So sánh xét nghiệm trực khuẩn Gram dương trước và sau điều trị

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ađ và hiệu quả của fluomizin trong điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 54 - 110)

K t lun ếậ

3.2.2.4.So sánh xét nghiệm trực khuẩn Gram dương trước và sau điều trị

Bảng 3.14: So sánh xét nghiệm Trực khuẩn Gram dương trước và sau điều trị

Trực khuẩn Gram dương

Trước điều trị Sau điều trị p

n % n % 1+ 57 54,81 54 51,92% p > 0,05 2+ 31 29,81 35 33,65% 3+ 0 0 1 0,96 Âm tính 16 15,38 14 13,46 Tổng sè 104 100 104 100 Nhận xét:

Trước điều trị, có 88 trường hợp có TK Gram dương, sau điều trị có 89 trường hợp. Sự khác biệt về tỷ lệ trực khuẩn Gram dương trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê.

3.2.2.5. So sánh xét nghiệm bạch cầu trong AĐ

Bảng 3.15: So sánh xét nghiệm bạch cầu trước và sau điều trị

Trước điều trị Sau điều trị

n % n % Bạch cầu 1+ 69 66,35 84 80,77 p > 0,05 Bạch cầu 2+ 33 31,73 18 17,31 Không có bạch cầu 2 1,92 2 1,92 Tổng sè 104 100 104 100 Nhận xét:

Tỷ lệ có bạch cầu trong AĐ khá cao: 98,08% trước điều trị và giảm không nhiều, còn 80,77 % sau điều trị. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

3.3. Hiệu quả điều trị

3.3.1. Hiệu quả điều trị chung

Hiệu quả điều trị Số lượng % Khái 51 49,04 Đỡ 40 38,46 Thất bại 13 12,50 Tổng sè 104 100 Nhận xét:

Trong sè 104 đối tượng nghiên cứu, khỏi và đỡ là 91 trường hợp, chiếm 87,50%. Thất bại là 13 trường hợp, chiếm tỷ lệ 12,5%.

3.3.2. Hiệu quả điều trị theo các bệnh viêm AĐ

Bảng 3.17: Phân tích hiệu quả điều trị theo các bệnh VAĐ

Hiệu quả VAĐ do nấm Bacterial vaginosis VAĐ do tạp khuẩn VAĐ do nguyên nhân kết hợp p S L % S L % S L % S L % Khái 16 66,66 10 71,42 18 40,00 7 33,33 p < 0,005 Đỡ 4 16,67 0 0 23 51,00 13 61,90 Thất bại 4 16,67 4 28,58 4 9,00 1 4,77 Tổng sè 24 100 14 100 45 100 21 100 Nhận xét:

Đối với VAĐ do nấm Candia đơn thuần, tổng số 24 phụ nữ, có 16 trường hợp khái (66,66%), 4 trường hợp đỡ (16,67%) và 4 trường hợp thất bại (16,67%). Tỷ lệ khỏi và đỡ là 83,33%.

Có 14 phụ nữ mắc B. vaginosis, 10 người khỏi (71,42%), và 4 người thất bại (28,58%). Tỷ lệ khỏi là 71,42%.

Đối với VAĐ do tạp khuẩn, tổng số có 45 phụ nữ, trong đó 18 người khái (40%), 23 người đỡ (51%) và 4 người thất bại (9%). Tỷ lệ khỏi và đỡ là 91,11%.

Trong tổng số 21 phụ nữ VAĐ do nguyên nhân kết hợp nấm candida và BV hoặc nấm candida và tạp khuẩn, có 7 trường hợp khỏi chiếm 33,33%, 13 trường hợp đỡ chiếm 61,90% và 1 trường hợp thất bại chiếm 4,76%. Tỷ lệ khỏi và đỡ là 95,23%.

Trong tổng số 51 trường hợp khỏi của nghiên cứu thì 16 trường hợp là VAĐ do nấm dơn thuần chiếm 32%, 10 trường hợp B. vaginosis chiếm 19,6%, 18 trường hợp VAĐ do tạp khuẩn chiếm 35,29% và 7 trường hợp VAĐ kết hợp chiếm 13,71%.

