Sản xuất đường và sản xuất men Việt Nam - Đài Loan, dự án Nhà máy Xi-măng Nghi Sơn. Tuy nhiên, hoạt động thu hút vốn FDI vẫn còn một số hạn chế: tốc độ thu hút vốn chậm, không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh cũng như với nhu cầu huy động vốn nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Các DN có vốn FDI ở trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, vốn đầu tư thấp, các đối tác nước ngoài chủ yếu thuộc khu vực Đông

Bắc Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc).Xác định thu hút vốn FDI là giải pháp quan trọng để thực hiện CNH, HĐH và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư: Hỗ trợ đầu tư phát triển các KCN, đầu tư các hạng mục hạ tầng thiết yếu đến chân hàng rào dự án như: đường giao thông, đường điện, cấp nước; ban hành chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu, tiểu - thủ công nghiệp, du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị... Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế khuyến khích và thu hút đầu tư; tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10-1- 2007 của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan và các phòng chuyên môn. Qua đó đã giảm đáng kể thời gian, thủ tục, chi phí cho DN trong quá trình thực hiện các quy định của Nhà nước. Xây dựng và ban hành Chương trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2010-2015 nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 chỉ số PCI của tỉnh đứng trong tốp 10 của cả nước. Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Qua đó, một số thủ tục hành chính đã được rút ngắn thời gian so với quy định từ 5 đến 7 ngày như: thủ tục thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường... Tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào các KCN như: miễn giảm thuế nhập khẩu, miễn giảm thuế thu nhập DN... Điều này đã tạo thiện cảm và được nhiều nhà đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc... đánh giá cao. Hầu hết các sở, ban, ngành, huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; một số đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý Nhà nước.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 3.1.2.1. Mục tiêu

3.1.2.1.1. Mục tiêu chung: Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động tối đa và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về tốc độ, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá - xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh; phấn đấu đến năm 2015, đạt mức thu nhập bình quân của cả nước, đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh tiên tiến.

3.1.2.1.2. Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011- 2020:

Các chỉ tiêu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 17 - 18%. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2.100 USD.

Giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 3,5%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 22,3%/năm; dịch vụ tăng 16,8%/năm.

Cơ cấu kinh tế năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản 14,4%; công nghiệp - xây dựng 49,7%; dịch vụ 35,9%.

Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách từ 8%/năm trở lên. Sản lượng lương thực đạt 1,6 triệu tấn trở lên.

Giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu năm 2015 đạt 850 triệu USD trở lên, bình quân hàng năm tăng 17% trở lên.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt khoảng 310.000 tỉ đồng.

Các chỉ tiêu xã hội

Giải quyết việc làm trong 5 năm cho trên 300.000 người.

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2015 là 40%. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 55% trở lên vào năm 2015.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 47,8% vào năm 2015.

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 3 - 4% theo chuẩn mới. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là 0,65%.

Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2015 đạt 25%.

Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2015 là 90%. Đến năm 2015, mật độ điện thoại đạt 70 máy/100 dân.

Các chỉ tiêu môi trường

Đến năm 2015, 100% dân số đô thị được dùng nước sạch và 95% dân số nông thôn đợc dùng nước hợp vệ sinh.

100% số cơ sở sản xuất mới có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn; đến năm 2015, 80% số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 52%.

3.1.2.2. Phương hướng

Thứ nhất là triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư, tạo ra sự gắn kết hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN. Tiếp tục mời gọi doanh nghiệp có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các KCN, đô thị; Ưu tiên các dự án đầu tư vào KCN phía Nam nhằm tạo sự phát triển đồng đều và hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu vực trong tỉnh. Thứ hai là chỉ đạo các công ty đầu tư hạ tầng KCN tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp duy trì tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, tạo mặt bằng, hạ tầng tốt, đón bắt cơ hội, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Thứ ba là ưu tiên thu hút dự án đầu tư lớn vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu; xác định những dự án ưu tiên thu hút đầu tư theo hướng tạo lập ngành công nghiệp mũi nhọn với một số nhà sản xuất chính có thương hiệu khu vực và toàn cầu, thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, trước hết là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, sau là vật liệu mới, chế biến công nghệ cao. Đồng thời phải bảo đảm hợp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Thứ tư là thúc đẩy phát triển hạ tầng liên kết như điện, nước, giao thông vận tải, xử lý môi trường… bảo đảm sự phát triển bền vững các KCN.

Từ những định hướng đó, Ban Quản lý các KCN sẽ phối hợp với các ngành chức năng

tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, đón đầu các dự án mới theo hướng công nghệ mới, thị trường mới. Củng cố tổ chức bộ máy, tranh thủ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên; hoàn thiện các quy trình ISO theo hướng cải cách sâu. Rà soát các dự án đầu tư, thu hồi dự án kém hiệu quả, chậm triển khai. Phối hợp và hỗ trợ triển khai các dự án xây dựng nhà ở cho người lao động trong các KCN, vừa tạo việc làm mới, vừa hỗ trợ bảo đảm đời sống và giữ chân người lao động. Phối hợp tăng cường công tác an ninh trật tự xã hội trong và vùng phụ cận KCN góp phần tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 39 - 43)