Tác động của các KCN đến phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 34 - 36)

2.4.1. Tăng trưởng kinh tế

Những ngày đầu bắt tay vào xây dựng các khu công nghiệp (KCN) nhiều người còn mơ hồ, chưa định hình rõ một KCN như thế nào, một tỉnh công nghiệp sẽ ra sao? tư duy sản xuất nông nghiệp vẫn còn trĩu nặng. Nhưng với khát vọng vươn lên, lãnh đạo tỉnh cùng với cả

triệu người dân Thanh Hóa chung sức, đồng lòng, từng bước hiện thực hóa ước mơ phát triển công nghiệp, tăng trưởng kinh tế.

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhanh việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tập trung phát triển và đưa kinh tế ven biển trở thành "đầu tàu kinh tế". Tỉnh lựa chọn những ngành nghề trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, đồng thời quan tâm phát triển các ngành tổng hợp khác như dịch vụ, thủy sản...

Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vùng ven biển khoảng 29%/năm, trong đó cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, xây dựng đạt 63,4%, dịch vụ đạt 28,3%. Thanh Hóa cũng xác định đây là vùng phát triển kinh tế nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả tỉnh, đạt 2.700 USD/người/năm (cả tỉnh đạt 2.100 USD/người/năm). Tỉnh phấn đấu xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành Khu kinh tế ven biển lớn nhất Bắc miền Trung...

Tỉnh tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế, tạo bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng như: công nghiệp lọc hóa dầu, luyện cán thép, cơ khí đóng tàu, nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, chế biến thủy sản. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, phấn đấu đến năm 2015 lấp đầy 60% diện tích đất công nghiệp của Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu công nghiệp Hoằng Long (Hoằng Hóa). Trước mắt, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa công suất của các cơ sở sản xuất hiện có như nhà máy ô tô Vinaxuki, các nhà máy xi măng; cải tạo, mở rộng các nhà máy chế biến thủy sản Lễ Môn và các cơ sở chế biến ở Lạch Bạng, Lạch Hới và Lạch Trường. Tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện để sớm đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp lớn như: Thép Pomido, Thép Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 1 và 2, dây chuyền 2 nhà máy xi măng Công Thanh; xúc tiến đầu tư xây dựng các dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy bê tông atphan, bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, sản xuất tấm lợp trong Khu kinh tế Nghi Sơn. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhất là chiếu cói, và các sản phẩm từ cói, mây tre đan, thêu ren, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức...

Cùng với phát triển công nghiệp, Thanh Hóa tập trung phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, hàng hải, vận tải biển và du lịch. Tỉnh cũng ưu tiên phát triển nhanh và đa dạng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị, điểm bán lẻ tại thị xã Sầm Sơn, các thị trấn, đô thị huyện lỵ khác trong vùng; phát triển các công trình thương mại quy mô lớn, hiện đại tại Khu kinh tế Nghi Sơn gắn với khu phi thuế quan, kho trung chuyển hàng hóa nhằm phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa lớn của khu vực. Thanh Hóa xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng cá gắn với hình thành các đô thị nghề cá tại cửa Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép và Lạch Bạng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12,3% (cả nước khoảng 6%), tuy thấp hơn kế hoạch (14,5%) và cùng kỳ năm trước (13,7%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong điều kiện có nhiều khó khăn

2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản trong GDP chiếm 23,7%, giảm 0,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,9%, tăng 0,5%; dịch vụ chiếm 34,4%, tương đương cùng kỳ.

Các ngành dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 31.785 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại khá sôi động, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa; công tác quản lý thị trường được tăng cường; tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, gian lận thương mại..., nên giá cả hàng hóa được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng giảm dần so với các tháng đầu năm và thấp hơn bình quân cả nước

2.4.3. Lao động và việc làm

Tỉnh Thanh hóa có nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm ổn định đặc biệt là ở khu vực nông thôn, việc thu hút một lực lượng lớn lao động vào các KCN, trong đó có một phàn đáng kể lao động nông thôn dư thừa là một đóng góp lớn về mặt xã hội của các KCN Lực lượng lao động trong khu công nghiệp gia tăng cùng với sự gia tăng của các khu công nghiệp trong tỉnh và các dự án hoạt động trong khu công nghiệp.

Khu công nghiệp là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. do đố khu công nghiệp góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Thanh Hóa để hình thành đội ngũ lao dộng của nền công nghiệp hiện đại

2.4.4. Đóng góp ngân sách nhà nước

Trong quá trình phát triển, các KCN của tỉnh đã có nhiều đóng góp quan trọng trong những thành tựu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam các số liệu thống kê cho thấy

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp, tìm ra nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w