Trong sè 40 trường hợp được xác định là đỡ thì 4 trường hợp là VAĐ do nấm đơn thuần (10%), 23 trường hợp do tạp khuẩn (57,5%) và 13 trường hợp do nguyên nhân kết hợp (32,5%).

Có 13 trường hợp được xác định là thất bại trong nghiên cứu, trong đó có 4 trường hợp VAĐ do nấm chiếm 30,77%, 4 trường hợp do BV chiếm 30,77%, 4 trường hợp do tạp khuẩn chiếm 30,77% và 1 trường hợp do nguyên nhân kết hợp chiếm 7,69%.

Hiệu quả điều trị theo các bệnh VAĐ là rất có ý nghĩa, với p < 0,005.

3.3.3. Hiệu quả điều trị tách rời từng nguyên nhân gây bệnh

Bảng 3.18: Phân tích hiệu quả điều trị tách rời từng nguyên nhân gây bệnh

Kết quả Nấm Bacterial vaginosis Tạp khuẩn

n % n % n %

Đỡ 18 40,00 2 12,50 35 54,75

Thất bại 4 9,00 4 25,00 4 6,25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng sè 45 100 16 100 64 100

Nhận xét:

Bảng này phân tích VAĐ do các tác nhân tách rời nhau. Vì có một số đối tượng nghiên cứu bị VAĐ do hai tác nhân kết hợp, nên khi tách rời, tổng số các trường hợp trong bảng này lớn hơn 104.

Có 45 trường hợp xét nghiệm có nấm trong AĐ, thì 23 trường hợp khỏi chiếm 51%, 18 trường hợp đỡ chiếm 40% và 4 trường hợp thất bại chiếm 9%. Tỷ lệ khỏi và đỡ là 91%. Kết quả này cao hơn so với kết quả phân tích theo các bệnh VAĐ nhưng không có ý nghĩa thống kê (Bảng 15)

Trong 16 trường hợp chẩn đoán là BV thì 10 trường hợp khỏi chiếm 62,5%, 2 trường hợp đỡ chiếm 12,5% và 4 trường hợp thất bại chiếm 25%. Tỷ lệ khỏi và đỡ là 75%. Kết quả này cũng cao hơn kết quả phân tích ở bảng 15 nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Có 64 trường hợp xét nghiệm có tạp khuẩn thì 25 trường hợp khỏi chiếm 39%, 35 trường hợp đỡ chiếm 54,75% và 4 trường hợp thất bại chiếm 6,25%. Tỷ lệ khỏi và đỡ là 93,75%. Tỷ lệ này hơi thấp hơn so với kết quả phân tích ở bảng 15 nhưng không có ý nghĩa thống kê.

3.4. Chấp nhận thuốc

3.4.1. Hướng dẫn sử dụng thuốc

Biểu đồ 3.9: Nhận xét của bệnh nhân về hướng dẫn sử dụng thuốc Nhận xét:

Có 51 bệnh nhân thấy cách hướng dẫn sử dụng thuốc là dễ và rất dễ chiếm 49,04%. Có 45 bệnh nhân thấy cách hướng dẫn sử thuốc là bình thường chiếm 43,27%. Chỉ có 8 bệnh nhân thấy hướng dẫn sử dụng thuốc là khó và rất khó chiếm 7,69%. Tỷ lệ bệnh nhân thấy hướng dẫn sử dụng thuốc là chấp nhận được là 92,31%.

3.4.2. Cách sử dụng thuốc

Biểu đồ 3.10: Nhận xét của bệnh nhân về cách sử dụng thuốc Nhận xét:

Chỉ có 5 người (4,8%) cho rằng cách sử dụng thuốc là không tiện lợi. 63 bệnh nhân thấy cách sử dụng thuốc bình thường (60,6%) và 36 bệnh nhân cho là tiện và rất tiện (34,6%).

3.4.3. Thời gian sử dụng thuốc

Biểu đồ 3.11: Nhận xét của bệnh nhân về thời gian sử dụng thuốc so với hiệu quả đạt được

Nhận xét:

Sau điều trị,100% phụ nữ trong nghiên cứu cho rằng thời gian sử dụng thuốc là bình thường và ngắn so với hiệu quả đạt được.

