9. Cấu trúc của đề tài
2.1 Những vấn đề chung của việc dạy văn kể chuyện ở bậc Tiểu học
Dạy kể chuyện cũng nhƣ dạy miêu tả phải chú trọng tính chân thực trong lời kể.Tính chân thực đòi hỏi bài văn kể chuyện phải có những chi tiết xác thực, kể đúng bản chất của đối tƣợng, thể hiện đƣợc những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tƣ tƣởng, tình cảm của học sinh khi các em đánh giá bộc lộ cảm xúc của mình đối với đối tƣợng đƣợc kể.
Văn kể chuyện cũng cần phải có yếu tố hƣ cấu, hoang đƣờng kì ảo trong việc sáng tạo các chi tiết, hình ảnh, nhân vật thần kì.Yếu tố hoang đƣờng kì ảo này thƣờng có trong kiểu bài kể chuyện sử dụng nhiều yếu tố tƣởng tƣợng nhằm phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo của học sinh.
Văn kể chuyện phải đảm bảo yêu cầu thực hành: Lấy thực hành làm hoạt động của tiết học, lấy sự hình thành kĩ năng viết một bài văn kể chuyện ( phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, dùng từ đặt câu) làm yêu cầu chính của tiết học. Trên cơ sở thầy hƣớng dẫn, học sinh tiến hành các hoạt động học tập để qua đó học sinh rút ra lí thuyết văn kể chuyện, hình thành kĩ năng kể chuyện.
Quá trình học văn kể chuyện đảm bảo tính thống nhất: Cần có sự liên tục kế tiếp nhau giữa các tiết học văn kể chuyện, giữa các thể loại văn kể chuyện sao cho việc rèn luyện kĩ năng, nắm vững yêu cầu của thể loại văn kể chuyện ngày càng tốt hơn.
Học sinh là chủ thể của văn kể chuyện. Rèn luyện các kĩ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết học văn. Học sinh phải thực sự làm chủ quá trình dạy học văn kể chuyện, làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh văn bản kể chuyện bằng cả hai hình thức nói và viết. Các em đƣợc hoạt động, luyện tập chủ yếu trong các tiết học. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, điều khiển, hƣớng dẫn HS.