Kĩ năng ra đề bài văn kể chuyện của Giáo viên

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 48 - 76)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2.7Kĩ năng ra đề bài văn kể chuyện của Giáo viên

Dạy kể chuyện cũng nhƣ dạy miêu tả, phải chú trọng tính chân thực trong lời kể. Muốn vậy, cách ra đề cũng phải rộng rãi, mở nhiều khả năng cho học sinh chọn đƣợc một đề tài gần gũi.

Ví dụ: Kể chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn”, có thể yêu cầu học sinh kể không chỉ theo lời cô chủ mà theo lời của cả gà Trống, gà Mái, Vịt, Chó con; kể chuyện trò truyện của bốn con vật này khi chúng tình cờ gặp lại nhau…

Nếu yêu cầu học sinh kể lại một việc đã làm thì không nhất thiết phải là một việc tốt (có thể là một việc gợi ấn tƣợng, gợi xúc động)

Giáo viên không nên ra những đề lặp lại, chẳng hạn: Kể về một việc tốt đã làm (đã chứng kiến) ở trƣờng (lớp), ở gia đình và ở nơi công cộng làm đứa trẻ phải khổ sở kiếm tìm cho đủ ba việc tốt theo đúng yêu cầu của ba đề để thuật lại. Môn Tập làm văn cũng nhƣ các môn học khác, có trách nhiệm Giáo dục cho học sinh về tƣ tƣởng, tình cảm (sự nhận xét, đánh giá con ngƣời và sự việc, tình cảm yêu, ghét, vui, buồn, lòng vƣơn tới cái tốt, cái đẹp…). Vì thế đề bài có vai trò quan trọng trong việc bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm, nhân cách HS. Đối với học sinh Tiểu học, đầu đề nên hƣớng về những hình ảnh tƣơi sáng, gợi những cảm xúc lành mạnh, những hành vi đúng đắn, những thái độ tích cực. Nhƣng không có nghĩa là né tránh những cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống, không cho các em tiếp xúc và tỏ thái độ.

Đề kể chuyện nên ra cụ thể để bảo đảm cho học sinh xác định đúng đối tƣợng đƣợc kể, nên tránh ra những đầu đề chung chung, thiếu cụ thể mà nên chỉ định rõ đối tƣợng kể cho HS để học sinh xác định ngay đối tƣợng cần kể để tìm hiểu.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Dựa vào những khó khăn thu đƣợc ở chƣơng trƣớc đó, tôi đi sâu nghiên cứu bảy biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn kể chuyện lớp 4, 5: Bồi dƣỡng lòng ham thích kể chuyện, rèn luyện kĩ năng kể chuyện và phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo cho học sinh; hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện; biện pháp sắp xếp ý, lập dàn bài văn kể chuyện; hƣớng dẫn HS sử dụng ngôi kể trong văn kể chuyện; hƣớng dẫn HS tích lũy vốn từ ngữ kể chuyện và lựa chọn từ ngữ khi kể chuyện; sử dụng trò chơi học tập; kĩ năng ra đề văn kể chuyện của Giáo viên góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Nhìn chung, việc tìm ra các biện pháp dạy học là rất cần thiết trong Giáo dục nói chung và cho quá trình Giáo dục Tiểu học nói riêng. Tuy nhiên phải chú ý xuất phát từ đặc trƣng thể loại từng bài cụ thể để có cách lựa chọn biện pháp phù hợp. Ngoài ra còn phải phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan mà ngƣời Giáo viên chủ động lựa chọn biện pháp dạy học. Các phƣơng pháp đƣa ra cơ bản và còn khá khiêm tốn. Nhƣng một phần nào đó sẽ giúp ích cho quá trình dạy học của Giáo viên bớt khó khăn mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra ở đây là Giáo viên cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng biện pháp vào quá trình giảng dạy sao cho phù hợp.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm

Trên cơ sở đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện cho HS lớp 4, 5. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm:

- Xác định tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất. - Xác định tính hiệu quả của các biện pháp.