3.4.4. Đánh giá chung

Biểu đồ 3.12: Sự hài lòng của bệnh nhân về điều trị VAĐ bằng Fluomizin. Nhận xét:

Hầu hết bệnh nhân hài lòng sau điều trị chiếm 94,23%. Chỉ có 6 ĐTNC (5,77%) không cảm thấy hài lòng.

3.4.5. Tác dụng phụ

Biểu đồ 3.13: Tác dụng phụ Nhận xét:

Có ba bệnh nhân thấy thuốc có tác dụng phụ là nóng AĐ và nóng rát AĐ nhưng vẫn điều trị hết đợt. Tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng phụ khi điều trị bằng Fluomizin là 2,88%. Nóng AĐ 2,88% Bình thường 97,12% Nóng AĐ Bình thường

Chương 4 Bàn luận

4.1. Bàn luận về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

* Tuổi của ĐTNC và tình trạng hôn nhân

Tất cả phụ nữ trong nghiên cứu của chúng tôi, 104 người, đều ở độ tuổi sinh đẻ và đang có gia đình (Biểu đồ 3.1). Tuổi cao nhất là 49, tuổi thấp nhất là 20. Tuổi trung bình 30,78+0,68. Độ tuổi sinh đẻ là giai đoạn người phụ nữ có đầy đủ hormon sinh dục, có cuộc sống tình dục thường xuyên và có những giai đoạn mang thai, sinh nở. Hầu hết các NKĐSS xảy ra trong lứa tuổi sinh đẻ. Trong nghiên cứu của Gardner và Duke về viêm AĐ năm 1955 ở Huston có 1181 bệnh nhân khám phụ khoa và khám thai, đại đa số là những phụ nữ đang độ tuổi hoạt động tình dục và tiền mãn kinh [46]. Nghiên cứu của Dương Thi Cương năm 1994 về nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới (NKĐSDD), 363 ĐTNC tuổi từ 18 đến 50 [9].

Trong 104 ĐTNC của chúng tôi, đa số tập trung vào nhóm tuổi từ 20 đến 39, là lứa tuổi đang hoạt động tình dục mạnh mẽ và mang thai, sinh nở, chiếm 86,53%, cho nên các bệnh NKĐSS cũng tăng cao trong giai đoạn này. Sự phân bố các nhóm tuổi của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Lê Lam Hương, Cao Ngọc Thành [17] ở thành phố Huế trong một nghiên cứu về NKĐSD dưới ở phụ nữ mang thai, tuổi từ 20-39: 92,86%.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, không có sự liên quan giữa các nhóm tuổi và tỷ lệ khỏi bệnh.

* Nơi cư trú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ ĐTNC cư trú ở thành thị là 59,61% và ở nông thôn là 36,54%. Đa số ĐTNC của chúng tôi đến từ các quận nội thành ,các huyện ngoại thành Hà nội và các tỉnh lân cận Hà nội như Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Thái

Bình, Quảng Ninh... Một sè Ýt bệnh nhân đến từ miền núi (3,85%). (Biểu đồ 3.2).

Đa số ĐTNC là ở Hà nội, chiếm 60,57%, còng là điều dễ hiểu vì Bệnh viện Phụ sản Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, do đời sống kinh tế đã khá hơn, cùng với phương tiện giao thông thuận tiện hơn nên người dân ở các tỉnh xung quanh còng hay lên Hà Nội để khám chữa bệnh hơn. Mặt khác, Bệnh viện Phụ sản trung ương là tuyến cuối, cho nên tâm lý một số bệnh nhân cũng muốn được khám chữa bệnh ở nơi cao nhất.

* Trình độ học vấn và nghề nghiệp

Đa số ĐTNC có trình độ học vÊn từ trung cấp trở lên (68,26%) và làm nghề nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật và văn phòng (biểu đồ 3.3 và 3.4). Do được học hành, có nhận thức tốt hơn và điều kiện kinh tế khá hơn nên những phụ nữ này còng quan tâm đến việc khám chữa bệnh hơn. Không có sự liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp với loại viêm AĐ và kết quả khỏi bệnh.

