Thực trạng học văn kể chuyện của học sinh

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 26 - 30)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.2Thực trạng học văn kể chuyện của học sinh

Học sinh của trƣờng Tiểu học B Thanh Nghị nhìn chung chăm chỉ học tập nhƣng do xuất thân từ tầng lớp lao động nghèo, ít có sự hƣớng dẫn bảo ban của cha mẹ nên chất lƣợng học tập của các em nói chung không cao nhƣ các trƣờng lân cận.

Qua khảo sát, kiểm tra và trao đổi với GV về quá trình học tập của các em đặc biệt là thực hành văn kể chuyện, chúng tôi nhận thấy HS thƣờng gặp các khó khăn và mắc các lỗi phổ biến sau:

- Bài văn của HS thƣờng không đầy đủ cốt truyện hoặc nhớ viết không theo trình tự các chi tiết của truyện.

- Khi làm bài các em chƣa tóm tắt ý chính của từng đoạn nên khi làm bài các em kể lộn xộn, chắp vá không xây dựng đƣợc từng đoạn văn.

- Bài văn của HS thƣờng sơ sài, đơn giản. Vì nhớ không kĩ truyện, lại không biết “nhập vai” để làm bộc lộ tâm lí, tính cách nhân vật; hoặc rƣờm lời, kém hấp dẫn hơn văn bản gốc. Vì tuy nhớ truyện nhƣng không “nhập vai” nên phát triển quá nhiều chi tiết không phù hợp với vai kể chuyện.

- Các đoạn chuyển ý, đặc biệt là chuyển từ lời “mào đầu” đến “vào chuyện” thƣờng gƣợng gạo không ăn nhập đoạn trƣớc với đoạn sau, ý trên với ý dƣới. Những đoạn chuyển chắp nối nhƣ sau là khá phổ biến:

“Tôi là Thủy Tinh. Cứ nhìn dòng nước chảy tôi lại nhớ về câu chuyện năm xưa. Lúc đó tôi đã đánh nhau với Sơn Tinh. Võ công của Sơn Tinh vô cùng siêu nên tôi không thể thắng được.

Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa Hùng Vương thứ 18 có cô con gái tên là Mị Nương…”

- Vẫn có HS mắc sai lầm nghiêm trọng khi nhầm lẫn vai.

Ví dụ: Kể lại “Cây tre trăm đốt”, phần đầu câu chuyện em HS nhập vai Bụt: “Tôi là ông Bụt trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Có một anh Khoai bị một

lão nhà giàu lừa gạt. Nhờ tôi bấy giờ anh trở nên giàu có…”, đến cuối truyện em lại làm nhân vật lão nhà giàu biết ân hận: “Tôi rất hối hận là mình không giữ đúng lời hứa. nhưng con rể của tôi vẫn cho tôi ở nhà ấy. Và nó còn chăm sóc tôi rất là chu đáo, còn cho tôi những gì mà tôi muốn”.

Không chỉ nhầm lẫn vai các em còn không nhất quán trong cách dùng đại từ nhân xƣng. Cùng là nhân vật ấy, nhƣng nhân vật lúc xƣng “tôi”, lúc xƣng “mình”. Đoạn văn sau là một ví dụ:

Cô chủ bế Mái mơ sang đổi lấy Vịt. Cô ôm Vịt về rồi sau đó mỗi buổi sáng tôi và Vịt đi bơi, bơi khoảng một tiếng tôi lên trước. Sau đó tôi thấy bác đến chơi có một con Cún rất đẹp, tôi đổi Vịt lấy Cún…”

- Bài văn ngắn cụt, kể lể ít hình ảnh.

Ví dụ:

Trên bờ sông, thỏ gặp Rùa đang tập chạy. Thỏ mỉa mai, thách thức Rùa chạy thi. Thỏ và Rùa thi chạy. Sự chăm chỉ của Rùa đã chiến thắng Thỏ.

Đoạn văn trên của HS đƣợc coi là tạm đƣợc, đúng ý rõ nghĩa nhƣng kể chuyện nhƣ vậy thì chỉ cần vài câu kể là xong một câu chuyện và nó cũng rất chung chung khiến ngƣời đọc, ngƣời nghe không hình dung đƣợc diễn biến cụ thể của sự việc.

