Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 31 - 76)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2.2Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện

2.2.2.1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài

Tìm hiểu đề bài. Đây là một việc làm quan trọng không thể thiếu đƣợc . Nó có tác dụng giúp HS xác định đƣợc thể loại, trọng tâm, yêu cầu và giới hạn đề.

Khi tiến hành GV cần yêu cầu HS đọc kĩ đề ra và tự trả lời các câu hỏi sau: + Đề bài thuộc thể loại gì?

+ Đề bài yêu cầu kể chuyện gì?

+ Dựa vào đâu để các em kể lại hoặc tƣởng tƣợng sáng tạo câu chuyện. Nếu đề bài yêu cầu kể lại chuyện đã nghe, đã đọc thì cần phải bám sát vào văn bản chuyện đã nghe hoặc đã đọc. Nếu đề bài yêu cầu dựa vào bài tập đọc thì phải đọc kĩ bài tập đọc để nắm chắc nội dung bài, xác định nhân vật. Nếu là dựa vào cốt truyện cho sẵn hay dựa vào thực tế thì cũng phải đọc kĩ để có định hƣớng cho câu chuyện và viết bài.

2.2.2.2 Hướng dẫn học sinh xây dựng chuyện

Muốn làm bài kể chuyện trƣớc tiên phải có chuyện. Ở Tiểu học, HS tập kể lại câu chuyện đã học, đã đọc hoặc đã nghe (tiết 30, 31, 32, 33… ở lớp 4) ; thuật lại một chuyện ngƣời thực, việc thực; kể lại chuyện có sử dụng nhiều yếu tố tƣởng tƣợng. Mỗi kiểu bài có cách xây dựng chuyện riêng.

* Hướng dẫn HS nắm vững câu chuyện đã nghe, đã đọc, đã học để thuật lại

Sách Tiếng Việt 4 yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện Cây tre trăm đốt, Sơn Tinh Thủy Tinh, Cô chủ không biết quý tình bạn…Giáo viên yêu cầu HS đọc kĩ bản gốc các truyện này, liệt kê ra giấy các chi tiết chính tạo nên cốt truyện, các nhân vật chính của truyện. Nguyên tắc là không để thiếu các chi tiết chính, các nhân vật chính.

Ví dụ:

Trong truyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” các sự việc, chi tiết chính mà HS không đƣợc quên mà phải liệt kê ra giấy trƣớc khi làm bài là:

 Cô chủ thân với gà Trống nhƣng rồi lại đổi gà Trống lấy gà Mái.

 Cô chủ thân với gà Mái nhƣng rồi lại đổi gà Mái lấy Vịt.

 Cô chủ thân với Vịt nhƣng rồi lại đổi Vịt lấy Chó con.

 Cô chủ thân với Chó con nhƣng Chó con thấy Cô chủ không biết quý tình bạn nên bỏ đi.

Các nhân vật chính của truyện là Cô chủ, Chó con. Các nhân vật quan trọng là gà Trống, gà Mái, Vịt.

Sau khi nắm đƣợc các sự việc và chi tiết chính cần sắp xếp chúng theo trình tự định kể. Thƣờng trình tự này sẽ theo trình tự ở bản gốc.

Nắm vững và sắp xếp hợp lí các sự việc và chi tiết chính của truyện định kể lại, HS sẽ có dàn ý của câu chuyện sẽ kể.

*Hướng dẫn học sinh nắm vững được diễn biến có thực của câu chuyện người thật, việc thật sẽ kể

Kể chuyện ngƣời thật, việc thật phải đảm bảo yêu cầu trung thực, chính xác của từng chi tiết và toàn bộ câu chuyện.

Để có chuyện kể, GV hƣớng dẫn HS:

 Xác định rõ định kể chuyện về ai? ( nhân vật )

 Làm việc gì? ( cốt truyện )

 Nhằm mục đích gì?

Trong sách Tiếng Việt ở Tiểu học có nhắc đến câu chuyện “ Bài Tập làm văn”. Câu chuyện này kể về một cô bé, về các sự việc xảy ra khi làm bài và sau khi làm bài Tập làm văn. Chuyện nhằm khẳng định: Cô bé đã trung thực với mình, với cô giáo. Trong ba yếu tố trên, yếu tố nhân vật ( về ai? ), yếu tố sự việc chính ( việc gì? ) dễ xác định. Riêng yếu tố thứ ba, mục đích của câu chuyện khó xác định hơn và hay bị lƣớt qua. Vì không xác định rõ mục đích của câu chuyện nên nhiều khi HS kể dài dòng, lan man.

Truyện Bài Tập làm văn sở dĩ kể ngắn gọn mà vẫn hay, vì các chi tiết chụm lại làm nổi rõ mục đích của câu chuyện định kể.