* Biện pháp tránh thai (BPTT) đang dùng:

Tỷ lệ phụ nữ trong nghiên cứu không dùng BPTT là rất cao, 77,88% (biểu đồ 3.5). Phân tích sâu hơn, có 26 ĐTNC (25%), đã có 2-3 con mà không dùng BPTT nào. Có thể là do nghiên cứu của chúng tôi có số ĐTNC tập trung trong độ tuổi trẻ hơn, có 33,65% phụ nữ chưa có con lần nào và 25,96% phụ nữ có 1 con (tổng cộng 59,61%) (biểu đồ 3.7). Theo suy luận của chúng tôi, nhiều phụ nữ trong số này đang mong con nên không dùng BPTT.

Bao cao su là BPTT có tác dụng phòng STDs và trong một số bệnh viêm AĐ như BV, nó giúp chống tái phát bệnh do ngăn không cho tinh dịch vào AĐ làm thay đổi độ pH. Tỷ lệ phụ nữ trong nghiên cứu dùng bao cao su (12,5%) còn thấp.

* Tình trạng có thai hiện tại

Chúng tôi thu nhận 17 phụ nữ, chiếm 16,35%, hiện đang có thai (Xem phần 3.1.8). Như đã được trình bày ở phần các nghiên cứu về Fluomizin, đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài dùng Fluomizin cho phụ nữ có thai mà không có tác dụng không mong muốn cho thai nghén và sức khỏe thai nhi và sơ sinh. Dequalinum chloride đã được dùng hàng chục năm nay và ước tính có khoảng 1-2,7 triệu phụ nữ có thai dùng thuốc này điều trị mà không có tai biến nào.

Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa có thai và loại hình viêm AĐ hay tỷ lệ khỏi bệnh do số lượng phụ nữ có thai trong nghiên cứu này quá thấp.

* Tiền sử sảy thai và đẻ non

Tỷ lệ đẻ non trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,57%, tỷ lệ sảy thai là 17,31% (Bảng 3.1).

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa VAĐ và đẻ non. Bacterial vaginosis có liên quan đến đẻ non, làm tăng nguy cơ từ 1,5-3 lần. BV trước hoặc trong thời kỳ mang thai có thể tác động đến đáp ứng viêm của màng rụng dẫn đến đẻ non [20], [54], [65], [72] . VAĐ ưa khí gây ra những đáp ứng vật chủ mạnh tại chỗ có nhiều khả năng gây ra đẻ non [42].

Sảy thai, thường liên quan đến bất thường về nhiễm sắc thể, các bệnh toàn thân của mẹ, dị dạng tử cung và nội tiết [24] mà Ýt liên quan hơn với VAĐ.

Ở Mỹ, tỷ lệ đẻ non hay tỷ lệ phần trăm trẻ đẻ < 37 tuần là 12,5%, năm 2004, theo Trung tâm thống kê Y tế Mỹ [74].

Theo nghiên cứu của Trần Thị Chung Chiến [4], tỷ lệ sảy thai 21,5%, nhưng không nhắc gì đến tỷ lệ đẻ non. Theo Nguyễn Việt Hùng, tỷ lệ đẻ non từ 5-10% các trường hợp chuyển dạ đẻ [16].

Tỷ lệ nạo hút thai trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,85% (bảng 3.1). Theo nghiên cứu về NKĐSS của Trần Thị Chung Chiến, tỷ lệ nạo hút thai là 37,4%, trong đó ở thành thị là 48,9% và nông thôn là 31% [4].

Theo Huỳnh Văn Hiếu và cộng sự, NKĐSS chiếm 10,52% các tai biến do nạo hút thai [12] được đưa vào điều trị tại bệnh viện Minh Hải và theo Vũ Thị Nhung, tỷ lệ nhiễm trùng trong số biến chứng của nạo hút thai tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,04% [21].

* Một số tiền sử sản khoa khác:

Tỷ lệ ĐTNC chưa có con là cao, 33,65%. Tỷ lệ có 1 con là 25,96%. Những phụ nữ này nếu không theo dõi, điều trị NKĐSS cẩn thận, có khả năng ảnh hưởng đến khả năng có thai hoặc thai nghén sau này. Đa số ĐTNC có 1-2 con (63,46%). Tỷ lệ có con thứ ba trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,88% (biểu đồ 3.7) .

