Thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 27 - 34)

2.2.1. Số lượng, quy mô các KCN

Trong định hướng phát triển, Thanh Hóa đã cho quy hoạch phát triển 5KCN tập trung là: - Khu công nghiệp Lễ Môn

- Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Khu công nghiệp Lam Sơn - Khu công nghiệp Đình hương

- Khu công nghiệp Tây Nam Thanh Hóa

Ban quản lí khu công nghiệp Thanh Hóa 5A Hạc Thành, TP Thanh Hóa, Thanh Hóa

KCN Bỉm Sơn TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa

KCN Lễ Môn TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa

KCN Tây Bắc Ga TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa

KCN Đình Hương TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa

KCN Lam Sơn H.Thọ Xuân, Thanh Hóa

Khu công nghiệp Lễ Môn: Đây là khu công nghiệp tập trung lớn của tỉnh nằm cách Thành

phố Thanh hóa 5 km về phía đông, cạnh quốc lộ 47 nối liền Thành phố Thanh hóa với thị xã Sầm sơn, diện tích quy hoạch 87 ha. Khu công nghiệp Lễ môn đã được đầu tư cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, đảm bảo cung cấp: Điện, nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Đến nay đã có trên 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 700 tỉ đồng, trong đó 14 doanh nghiệp đã xây dựng xong với số vốn đầu tư

gần 500 tỉ đồng, đang đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản, Công ty TNHH Tân Thành, Công ty sữa MILAS…

Tại khu công nghiệp Lễ Môn khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ cao, chế tạo và gia công từ nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da; chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.

KCN Lễ Môn có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật tiện ích trong và ngoài cơ bản hoàn thiện. Ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN chủ yếu là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giầy da xuất khẩu, chế biến nông - lâm - thủy sản, chế tạo lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông, sản xuất phần mềm, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư, đi vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như: Công ty Yotsuba của Nhật Bản, Công ty Đông Lượng Việt Nam của Đài Loan; Công ty Sakurai Việt Nam và một số công ty nước ngoài, thu hút hàng vạn lao động có việc làm...

Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga:

Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga có diện tích 150 ha, nằm ở phía bắc thành phố Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố 2km, cách cảng Lễ Môn 7 km, cách ga đường sắt Bắc nam 3 km.

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư là: sản xuất lắp ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ; chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ.

Khu công nghiệp Tây Bắc Ga - khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được đầu tư bằng phương thức "đổi đất lấy công trình", đồng thời cũng là khu công nghiệp đầu tiên trong tỉnh xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khu công nghiệp Tây Bắc Ga do thành phố Thanh Hóa làm chủ đầu tư nhưng do Công ty TNHH Bình Minh (thành phố Vũng Tàu) đầu tư, với tổng số vốn hơn 135 tỷ đồng.

Khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 78ha được phân thành 6 phân khu: khu dành cho sản xuất, lắp ráp cơ khí; chế biến rau quả, thực phẩm; sản xuất đồ nhựa, đồ gia dụng; sản xuất bao bì, giấy; sản xuất các sản phẩm sứ, thuỷ tinh; khu trung tâm dịch vụ, điều

hành.

Là khu công nghiệp (KCN) non trẻ, nhưng hiện nay kết quả thu hút đầu tư ở đây đang vượt xa mong đợi và dự tính ban đầu. Thời điểm năm 2004, khi mới bắt đầu khởi công xây dựng đã có gần 40 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký thuê đất đầu tư cơ sở sản xuất. Đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quy hoạch; nhiều doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sau khi cơ bản hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, Dự án KCN Tây Bắc Ga đã được điều chỉnh lại theo hướng mở rộng diện tích. Với việc điều chỉnh, mở rộng diện tích KCN cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích của địa phương đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Với cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, toàn bộ diện tích theo quy hoạch gần như đã kín chỗ. Trong điều kiện sản xuất và hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, KCN Tây Bắc Ga đang đứng trước rất nhiều thuận lợi, đằng sau đó là triển vọng tốt đẹp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TPTH.

Khu công nghiệp Bỉm Sơn:

Khu công nghiệp Bỉm sơn có diện tích 700 ha, nằm ở phía bắc của tỉnh, cách

1A và đường sắt Bắc nam, cách Hà nội 110 km và cách cảng biển Nghi sơn 75 km, có hệ thống nhà ga rất thuận tiện cho việc tập kết và trung chuyển hàng hóa. Cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác… đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện tại đã có nhà máy xi măng Bỉm sơn đang hoàn thiện dây chuyền 2 để đưa công suất nhà máy lên 4 triệu tấn/ năm; nhà máy ô tô VEAM công suất 33.000 xe ô tô các loại/năm với số vốn đầu tư trên 417 tỉ đồng đang được hoàn thiện đưa vào sản xuất...

