Lá men-Uvaria calamistrata Hance Họ N a Annonaceae

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học (sinh thái) một số cây chủ yếu trong thành phần men rượu của đồng bào các dân tộc tỉnh hà giang (Trang 65 - 66)

Còn gọi: Bù dẻ quăn, Bồ quả quăn. Say Dịp (Tày), pình đìa (Dao).

Cành Lá men mang hoa Cành Lá men mang quả Hình. 4.13. Cành mang lá, hoa và quả cây lá men

- Nhận biết

Cây bụi trườn hoặc dây leo thân gỗ, dài 8-1m, có nhánh già màu đen. Lá hình trái xoan ngược, có mũi nhọn dài ở chóp, dài 1-17cm, rộng 4-6cm, lúc non phủ lông hình sao màu gỉ sắt, về sau nhẵn, nhất là ở mặt trên. Hoa đơn độc gần như đối diện với lá; Lá đài và cánh hoa có lông trên cả hai mặt. Quả đại, chín có lông nhung, lởm chởm lông đơn hay chia nhiều nhánh, có các ô xếp chồng lên nhau. Hạt màu hạt dẻ, có rốn xoan. Hoa tháng 3-4, quả tháng 5-6

- Phân bố, sinh thái

Là cây ưa sáng, mọc rải rác ven rừng, Ở Việt nam có ở một số tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang.

Trong khu vực nghiên cứu chỉ gặp loài tại khu vực xã Sủng Thái, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang (người Tày, Dao sử dụng thân cây và lá khô mua từ Sủng Thái các khu vức khác hoặc tìm kiếm từ rừng tại khu vực có của xã Sủng Thái).

- Công dụng

Đây là loài cây chủ chính dùng trong thành phần men rượu, cây có tác dụng kích thích sự lên men trong quá trình ủ men. Người dân thường cắt lấy các nhánh nhỏ và lá dùng chế men rượu

- Tình trạng

Tại khu vực nghiên cứu lá men là loài cây rất hiếm người dân phải đi mua ở chợ mỗi khi làm men. Hiện tại, qua điều tra phỏng vấn chưa có hộ nào tiến hành gây trồng loài cây nay dưới bất kỳ hình thức nào chỉ giữ lại những cây mọc hoặc trồng gần nhà để khi cần có dùng..

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học (sinh thái) một số cây chủ yếu trong thành phần men rượu của đồng bào các dân tộc tỉnh hà giang (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)