* Tiền sử VAĐ

Đa số ĐTNC chưa điều trị VAĐ trước lần này, 60,58%. Có 15,38% đã điều trị VAĐ 1 lần. Số điều trị từ 2-3 lần trở lên là 24,03% (bảng 3.2). Không có sự liên quan giữa số lần điều trị VAĐ với các loại hình VAĐ và kết quả điều trị.

4.2. Bàn luận về lâm sàng và cận lâm sàng của viêm AĐ4.2.1. Tỷ lệ các bệnh VAĐ4.2.1. Tỷ lệ các bệnh VAĐ 4.2.1. Tỷ lệ các bệnh VAĐ

Tỷ lệ VAĐ do nấm: 23,08%

Tỷ lệ VAĐ do BV : 13,46%

Tỷ lệ VAĐ do tạp khuẩn: 43,27%

Tỷ lệ VAĐ do nguyên nhân kết hợp: 20,19% (Xem bảng 3.3 và biểu đồ 3.8)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thu nhận được ĐTNC nào có VAĐ do trichomonas. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị

Ngọc Khanh về NKĐSDD năm 2000 tại Hà Nội, trong 602 phụ nữ có thai bị NKĐSDD, không có phụ nữ nào bị nhiễm trichomonas [18]. Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng trên 204 phụ nữ có thai 3 tháng cuối, không có ai nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trichomonas vaginalis [14].

4.2.2. Bàn luận về sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị.

- Các triệu chứng khí hư theo cảm nhận của bệnh nhân cho thấy một sự giảm mạnh tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng sau điều trị có ý nghĩa thống kê (bảng 3.4). Có 34,62% bệnh nhân có khí hư vàng trước điều trị, sau điều trị chỉ còn 3,84%. Trước điều trị có 39,42% bệnh nhân có khí hư như bột, vón cục, sau điều trị chỉ còn 4,81%. Khí hư trắng hoặc trong trước điều trị chỉ có 10,58%, sau điều trị tăng rõ rệt, lên 87,5%.

- Bảng 3.7 cho thấy sự giảm mạnh về tỷ lệ ĐTNC có triệu chứng khí hư qua thăm khám sau điều trị so với trước điều trị với p < 0,001. Khí hư loãng, trắng xám đồng nhất, dính giảm từ 15,38% xuống còn 3,84%. Khí hư vàng giảm từ 32,69% xuống còn 6,73%. Khí hư như bột, vón cục bám chặt vào thành AĐ giảm từ 37,5% xuống còn 3,84%. Khí hư trắng hoặc trong tăng từ 15,38% lên 85,59%.

Các triệu chứng khó chịu, biểu hiện phản ứng kích ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm nhiễm giảm rõ rệt sau điều trị . Trước điều trị có 66 người phàn nàn có ngứa âm hộ, 19 bỏng rát AĐ, 25 giao hợp đau và 2 đái rắt đái buốt. Sau điều trị chỉ còn có 5 người kêu ngứa âm hộ và 1 người bỏng rát AĐ (biểu đồ 3.9 và bảng 3.5).

- Các triệu chứng âm hộ, AĐ và CTC viêm đỏ nói lên mức độ phản ứng viêm của cơ quan sinh dục đối với tình trạng nhiễm trùng. Trước điều trị, phản ứng viêm của các phụ nữ này khá phổ biến, 47 trường hợp viêm đỏ âm hộ và 62 trường hợp CTC - AĐ viêm đỏ. Sau điều trị, do hiệu quả của thuốc, tình trạng phản ứng viêm giảm mạnh có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001), chỉ

còn 3 trường hợp viêm đỏ âm hộ và 10 trường hợp viêm đỏ CTC- AĐ (bảng 3.6 và bảng 3.8).

Sự thuyên giảm mạnh mẽ của các triệu chứng VAĐ sau điều trị cho thấy hiệu quả rất tốt của thuốc trong việc loại bỏ các triệu chứng khó chịu cho

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ađ và hiệu quả của fluomizin trong điều trị tại bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 54 - 110)