Với ưu thế về diện tích, lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng, ưu tiên kêu gọi vào khu công nghiệp Bỉm sơn các dự án: Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn, gạch ngói, cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, hàng may mặc…

Khu công nghiệp Lam sơn:

Thuộc huyện Thọ xuân, nằm phía Tây của tỉnh, cách thành phố Thanh Hoá 40 km, cạnh quốc lộ 15A, đường Hồ Chí Minh, gần sân bay Sao Vàng. Diện tích quy hoạch trên 1.000 ha, hiện nay đã hình thành trên quy mô 300 ha với các nhà máy đường Lam Sơn công suất 6.000 tấn mía/ngày, nhà máy giấy Mục Sơn công suất 10 ngàn tấn/năm, nhà máy sản xuất phân bón vi sinh có công suất 80.000 tấn/năm và nhiều xí nghiệp khác đang hoạt động.

Các dự án khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp là mía đường và các sản phẩm sau đường; giấy, bột giấy; chế biến lâm sản, thực phẩm; cơ khí chế tạo, lắp ráp; phân bón, hoá chất

2.2.2. Tình hình triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng

Tổng hợp nhu cầu vốn các dự án hạ tầng thiết yếu các KCN đến năm 2010

Các KCN Năng lực

thiết kết Thời gianKC-HT Tổng mứcđầu tư hoặc DT duyệt được

Đã đầu tư Vốn còn

thiếu Dự kiến vốn cân đối cònthiếu

NS tỉnh TW hỗ trợ KCN Bỉm Sơn 540 ha 2008- 2010 200,000 15,000 185,000 35,000 KCN Lam Sơn 200 ha 2008-2010 150,000 150,000 30,000 KCN Đình Hương 121 ha 2008-2010 100,000 100,000 2.2.3. Tình hình cho thuê đất

Khu Công nghiệp (KCN) Lễ Môn được tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng diện tích 87,61 ha, nằm ở phía đông TP Thanh Hóa. Qua hơn 10 năm hoạt động, KCN Lễ Môn thu hút được 30 dự án, lấp kín gần 100% diện tích đất. Một số doanh nghiệp (DN) trong KCN đã sớm ổn định sản xuất, kinh doanh, thu hút đáng kể lao động vào làm việc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 6 dự án trong tình trạng bỏ trống, với tổng diện tích đất thuê lại của KCN Lễ Môn là 106.817,5m2 (10,69 ha), gây lãng phí đất rất lớn.

qua kiểm tra thực tế tại 6 doanh nghiệp về việc quản lý, sử dụng đất của các DN, dự án được Nhà nước cho thuê đất tại KCN Lễ Môn gần đây nhất (tháng 11-2008) thì cả 6 đơn vị đều chậm tiến độ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thuận Thiên, Công ty CP Công nghệ cao RUBY; Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, Công ty Thủy tinh pha lê Việt Ý, Công ty Cao su Thanh Hóa, Công ty CP Lilama5, đều vi phạm khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003. Trong 6 đơn vị được kiểm tra chỉ có 2 đơn vị thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai là Công ty TNHH Thuận Thiên và Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, còn lại 4 đơn vị tính đến thời điểm kiểm tra đã nợ tiền thuê lại đất của Công ty Phát triển và Kỹ thuật hạ tầng các KCN (PT&KTHTCKCN) lên đến trên 1 tỷ đồng; 2 đơn vị đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của giấy chứng nhận đầu tư là Công ty TNHH Thuận Thiên (có văn bản trả lại đất cho Nhà nước) và Công ty CP Công nghệ cao RUBY (được Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn cho lập lại thủ tục đầu tư). Trong 3 đơn vị mới thực hiện xong giai đoạn I của dự án, chưa đầu tư tiếp theo như Công ty Thủy tinh Pha lê Việt Ý; Công ty Cao su Thanh Hóa; Công ty CP Lilama5, có 2 đơn vị sử dụng đất không hiệu quả (Công ty Thủy tinh Pha lê Việt Ý và Công ty CP Lilama5). Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên của các doanh nghiệp một phần do Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn không thường xuyên kiểm tra việc thực hiện đầu tư dự án của các đơn vị tại KCN Lễ Môn để sai phạm kéo dài, không xử lý kịp thời. Khi đã phát hiện ra sai phạm lại không xử lý theo thẩm quyền.

khu công nghiệp Tây Bắc Ga có rất nhiều doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh đến đăng ký thuê đất tại khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, nhưng đã hết đầt cho thuê.