Nếu những giờ dạy thực nghiệm thu đƣợc thành công nhất định thì có nghĩa là những biện pháp mà tôi đƣa ra có tác dụng tốt và có tính khả thi.

3.2 Đối tƣợng, địa bàn, thời gian thực nghiệm

Xuất phát từ mục đích thể nghiệm chúng tôi đã lựa chọn:

- Đối tƣợng thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên hai khối lớp, đó là khối lớp 4 và lớp 5 Trƣờng Tiểu học B Thanh Nghị-Thanh Liêm-Hà Nam. Giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có:

Bảng 1: Đối chứng, thực nghiệm lớp 4A và 4B Trƣờng Tiểu học B Thanh Nghị-Thanh Liêm-Hà Nam

Học lực Lớp Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá Trung bình Yếu Thực nghiệm 4A 24 11 13 5 12 5 2 Đối chứng 4B 26 14 12 6 11 6 3

Bảng 2: Đối chứng, thực nghiệm lớp 5A và 5B Trƣờng Tiểu học B Thanh Nghị-Thanh Liêm-Hà Nam.

Học lực Lớp Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá Trung bình Yếu Thực nghiệm 5A 25 12 13 6 8 9 2 Đối chứng 5B 25 14 11 7 8 9 1

- Địa bàn thực nghiệm: Tại Trƣờng Tiểu học B Thanh Nghị-Thanh Liêm- Hà Nam.

- Thời gian: Bài giảng thực nghiệm đƣợc tiến hành trong tháng 2, tháng 3 học kì II năm học 2013-2014.

3.3 Phƣơng pháp thực nghiệm

- Sau khi dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra mức độ hiểu bài và ứng dụng vào bài viết của HS ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí số liệu đã thu đƣợc. - Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để từ đó đƣa ra những kết luận cần thiết.

3.4 Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm và áp dụng vào giảng dạy ở hai khối lớp với ba bài, đó là:

- Bài “Luyện tập phát triển câu chuyện” (Tuần 7, Tiếng Việt 4, Tập 1) - Bài “Ôn tập văn kể chuyện” (Tuần 22, Tiếng Việt 5, Tập 2)

3.5 Tiêu chí đánh giá

3.5.1 Đánh giá về kĩ năng làm văn kể chuyện

Tùy theo từng giáo án thực nghiệm và đề bài cụ thể mà chúng ta đánh giá bài văn HS cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nhìn chung thì bài văn của HS sẽ đƣợc đánh giá theo thang chuẩn chung sau:

- Loại giỏi (9 - 10 điểm) : HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài. Bài văn kể chuyện có sáng tạo, mang phong cách riêng, câu văn mạch lạc. HS biết vận dụng các kiến thức làm văn đã đƣợc học trƣớc đó vào bài văn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loại khá (7 - 8 điểm) : HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài. Bài kể chƣa thể hiện đƣợc sự sáng tạo ( còn kể theo nguyên mẫu của văn bản gốc), câu văn mạch lạc và có vận dụng các kiến thức đã đƣợc học ở trƣớc đó.

- Loại trung bình (5 - 6 điểm) : HS thực hiện đúng yêu cầu của đề bài. Bài kể chƣa thể hiện đƣợc sự sáng tạo, câu văn không rõ ràng, còn mắc một số lỗi nhƣ chƣa nhất quán trong từ xƣng hô, có sự lẫn lộn trong đề tài kể…

- Loại yếu (0 – 4 điểm) : HS không thực hiện đƣợc các yêu cầu tối thiểu của đề bài. Bài kể không mạch lạc , rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi trong cách hành văn.

3.5.2 Đánh giá về thái độ học tập của HS

- Mức độ rất thích: Chăm chú nghe giảng ; hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm, lớp; hứng thú với những vấn đề mới đƣợc học.

- Mức độ thích: Chăm chú nghe giảng; hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm, lớp; không hứng thú lắm với những vấn đề mới đƣợc học.

- Mức độ bình thƣờng: Chăm chú nghe giảng; hăng hái tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm, lớp; không hứng thú với những vấn đề mới đƣợc học.