 Xác định rõ diễn biến của câu chuyện.

Hƣớng dẫn HS bám theo câu chuyện đã diễn ra trong thực tế để trả lời các câu hỏi sau:

+ Chuyện bắt đầu thế nào? Diễn biến theo trình tự thời gian ra sao? Những ai có liên quan, ai là nhân vật chính? Nhân vật chính làm những việc gì, nói cái gì, kết quả ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?

+ Những việc nào, ngƣời nào làm nổi rõ mục đích của câu chuyện? Những việc nào, ngƣời nào không gắn với mục đích câu chuyện?

Trả lời nhóm câu hỏi thứ nhất, HS có đƣợc các nguyên liệu để làm bài. Trả lời nhóm câu hỏi thứ hai, HS biết rõ cần giữ những nguyên liệu nào, loại bỏ phế liệu nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có nguyên liệu cho câu chuyện Bài tập làm văn thử xác định nội dung cho các câu hỏi ở hai nhóm trên:

+ Chuyện bắt đầu trong tiết làm bài Tập làm văn

+ Cô bé làm xong bài Tập làm văn. Bài đƣợc điểm cao và đƣợc đọc cho cả lớp nghe. Ở nhà mẹ yêu cầu cô bé giặt quần áo.

+ Các nhân vật: Cô bé (nhân vật chính), các bạn, cô giáo, mẹ.

+ Nhân vật chính hành động: Cô bé băn khoăn vì bài làm ngắn – Cô bé viết thêm những việc chƣa làm vào bài Tập làm văn – Mẹ sai giặt áo sơ mi, áo lót, em định phản ứng – Nghĩ đến những điều đã viết trong bài Tập làm văn, cô bé đi giặt áo.

 Xác định rõ ý nghĩa của câu chuyện

Câu chuyện muốn hấp dẫn trƣớc tiên phải mang một ý nghĩa nào đó. Chính ý nghĩa của câu chuyện nhƣ một chất keo dính các nhân vật, chi tiết vào với nhau. Thiếu đi ý nghĩa, mọi sự kiện, nhân vật sẽ rời rạc, thậm chí tách rời từng mảnh không tạo thành câu chuyện.

Với câu chuyện Bài Tập làm văn đã kể ở trên, chính ý nghĩa câu chuyện: Lời nói và việc làm luôn thống nhất. Phải trung thực khi viết bài Tập làm văn (trung thực với bản thân, với cô giáo và mẹ) đã làm cho các sự kiện đó liên kết với nhau, sự kiện nọ làm rõ sự kiện kia và trở thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

* Hướng dẫn học sinh xây dựng diễn biến câu chuyện định kể, câu chuyện tưởng tượng sáng tạo

Loại bài kể lại câu chuyện do ngƣời kể tƣởng tƣợng ra là loại bài khó, đòi hỏi nhiều công phu sáng tạo

Đối với loại bài kể lại câu chuyện tƣởng tƣợng, HS phải tự sáng tạo ra các sự việc chính và phụ, tự “ dựng chuyện”. Điều này rất khó đối với các em.

Ở loại bài này, GV cần hƣớng dẫn HS tiến hành theo hai bƣớc: Xác định nhân vật, sự việc và mục đích câu chuyện, xác định diễn biến câu chuyện.

- Xây dựng nhân vật:

Trong chuyện phải có nhân vật. Yếu tố đầu tiên là GV phải giúp HS xác định rõ trong câu chuyện có những nhân vật nào. Hầu hết một số đề bài đã gợi ý nhân vật hoặc đã có nhân vật, các em cần đọc kĩ đề để xác định đƣợc và chỉ rõ ra trong chuyện có mấy nhân vật, tên từng nhân vật, vai trò của từng nhân vật trong từng câu chuyện. Ngoài những nhân vật chính cần xác định xem chuyện có thêm những nhân vật phụ nào.

Đã có nhân vật song các em phải cụ thể nhân vật bằng ngoại hình, lời nói, cử chỉ thể hiện trong câu chuyện. Muốn thể hiện rõ nhân vật các em phải tự đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để nắm bắt. Lúc đó nhân vật sẽ suy nghĩ nhƣ thế nào, làm gì, nói gì? Đặc biệt lƣu ý các em những nhân vật là cây cối, loài vật… trong câu chuyện đã đƣợc nhân hóa. Vì vậy cũng có tình cảm, suy nghĩ, lời nói, cử chỉ giống con ngƣời.

Khi miêu tả nhân vật chỉ cần một vài nét về độ tuổi, hình dáng, ăn mặc, tránh sa vào bài văn tả ngƣời. Còn lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật sẽ đƣợc thể hiện qua các tình huống câu chuyện. Miêu tả ngoại hình nhân vật cũng cần lựa chọn các chi tiết phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhân vật.