2.2.4. Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư

KCN Lễ Môn hiện nay đã thu hút được 27 dự án đầu tư (22 dự án trong nước, 5 dự án đầu tư nước ngoài). Tổng vốn đăng kí 856 tỷ đồng và 7 triệu USD, tổng diện tích thuê đất 70,3/87,61 ha( đạt 80,24%) là một trong những KCN có tỉ lệ lấp đầy diện tích cho thuê cao, đem lại hiệu quả đầu tư. Nhìn chung, với quyết tam của tỉnh trong định hướng chiến lược xây dựng các KCN tập trung, sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, việc phát triển các KCN tập trung ở Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh

KCN Bỉm Sơn: mặc dù đã có quy hoạch, xong do chưa có điều kiện đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật một cách đầy đủ, nên chỉ hiện có khoảng 10 doanh nghiệp đã và đang đầu tư sản xuất, trong đó đáng chú ý có 2 dự án lớn là dự án Nhà máy sản xuấ và lắp ráp xe ô tô VEAM với tổng mức đầu tư 600 tỉ đồng, công suất 33.000 xe/năm đã đầu tư xong phần nhà xưởng, quý III/2008 đi vào sản xuất. dây chuyền 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn công suất 2 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư trên 4000 tỉ đồng

KCN Đình Hương- Tây Bắc ga:

Với điều kiện vị trí địa lí thuận lợi, nằm trong thành phố Thanh hóa, nên ngay trong quá trình xây dựng đã có các doanh nghiệp xin thuê đất đầu tư nhà máy sản xuất kinh doanh. Đến nay, đã lấp đầ diện tích đất cho thuê với số doanh nghiệp đăng kí thuê đất 106, trong đó 69 doanh nghiệp đã được cấp CCQH, 45 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất.

2.2.5. Phát triển của doanh nghiệp trong KCN

Tại Khu công nghiệp Tây - Bắc Ga (TP.Thanh Hóa), nhà máy sản xuất chíp cộng hưởng Thạch Anh cao cấp đầu tiên tại Việt Nam đã khánh thành và chính thức đi vào hoạt độngNhà máy do công ty TNHH xây dựng và sản xuất VLXD Bình Minh làm chủ đầu tư, vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 20 triệu USD với trang thiết bị máy móc được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản cùng đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên nghiệp tại các nước tiên tiến. Sau 2 năm xây dựng, đến nay công ty điện tử Bình Minh đang tiến hành sản xuất và xuất sang thị trường Hàn Quốc lô hàng đầu tiên gần 10 nghìn sản phẩm chíp điện tử Thạch Anh. Tất cả các sản phẩm này đều có sự hợp tác chặt chẽ của công ty điện tử SHíNUNG- KORE thương hiệu hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm 40 năm trong lĩnh vực sản xuất chíp điện tử.

Với những sản phẩm điện tử “Made in Việt Nam” chất lượng cao này, công ty điện tử Bình Minh sẽ góp phần làm giảm giá thành thiết bị điện tử trong nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2015, công ty sẽ đạt công xuất 60 triệu sản phẩm chíp điện Thạch Anh cao cấp mỗi năm.

Tính đến tháng 3-2010, tổng số các doanh nghiệp đã được chấp nhận địa điểm và đang đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh tại KCN là 95 doanh nghiệp,trong đó có 75 doanh nghiệp đã xây dựng nhà xưởng và đang đi vào sản xuất, kinh doanh. Tổng vốn đầu tư thực hiện đến hết 2009 là 114,2 tỷ đồng đạt 68%. Hầu hết các dự án đăng kí vào KCN Tây Bắc Ga có tổng vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng, do đó koong phải làm thủ tục đăng kí đầu tư.

2.2.6. Tình hình sử dụng lao động trong KCN

Từ khi KCN Tây Bắc Ga được xây dựng đến nay,lực lượng lao động địa phương đông đảo là lao động nông nghiệp có nhiều cơ hội được tiếp xúc với đời sống công nghiệp được đào tạo tay nghề, có thu nhập và việc làm ổn định. Hiện KCN có 1.753 lao động

Tuy nhiên Do thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu các giải pháp và chương trình khả thi có tính liên ngành nên tỉnh Thanh Hoá chưa có tác động tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu lao động đã qua đào tạo, phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Hiện nay, Thanh hoá có hơn 80% lao động chưa qua đào tạo, số lao động trong nông nghiệp lớn mà tỷ lệ thời gian lao động chỉ đạt 69,59%. Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm ( 8,79%). Điều này thể hiện cơ cấu lao động chuyển đổi chậm. Lực lượng lao động và cán bộ có tay nghề trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao và ở những ngành nghề mũi nhọn, cần thiết cho khai thác, phát triển tiềm năng của địa phương còn quá thiếu, so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ thất nghiệp cao năm 2000 là 6,63%( toàn quốc 6,34%). Chưa thu hút được những chuyên gia giỏi trong và ngoài tỉnh.

2.2.7. Vấn đề môi trường

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) luôn được chính quyền các cấp và các ngành chức năng của tỉnh quan tâm quản lý và kiểm tra nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, thậm chí có nơi tình hình ô nhiễm mỗi truờng đã đến mức báo động ! Riêng KCN Lễ Môn có 19 dự án đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng đến nay còn có 13 dự án chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải.

Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở đây chủ yếu là bụi, nước thải, khí thải, tiếng ồn. KCN Đình Hương có 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau; một số cơ sở đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng chưa hoàn chỉnh, rác thải, nước

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w