Xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây làm men rượu tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học (sinh thái) một số cây chủ yếu trong thành phần men rượu của đồng bào các dân tộc tỉnh hà giang (Trang 80 - 87)

rƣợu tại khu vực nghiên cứu

Trong quá trình sản xuất rượu truyền thống mang tính kinh nghiệm từ đời cha ông truyền lại, người dân địa phương đã có rất nhiều kinh nghiệm thu hái các loài cây mọc trong tự nhiên. Nhưng việc gây trồng và bảo tồn các nguồn giống của các loài cây làm men lá chưa được chú ý đúng mức. Vì vậy nhiều loài cây trước đây sẵn có nhưng nay đã trở nên khan hiếm, các loài đó gồm các loài cây cần được ưu tiên bảo tồn (như đã trình bầy ở phần 4.1.4). Trước thực trạng đó nhằm phát triển và bảo tồn các loài cây làm men lá chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

- Gây trồng các loài cây hiện còn số lượng ít và khả tái sinh kém ngay tại vùng phân bố tự nhiên của chúng như các loài cây chính trong thành phần chính làm bánh men lá. Để duy trì và phát triển các loài cây đang và sẽ bị suy kiệt, do sự khai thác quá mức hiện nay.

- Người dân tại khu vực nghiên cứu đẫ có một số kinh nghiệm trồng các loài cây làm men lá, nên động viên khuyến khích mở rộng diện tích trồng, phổ biến cho nhiều người có cùng sở thích và nhu cầu sử dụng cây làm men các

kinh nghiệm: chọn cây trồng phù hợp với đất đai. Chọn các loài cây trồng chính cũng như những kinh nghiệm về phương thức gây trồng, thời vụ gieo, chăm sóc, thời vụ thu hoặch thích hợp nhất và cách bảo quản sau thu hoặch để sử dụng được lâu dài. Quan trọng nhất là duy trì bảo quản được các loài giống tốt cho gây trồng lâu dài về sau.

- Thông qua các cuộc tập huấn, hướng dẫn cho người dân các đặc điểm hình thái, sinh thái của các loài cây men để mọi người có khả năng nhận biết, gây trồng các loài cây làm men cần thiết.

- Xây dựng các vườn ươm gây trồng và bảo tồn các cây có thể sử dụng làm men thông thường và những loài đang trở nên hiếm tro tự nhiên.

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua điều tra và phân tích thành phần, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và chi thức bản địa của cộng đồng các dân tộc khu vực nghiên cứu đề tài tại tỉnh Hà Giang, trong việc sử dụng một số loài cây sản xuất men rượu. Chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

5.1.1 Thành phần loài cây sử dụng để sản xuất men rượu

- Các bộ phận cây được sử dụng làm men chủ yếu tập trung nhất là lá và thân cây chiếm 68%. 32/54 (59,26%) loài thực vật có các loài cây được người

dân sử dụng là các loài có chứa tinh dầu thơm.

- Các loài cây làm bánh men rượu qua điều tra có số lượng lớn, phong phú về dạng sống và chủng loại cây, số lượng đều tra được: Trong thành phần các cây làm men chủ yếu là các loài cây bụi, thảm tươi và dây leo. Các cây làm men gồm 54 loài trong 47 chi của 26 họ thực vật bậc cao.

- Các loài chính gồm: Riềng rừng-Alpinia sp, Đồng tiền dại-Gerbera

piloselloides (L.) Cass., Cúc hoa xoắn-Inula cappa (Buch-Ham. ex D.

Don)DC., Thuỷ ma-Pilea sp, Lá men-Uvaria calamistrata Hance., Lá men trung quốc-Mosla chinensis Maxim, Cây men-Mosla dianthera (Buch-Ham.) Maxim., Thiên niên kiện-Homalomena occulta (Lour.) Schott, Kê chân vịt-

Panicum miliaceum L., Thảo quả-Amomum aromaticum Roxb., Với thành

phần cây chính (không thể thiếu được).

- Công dụng của các loài cây trong thành phần bánh men ảnh hưởng tới chất lượng rượu gồm 5 nhóm chính.

Tăng nồng độ, kích thích lên men có 12 loài. Làm êm rượu, giảm sốc 10 loài.

Làm êm dịu rượu 16 loài. Giảm độc tố trong rượu 8 loài.

Làm thơm rượu 5 loài.

Giữ ấm để kích thích lên men 3 loài.

- Một số loài cây đã được gây trồng sử dụng làm men lá và sử dụng cho các nhu cầu cuộc sống như các loài: Cây men (Mosla dianthera (Buch-Ham.) Maxim.), Riềng-Alpinia officinarum Hance, Ớt chỉ thiên-Capsium frutescens

L . Thuỷ ma-Pilea sp, Lá men trung quốc-Mosla chinensis Maxim, Kê chân

vịt-Panicum miliaceum L., Gừng-Zingibert officinal Rosc, Rau răm-

Persicaria odorata Lour., Trầu không-Piper betle L.