- Mức độ không thích: Không chăm chú nghe giảng; miễn cƣỡng tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm, lớp.

3.6 Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm đƣợc tính dựa trên số điểm mà học sinh đạt đƣợc sau khi thực hành làm bài tập, cụ thể nhƣ sau:

Lớp Số bài/phần trăm Giỏi(9-10 điểm) Khá(7-8 điểm) TB(5-6 điểm) Yếu(0-4 điểm) Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm 4A 9 37.5 8 33.3 7 29.2 0 0 Đối chứng 4B 8 30.8 7 26.9 9 34.6 2 7.7 Thực nghiệm 5A 11 44 10 40 4 16 0 0 Đối chứng 5B 9 36 9 36 7 28 0 0 Khối 4

Qua bảng số liệu và biểu đồ khối 4 ta thấy tỉ lệ giỏi của lớp thực nghiệm là 37.5% , lớp đối chứng là 30.8% (chênh lệch 6.7%); tỉ lệ khá lớp thực nghiệm là 33.3%, lớp đối chứng là 26.9% (chênh lệch 6.4%); tỉ lệ trung bình lớp thực nghiệm là 29.2% , lớp đối chứng là 34.6% (lớp đối chứng

nhiều hơn 5.4%) ; tỉ lệ yếu của lớp thực nghiệm là 0% , lớp đối chứng là 7.7% (hơn lớp thực nghiệm 7.7%)

Khối 5

Qua bảng số liệu và biểu đồ khối 5 ta thấy: Tỉ lệ giỏi của lớp thực nghiệm là 44% , lớp đối chứng là 36% (chênh lệch 8%) ; tỉ lệ khá của lớp thực nghiệm là 40% , lớp đối chứng là 36% (chênh lệch 4%) ; tỉ lệ trung bình của lớp thực nghiệm là 16% , lớp đối chứng là 28% (hơn lớp thực nghiệm 12%) ; cả hai lớp đều không có bài yếu.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, thực hiện các biện pháp đo cùng một đối tƣợng thực nghiệm (ngƣời dạy) cùng một nội dung thực nghiệm (bài dạy). Trong đó một đối tƣợng đã áp dụng các biện pháp mà tác giả đề xuất, một đối tƣợng đƣợc tiến hành bình thƣờng nhƣ các tiết học khác. Sau đó kiểm tra chất lƣợng ở cả hai đối tƣợng học sinh thông qua đề bài viết văn. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi đi đến nhận xét nhƣ sau:

Đối với lớp thực nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện làm cho kết quả học tập của học sinh về thể loại văn kể chuyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Phần lớn học sinh thực sự hòa vào buổi học, sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học rất cao, học sinh

hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi thực hành viết văn. Trƣớc kia số điểm giỏi, khá ít nay điểm giỏi, khá tăng lên, điểm trung bình ít và không có điểm yếu. Ngƣợc lại lớp đối chứng hiện tƣợng học sinh không tập chung chú ý vào bài học khá phổ biến. Nội dung bài học vẫn mang tính áp đặt, rập khuôn, việc dạy và học thể loại văn kể chuyện chƣa có hiệu quả.

Nhƣ vậy, với kết quả thực nghiệm và nhận xét nhƣ trên, chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất vào việc dạy và học văn kể chuyện là hoàn toàn có hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những thực tiễn của việc dạy học văn kể chuyện ở Trƣờng Tiểu học và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5 ở hai chƣơng trƣớc đó, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Do kết hợp nhiều hình thức dạy học trong giờ Tập làm văn, học sinh phát huy đƣợc tính tích cực của mình, chủ động trong quá trình học tập, các em đều tham gia vào giờ luyện tập, chú ý nghe bạn đọc bài để sửa bài, HS tham gia làm việc, lớp học diễn ra sôi nổi và phát biểu nhiều hơn.