Ví dụ: Đề bài

Một buổi tối cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vong lại tiếng một em bé bán bánh rao đêm…”

Dựa vào gợi ý trên, em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ấy.

Khi miêu tả nhân vật em bé bán bánh rao ở đề văn trên thì không thể miêu tả em bé “ mập mạp, nƣớc da trắng hồng, mặc bộ váy màu hồng rất đẹp” mà phải miêu tả em bé “ gầy, nƣớc da ngăm ngăm, mặc bộ quần áo cũ đã rách và bạc màu…” (Vì thiếu thốn, vất vả )

Lời nói, cử chỉ của nhân vật cũng phải phù hợp với tính cách của nhân vật đó: Ngƣời tốt thì cử chỉ, nét mặt phải hiền từ, phúc hậu; lời nói phải dịu dàng, lễ phép. Kẻ xấu thì hung hăng, lời nói, nét mặt, cử chỉ lộ rõ vẻ gian ác.

Cốt truyện là sƣờn, là khung xƣơng của câu chuyện. Tùy thuộc vào mỗi đề tài, các em phải xây dựng một cốt truyện phù hợp. Có đề đã cho sẵn cốt truyện, có đề thì cốt truyện chính là nội dung bài Tập đọc, có đề thì phải dựa vào gợi ý mà xây dựng cốt truyện cho phù hợp. Nhƣ vậy, có đề chƣa có cốt truyện thì phải gợi ý, dẫn dắt để các em tìm ra đƣợc cốt truyện.

Ví dụ:

Với đề bài: Dựa vào bài thơ “Gọi bạn” của nhà thơ Định Hải em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện cảm động giữa Bê Vàng và Dê Trắng.

GV cần cho HS đọc lại bài thơ “Gọi bạn” và yêu cầu HS trả lời:

+ Khổ 1 của bài thơ nói lên điều gì? ( Tình bạn thân thiết của Bê Vàng và Dê Trắng)

+ Khổ 2 của bài thơ nói lên điều gì? ( Gặp khó khăn về thời tiết, hết thức ăn, chúng cùng lo cách nuôi sống nhau)

+ Em hãy nêu ý của khổ thơ thứ 3? ( Gặp hoạn nạn, đôi bạn phải xa nhau nhƣng chúng không quên nhau vẫn quyết tìm nhau đến bây giờ ).

Tìm ý của từng khổ thơ trên , HS hình dung đƣợc cốt truyện: Câu chuyện kể về tình bạn đằm thắm, thân thiết của Bê Vàng và Dê Trắng. Gặp lúc khó khăn, hoạn nạn đôi bạn vẫn lo lắng cho nhau và không quên nhau.

- Xây dựng các tình tiết, tình huống câu chuyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi đã có cốt truyện, cần tƣởng tƣợng thêm các chi tiết, tình huống để câu chuyện trở nên cụ thể, sinh động giống nhƣ việc “ đắp thêm da thịt, truyền hơi thở” để khung xƣơng trở nên sống động. Tình huống câu chuyện hiểu một cách đơn giản là những mạch, những chặng trong suốt diễn biến của câu chuyện. Tình huống càng thú vị thì câu chuyện càng hấp dẫn. Trong các tình tiết phải tạo ra các tình huống bất ngờ, giàu kịch tính mới đem đến cho ngƣời đọc sự lí thú. Các tình tiết phải đảm bảo tính hệ thống. Tình tiết nào viết trƣớc, tình tiết nào viết sau. Tình tiết sau có thể là kết quả hoặc là bƣớc phát triển của tình tiết trƣớc. Qua mỗi tình tiết đa số câu chuyện tiến lại gần hơn kết cục cuối cùng. Khi sáng tạo tình tiết các em cần chú ý đến tính hợp lí của tình tiết.

Trong câu chuyện ngày xƣa các em có thể tƣởng tƣợng các yếu tố kì ảo, hoang đƣờng. Còn những câu chuyện trong thực tế ngày nay thì không thể đƣa các yếu tố thần kì vào đƣợc.

Câu chuyện hấp dẫn lí thú nhờ những chi tiết đối lập, trái ngƣợc nhau, mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, cần hƣớng dẫn các em tạo các chi tiết đối lập.

+ Đối lập giữa ngƣời tốt, kẻ xấu: Ngƣời tốt thật thà, chăm chỉ, hay thƣơng ngƣời, hay giúp đỡ ngƣời khác. Kẻ xấu độc ác, luôn tìm cách hãm hại ngƣời tốt. Ngƣời tốt bao giờ cũng chiến thắng.

+ Trong những câu chuyện không có mâu thuẫn giữa kẻ xấu, ngƣời tốt, GV cần hƣớng dẫn học sinh biết khai thác các chi tiết đối lập nhau về hoàn cảnh, điều kiện sống của các nhân vật.