- Những bài văn viết thƣờng không chôi chảy, ít cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, thật thà của trẻ thơ.

- Bài văn kể của các em chƣa có sự sáng tạo, tƣởng tƣợng liên tƣởng còn lan man, thiếu hợp lí. Chƣa nêu đƣợc ý nghĩa, bài học của câu chuyện.

- Các bài văn kể chuyện sáng tạo, tƣởng tƣợng cốt truyện thƣờng đơn giản, ít chi tiết tình huống.

- Bài văn của HS hầu hết mắc các lỗi về chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt, lỗi chủ đề. Cụ thể:

+ Lỗi chính tả: HS vẫn thƣờng sai phụ âm đầu l/n, x/s, d/r/gi.

+ Lỗi dấu câu: Chƣa biết sử dụng dấu câu nâng cao hiệu quả diễn đạt. HS yếu kém thƣờng ít sử dụng dấu câu hoặc đặt dấu câu sai.

Ví dụ: “Tôi ôn kĩ lại bài học. Xem đi xem lại bài tập thầy giáo ra làm ví dụ”

+ Lỗi diễn đạt: HS thƣờng mắc các lỗi nhƣ dùng từ không phù hợp; sử dụng câu thừa thành phần; câu sai nghĩa, không rõ nghĩa; các câu trong bài mâu thuẫn. Qua đó có thể thấy: Khi làm bài, nhiều HS không hề nắm đƣợc đặc điểm đối tƣợng mà mình đang kể và đã viết không chân thực. Do vậy, bài văn khó có thể truyền cảm cho ngƣời đọc. Việc học tập trên lớp vì thiếu tập trung và chƣa có phƣơng pháp học nên cũng có những hạn chế nhất định. Đại đa số HS còn bị hạn chế nhiều kể từ việc nắm vững và vận dụng các kiểu bài kể chuyện tới bố cục, hành văn, từ đặt câu đến lỗi chính tả. HS không có sự vận dụng từ các bài tập rèn kĩ năng luyện từ và câu vào bài viết. Có HS đọc đề bài lên không biết mình cần viết những gì và viết nhƣ thế nào, viết cái gì trƣớc, viết cái gì sau. Một số HS còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, vay mƣợn ý ngƣời khác.

Vì thế, trong các kì thi, hội thi HS giỏi kết quả học tập của các em còn hạn chế, chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Qua khảo sát, tôi nhận thấy: Văn kể chuyện là loại văn có vị trí quan trọng trong chƣơng trình Tập làm văn. Song giáo viên chƣa mấy chú trọng đến phƣơng pháp dạy loại văn này, HS thì thờ ơ việc học. Vì vậy, hiệu quả dạy và học văn kể chuyện của giáo viên và học sinh chƣa thực sự nhƣ mong muốn. Vậy việc đổi mới PPDH văn kể chuyện và thực hành văn kể chuyện là việc rất cần thiết.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 là một chƣơng nhằm giới thiệu một cách giản dị, hệ thống khái niệm cơ bản, đặc điểm, vai trò của văn kể chuyện trong trƣờng Tiểu học là góp phần nuôi dƣỡng mối quan hệ của cá em với thế giới xung quanh, giáo dục tình cảm, thẫm mĩ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Với ba kiểu bài văn kể chuyện đƣợc sử dụng trong chƣơng trình Tập làm văn lớp 4, 5 . Mỗi kiểu bài đều có yêu cầu, nội dung khác nhau và ngôn ngữ kể riêng. Trên cơ sở đó làm nền tảng, cơ sở cho hiểu biết về phân môn Tập làm văn nói chung và văn kể chuyện nói riêng.

Thực tiễn dạy học văn kể chuyện trong trƣờng tiểu học cho thấy những hạn chế của GV và HS khi dạy và học văn kể chuyện, nhất là khó khăn trong PPDH văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn ở lớp 4, 5. Vậy việc đổi mới phƣơng pháp dạy học văn kể chuyện và thực hành văn kể chuyện là việc làm cần thiết. Đây chính là cơ sở để tác giả nghiên cứu các biện pháp “Nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5” ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰCHÀNH VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 26 - 30)