- Các loài cây được sử dụng nhiều trong chế biến bánh men lá tại khu vực nghiên cứu (mức độ sử dụng phổ biến) gồm 10 loài cây chính: Thảo quả-

Amomum aromaticum Roxb., Lá men-Uvaria calamistrata Hance., Cây men-

Mosla dianthera (Buch-Ham.) Maxim., Cúc hoa xoắn-Inula cappa (Buch-

Ham. ex D. Don)DC., Cúc đồng tiền dại-Gerbera piloselloides (L.) Cass., lá men trung quốc-Mosla chinensis Maxim, Riềng-Alpinia officinarum Hance, Thuỷ ma-Pilea sp, Panicum miliaceum L-Kê chân vịt, Thiên niên kiện-

Homalomena occulta (Lour.) Schott,.

- Các loài cây cần ưu tiên bảo vệ và phát triển do mức độ còn lại rất ít gồm các loài: Lá men-Uvaria calamistrata Hance ; Thiên niên kiện

(Homalomena occulta); Cây men-Mosla dianthera (Buch-Ham.) Maxim.;

Đồng tiền dại-Gerbera piloselloides (L.) Cass.; Thuỷ ma-Pilea sp; Chân chim-Schefflera octophylla Lour; Xuyên tiêu- Zanthoxylum nitidum (Rosb.) DC., Dần toòng (Giảo cổ lam)-Gostemma peltaphylla (thunb.) Makino, Cây Giổi xương-Pramicheria baillonii (Pierre) Hu (Michelia baillnii..., Cây Thuỷ xương bồ-Acorus macrospadiceus (Yam.) F. N. Wei & Y.K.Li.

5.1.2. Đặc điểm sinh vật học

- Các loài cây làm bánh men lá đều có phân bố ngoài hoang dã, một số

loài cây đã trở nên khan hiếm do chúng có những đặc điểm rễ nhận biết và rễ thu hái

- Các loài cây làm men hầu hết là là những cây sống lâu năm, nhiều loài các bộ phận trong thân thường chứa nhiều tinh dầu thơm.

- Các loài cây thường là những cây thường xanh, có chu kỳ vật hậu ổn định và diễn biến phụ thuộc diễn biến của thời tiết.

5.1.3 Đặc điểm sinh cảnh của các loài thực vật có khả năng chế biến thành men rượu tại các vùng sinh thái khác nhau thành men rượu tại các vùng sinh thái khác nhau

- Đặc điểm sinh thái của mỗi loài cây vô cùng phong phú, vì chúng phân bố ở nhưng độ cao, trạng thái rừng, điều kiện lập địa,... khác nhau. Tại khu vực nghiên cứu các loài cây làm men sống trong 5 dạng sinh cảnh khác nhau: Nương bãi, khe ẩm, vườn, Trảng cỏ cây bụi và rừng thứ sinh. Tập trung chủ yếu ở rừng thứ sinh, các trảng cỏ cây bụi.

- Các loài cây làm men phân bố giảm dần theo độ cao của địa hình, càng lên cao số lượng loài càng giảm. từ 120 cây/ha ở độ cao 150m-350m, xuống < 100 ở độ cao> 1000m. Chỉ có hai loài cây mọc phổ biến ở mọi độ cao như Thóc lép lá lượn và cúc hoa xoắn.

- Địa bàn nghiên cứu các loài cây chính làm men rượu có độ dốc 5-550. Chủ yếu là đất Feralis màu xám vàng tới nâu vàng phát triển trên đá mẹ granite, đá vôi cổ.

- Các loài cây làm bánh men xuất hiện ở nhiều trạng thái rừng khác nhau, mật độ tái sinh thấp trừ loài Cúc hoa xoắn và thóc lép lượn.

5.2 Kiến nghị

- Các loài cây làm bánh men có phân bố rộng khắp trong khu vực nghiên cứu, tuy nhiên đề tài mới điều tra trong một vùng sinh thái nhỏ của một tỉnh vùng phía Bắc, cần mở rộng điều tra ra các vùng sinh thái khác trong toàn tỉnh để có thể thống kê đầy đủ và phong phú thêm các loài cây làm men lá.

- Cần tiến hành gây trồng những loài cây hiện còn số lượng ít và khả tái sinh kém ngay tại vùng phân bố tự nhiên của chúng như các loài cây chính trong thành phần chính làm bánh men lá.