Ví dụ:

“Một buổi tối cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. Bỗng từ xa vọng lại tiếng một em bé bán bánh rao đêm…”

Dựa vào gợi ý trên em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ấy.

Với đề bài trên, GV cần hƣớng dẫn HS biết khai thác các chi tiết nhƣ: Không khí sum họp, đầm ấm, cuộc sống đầy đủ của gia đình em trong ngôi nhà ấm áp đầy hƣơng vị tết với hình ảnh nhỏ bé, yếu đuối, vất vả, thiếu thốn của em bé bán bánh rao trong đêm đông lạnh giá. Để từ đó tạo cảm xúc cho ngƣời đọc, ngƣời nghe.

2.2.3 Biện pháp sắp xếp ý, lập dàn bài văn kể chuyện

Muốn viết đƣợc bài văn kể chuyện cần có cốt truyện. Đó là hệ thống các biến cố tạo thành bộ khung quan trọng nhất trong nội dung bài văn kể chuyện. Cốt truyện cần đƣợc sắp xếp khéo léo, hợp lí để sao có thể luôn luôn lôi cuốn và hấp dẫn ngƣời đọc, ngƣời nghe.

Vai trò trung tâm của câu chuyện bao giờ cũng là các nhân vật. Cốt truyện và nhân vật bao giờ cũng có mối quan hệ rất khăng khít. Cốt truyện thật ra là “cuộc đời của các nhân vật” nhằm thể hiện nhân vật một cách rõ nét và sâu sắc. Mỗi nhân

vật trong truyện bao giờ cũng có một diện mạo riêng, một đặc điểm riêng về tính cách. Vì thế, có thể nói văn kể chuyện không thể thiếu các nhân vật.

Việc xác định cho truyện một ý nghĩa xã hội nào đó cũng là một việc hết sức cần thiết khi viết bài văn kể chuyện. Ý nghĩa của chuyện toát lên từ cốt truyện, từ nhân vật. Ý nghĩa của truyện càng sâu sắc thì truyện càng có giá trị.

Từ những yếu tố trên, khi lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, chúng ta cần chia dàn ý của bài thành ba phần nhƣ sau:

+ Phần mở đầu câu chuyện: Giới thiệu nhân vật, đia điểm, thời gian và những yếu tố cần thiết khác để bắt đầu câu chuyện.

+ Phần phát triển của câu chuyện: Trình bày diễn biến của các sự kiện, hành động, tính cách và mâu thuẫn. Trong phần này tất cả các vấn đề đặt ra trong truyện đƣợc khơi sâu, mở rộng và triển khai một cách đầy đủ.

+ Phần kết thúc câu chuyện: Làm nhiệm vụ giải quyết vấn đề đã đƣợc đặt ra, giải quyết các mâu thuẫn, giải tỏa thành công tâm lí chờ đợi của ngƣời đọc và hình thành ý nghĩa xã hội của truyện.

Dàn ý trên chủ yếu dùng để kể lại một câu chuyện từ sáng tác, nhƣng cũng có thể áp dụng một cách có kết quả vào việc kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Lập dàn ý có hai mức độ:

Giáo viên chữa các bài làm ở nhà của HS. Khi dạy HS lập dàn ý GV cần có dàn ý tự mình xây dựng trƣớc. Ở lớp, GV cho HS trình bày từng phần của dàn ý để cả lớp nhận xét, sửa chữa. Điều lƣu ý là mỗi HS có cách sắp xếp câu chuyện, có cách tƣởng tƣợng, sáng tạo riêng, GV nên tôn trọng đặc điểm đó nếu dàn ý đảm bảo thể hiện nội dung của bài phù hợp yêu cầu của đề. GV chú ý nhận xét cả cách trình bày các đề mục.

Làm bài ngay tại lớp. Cuối tiết học cả lớp sẽ có một dàn bài chung. Khi hƣớng dẫn xây dựng dàn bài chung, GV có điều kiện hƣớng dẫn HS các thao tác cụ thể: Lựa chọn ý, sắp xếp và hệ thống hóa các ý.

Ví dụ:

- Bƣớc 1: Xác định yêu cầu của bài Kể lại truyện “Rùa và Thỏ”

- Bƣớc 2: Phân tích đề, xác định đối tƣợng để kể + Bài văn thuộc thể loại gì?

+ Kiểu bài văn? + Đối tƣợng của bài? + Trọng tâm của bài?

+ Muốn làm tốt cần phải làm gì?

- Bƣớc 3: Hƣớng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục 3 phần: * Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào câu chuyện

Có hai cách mở bài:

- Mở bài trực tiếp:Tả cảnh bên sông và cảnh Rùa tập chạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện trong phân môn tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 31 - 76)