Dạy tiết học có hiệu quả GV phải biết kết hợp các hình thức, phƣơng pháp giảng dạy thích hợp, tổ chức giờ học đạt hiệu quả, sử dụng tranh ảnh, băng hình, tƣ liệu, SGK… giúp học sinh tiếp thu bài tốt. Muốn vậy, các biện pháp thực hiện cần phải có kế hoạch, có định kì, có theo dõi đánh giá, bổ sung, sửa chữa và rút kinh nghiệm để thực hiện quá trình dạy học TLV ngày một hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Văn kể chuyện có vai trò quan trọng trong chƣơng trình Tập làm văn lớp 4, 5, chiếm phần lớn thời lƣợng học TLV. Song, cả Giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn nhất định trong dạy và học thể loại văn này. Vì vậy, đòi hỏi cần có những biện pháp dạy học mới, tích cực nhằm khắc phục những khó khăn và thiếu sót đó.

Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đã đề xuất bảy biện pháp đó là: Bồi dƣỡng lòng ham thích kể chuyện, rèn luyện kĩ năng kể chuyện và phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo cho HS; hƣớng dẫn HS tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện; biện pháp sắp xếp ý, lập dàn bài văn kể chuyện; hƣớng dẫn HS sử dụng ngôi kể; hƣớng dẫn HS tích lũy vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ khi kể chuyện; biện pháp sử dụng trò chơi học tập; kĩ năng ra đề văn kể chuyện của Giáo viên. Các biện pháp này góp phần nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện, giải quyết những khó khăn đối với HS lớp 4, 5 khi học thể loại văn kể chuyện, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của HS

Tác giả đã thiết kế giáo án và thực nghiệm bằng việc vận dụng các đề xuất trong khóa luận, quá trình thực nghiệm đã chứng minh đƣợc tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Nâng cao chất lƣợng dạy học văn nói chung, văn kể chuyện nói riêng là cả một quá trình lâu dài, cần tiến hành từng bƣớc, từng giai đoạn, mỗi GV cần kiên trì tỉ mỉ, từng bƣớc khắc phục nhiều khó khăn, áp dụng những biện pháp mới để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy và học văn. Thế giới ngôn từ không có tận cùng, học Tiếng Việt phải học suốt đời nên khi giảng dạy Giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hóa, cần phải biết đặt mình vào vị trí của HS để thấy hết đƣợc những khó khăn của các em khi học văn, để có sự cảm thông chia sẻ và giúp các em khắc phục những khó khăn đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hoàng Hòa Bình, Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXBGD, 1997.

2. PGS.TS Phó Đức Hòa, Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học (tài liệu đào tạo giáo viên trình độ đại học), NXBGD, (2007).

3. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXBGD. 4. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, NXBGD.

5. Lê Phƣơng Nga – Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXBGD, H.1999.

6. Lê Phƣơng Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu

7. Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, NXBGD.

8. TS.Nguyễn Trí, Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, NXBGD, (2001) 9. TS.Nguyễn Trí (2004), Luyện tập văn kể chuyện ở Tiểu học, NXBGD.

học, NXBGD, NXBĐHSP, 2007.

10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 4 – NXBGD. 11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5 – NXBGD.

PHỤ LỤC

Bài “ Luyện tập xây dựng cốt truyện” (Tuần 4, Tiếng Việt 4, Tập 1)

I.Mục tiêu

Giúp HS:

 Tƣởng tƣợng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn.

 Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn, sinh động.

 Có thái độ yêu thích, say mê đối với môn học.

II.Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

 Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý.

 Giấy khổ to và bút dạ. 2. Học sinh

 Đồ dùng học tập.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thƣờng có những phần nào?

- Gọi một HS kể lại chuyện Cây khế

-Nhận xét và cho điểm HS.

2.Dạy học bài mới

2.1 Giới thiệu bài

- Tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tƣởng tƣợng phong phú, ham thích làm văn kể chuyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1HS nêu:

+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

+ Cốt truyện thƣờng có ba phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- 1HS kể lại. - 2-3 HS nhận xét

2.2 Hướng dẫn làm bài tập

a) Tìm hiểu đề bài

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 48 - 76)