Mục Lục

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

CHƢƠNG I:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 4

1.1. Cơ sở khoa học ... 4

Việt Nam. ... 4

1.2. Những nghiên cứu về sản xuât men rượu trên thế giới và Việt Nam. ... 5

1.2.1. Những nghiên cứu về men rƣợu trên thế giới ... 5

1.2.1.3. Bản chất sinh hóa của quá trình lên men rượu ... 7

1.2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lên men rượu ... 7

1.2.1.5. Nguyên liệu trong sản xuất rượu truyền thống... 8

1.2.2. Những nghiên cứu về men rƣợu ở Việt Nam ... 10

1.3. Những nghiên cứu về kiến thức bản địa ... 19

1.3.1. Tri thức bản địa và những đặc điểm chung ... 19

1.3.2. Những nghiên cứu và áp dụng công nghệ vào sản xuất bánh men tại CHƢƠNG II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 22

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 22

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 22

2.1 Đối tƣợng ... 22

2.2 Phạm vi nghiên cứu ... 22

2.3. Nội dung nghiên cứu ... 22

2.3.1 Xác định tập đoàn cây men rƣợu tại khu vực nghiên cứu ... 22

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểmhình thái của các loài cây chính cây làm men rƣợu tại các khu vực nghiên cứu ... 23

2.3.3. Đặc điểm sinh cảnh của các loài cây chính làm men rƣợu ... 23

2.3.4. Đề xuất giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây làm men rƣợu tại khu vực nghiên cứu ... 23

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 23

2.4.1. Phƣơng pháp luận. Các loài cây làm men rượu là một thành phần ... 23

2.4.2. Các phƣơng pháp tiến hành ... 23

CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN

CỨU ... 36

3.1. Điều kiện tự nhiên ... 36

3.1.1. Vị trí địa lý... 36

3.1.2. Đặc điểm địa hình ... 36

3.1.3. Khí hậu thủy văn ... 36

3.1.4.Tài nguyên nƣớc và tình hình sử dụng nƣớc ... 37

3.1.5. Địa chất và thổ nhƣỡng ... 37

3.1.6. Tài nguyên rừng và đất đai ... 37

3.2.1. Dân số, lao động, dân tộc ... 38

3.2.2 Thực trạng về kinh tế ... 38

3.2.3 Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ... 39

3.2. Đánh giá chung ... 40

3.2.1. Những thuận lợi ... 40

3.2.2. Những khó khăn ... 40

CHƢƠNG IV: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 42

4.1. Thành phần loài cây sử dụng để sản xuất men rượu ... 42

4.1.1 Thành phần loài cây sử dụng tại ba huyện của tỉnh Hà Giang ... 42

4.1.2 Cấu trúc phân loại của các loài cây làm bánh men rƣợu ... 49

4.1.3. Mức độ phổ biến của loài ... 50

4.1.4. Những cây men rƣợu cần ƣu tiên bảo tồn ... 52

4.2.Đặc điểm hình thái, phân bố...54

4.2.1. Cây Thuỷ ma - Pilea sp. Họ gai Urticaceae ... 55

4.2.2.Thiên niên kiện. ... 56

4.2.3. Cúc đồng Tiền dại - Gerbera piloselloides (L.) Cass. ... 57

4.2.5. Cây men - Mosla dianthera (Buch-Ham.) Maxim. ... 60

4.2.6. Cúc hoa xoắn - Inula cappa (Buch-Ham. ex D. Don) DC. Họ Cúc - Asteraceae ... 61

4.2.7. Cây lá men trung quốc. -Mosla chinensis Maxim. Họ Lamiaceae (Hoa môi, Bạc hà) ... 62

4.2.9. Riềng rừng - Alpinia sp . Họ Gừng - Zingiberaceae ... 65

4.2.10. Thảo quả-Amomum aromaticum Roxb. họ Gừng- Zingiberaceae ... 66

4.3. Đặc điểm sinh cảnh của các loài cây chính làm men rượu tại khu vực nghiên cứu ... 67

4.3.1. Các sinh cảnh của các loài cây làm men phân bố ... 67

4.3.2. Mô tả chi tiết các sinh cảnh có trong khu vực nghiên cứu ... 71

4.3.3 Cấu trúc tổ thành và tái sinh rừng nơi có loài cây làm men rƣợu ... 73

4.3.4 Đặc điểm đất đai nơi có các loài cây làm men rƣợu phân bố tự nhiên ... 75

4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây làm men rượu tại khu vực nghiên cứu ... 77

CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 79

5.1 Kết luận ... 79

5.1.1 Thành phần loài cây sử dụng để sản xuất men rƣợu ... 79

5.1.2. Đặc điểm sinh vật học ... 82

5.1.3 Đặc điểm sinh cảnh của các loài thực vật có khả năng chế biến thành men rƣợu tại các vùng sinh thái khác nhau ... 83

5.2 Kiến nghị ... 83

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học (sinh thái) một số cây chủ yếu trong thành phần men rượu của đồng bào các dân tộc tỉnh hà giang (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)