Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 36 - 87)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng Phường Đông Ngàn năm 2013

Phường Đông Ngàn là phường đồng bằng nằm ở khu vực trung tâm của thị xã Từ Sơn. Phường Đông Ngàn có diện tích tự nhiên 140,56 ha.

Địa giới hành chính phường bao gồm: - Phía Bắc giáp phường Đồng Nguyên; - Phía Nam giáp phường Đình Bảng; - Phía Đông giáp phường Trang Hạ; - Phía Tây giáp phường Tân Hồng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đông Ngàn là phường đồng bằng có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Đồng ruộng của phường có độ cao thấp xen kẽ nhau, có một phần nhỏ diện tích đất rất trũng khó canh tác, thường bị ngập úng vào mùa mưa. Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thuỷ lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nhìn chung đồng ruộng của phường có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Phường Đông Ngàn nói riêng và thị xã Từ Sơn nói chung mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ấm, mùa đông cũng có thời kỳ lạnh, khô nhưng không rõ rệt và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa đông là mùa khô.

Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3, hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 9oC. Lượng mưa tháng 1 cũng thấp nhất trung bình chỉ khoảng 18 mm. Số giờ nắng trong các tháng mùa khô có xu hướng giảm (144h nắng tháng 11, 120h vào tháng 12), đồng thời đổi gió mùa đông bắc của dải hội tụ nhiệt đới và xoáy nhiệt đới nên thường gây ra áp thấp nhiệt đới.

4.1.1.4. Thủy văn

Đông Ngàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

Mùa khô - lạnh bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 11,6 - 82,9 mm, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,8 - 23,40C.

Mùa mưa - nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 24,5 - 29,90C, lượng mưa/tháng từ 125,2mm (tháng 10) đến 282,3mm (tháng 8). Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 84,64% tổng lượng mưa cả năm.

Nhìn chung Đông Ngàn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của phường. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưalớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vực thấp trũng và uy hiếp các công trình thuỷ lợi gây khó khăn cho việc tăng vụ mở rộng diện tích.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Phường Đông Ngàn nằm ở trung tâm thị xã Từ Sơn. Nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng nên cũng được thửa hưởng những điều kiện sẵn có của khu vực. Phường Đông Ngàn có địa hình tương đối bằng phẳng, có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cùng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều khá thuận lợi cho phát triển sản xuất, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai với việc cải tạo hệ thống thủy lợi, thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Là phường thuộc vùng ven đáy nhưng đất đai của phường phần lớn nằm trong đê nên tính chất đất đai đã thay đổi nhiều so với trước. Trước kia đây là vùng đồng chiêm trũng đất rất chua, thành phần cơ giới nặng, nhưng hiện nay chỉ còn lại một phần đất trũng khó canh tác. Độ cao trung bình từ -5m đến +9m so với mặt nước biển. Phần lớn đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ mùn khá, lượng đạm, lân, ka li trung bình. Nhìn chung đất đai của phường thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.6. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt được bao bọc bởi hệ thống sông cùng mạng lưới kênh mương dày đặc và đất của mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cỏc hồ, ao, nằm dải rác ở hầu hết các hộ gia đỡnh. Hàng năm tổng lưu lượng dòng chảy lên tới hàng trăm ngàn m3 nước kết hợp với lượng mưa hàng năm khá lớn... Nhìn chung, nguồn nước mặt cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.7. Thực trạng môi trường

Cảnh quan môi trường thị phường Đông Ngàn mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Trong vài năm gần đây lượng khí thải do các cơ sở sản xuất, các làng nghề, các phương tiện giao thông thải ra chứa nhiều độc hại đều được xả trực tiếp vào môi trường đã gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.

Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn Thị xã đang diễn ra mạnh, trong thời gian tới nếu không có giải pháp cụ thể và lâu dài sẽ gây ra hậu quả xấu đối với môi trường. Dân cư của thị xã hiện nay đang hướng vào các khu đô thị mới hình thành và sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong nhiều năm tới khi nhiều khu đô thị, khu dân cư được quy hoạch. Tình hình này sẽ tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác. Bên cạnh đó mức độ sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu … trong sản xuất nông nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Về kinh tế

Kinh tế có bước tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng kinh tế công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm.

Tổng giá trị sản phẩm năm 2013 đạt 104 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12-13%; thu nhập bình quân đầu người dự kiến đạt 11,00 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp dịch tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Nông nghiệp:

Đông Ngàn nằm cách xa trung tâm thị xã, có nền kinh tế thuần nông, những năm qua phát triển kinh tế nông nghiệp là chính. Các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp được quan tâm, nhất là việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hàng năm diện tích gieo trồng đạt 100% kế hoạch, cơ cấu mùa vụ được bố trí hợp lý và kịp thời. Ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong cả nước, song trong những năm gần đây giá cả thị trường ổn định đã kích thích chăn nuôi phát triển.

Tổng đàn lợn, đàn gia cầm cũng từng bước ổn định, mặt nước chuyên dùng khai thác có hiệu quả. Nhìn chung trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế địa phương.

b) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thương nghiệp dịch vụ trong thời gian qua đã đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hàng tiêu dùng tại chỗ và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Số hộ, số lao động tham gia kinh doanh dịch vụ tăng khá, hàng hóa đa dạng phong phú.

Việc thực hiện chi ngân sách được xây dựng kế hoạch đầu kỳ đảm bảo chi chế độ lương phụ cấp, chi cho các hoạt động thường xuyên theo quy định Luật ngân sách và thực hành tiết kiệm chi để đầu tư phát triển.

c) Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

Tiếp tục duy trì nghề dệt truyền thống, nghề may công nghiệp trong 5 năm đã phát triển nghề dệt bao bì, phường đã phối hợp với các công ty, cơ sở sản xuất tổ chức học nghề cho lao động tại chỗ, có mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng trưởng bình quân 14%/năm (đạt chỉ tiêu đại hội đề ra) tỷ trọng kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn.

Về xây dựng: Trong 5 năm đã tập trung thực hiện Nghị quyết đại hội về kiến thiết các công trình phúc lợi trọng điểm như làm mới hè đường, hệ thống điện, hệ thống nước sạch, hệ thống cống rãnh thoát nước.

4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm

Thực hiện chính sách về dân số, Đảng uỷ đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các hoạt động dân số - KHHGĐ. Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số; tổ chức tuyên truyền vận động đến từng hộ gia đình, cá nhân tự giác thực hiện các biện pháp KHHGĐ.

Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 11,00 triệu đồng/người/năm Phường Đông Ngàn có tổng số nhân khẩu: 9.439 người, với 2.767 hộ.

a) Dân số

Bảng 4.1. Tình hình dân số của Phường Đông Ngàn năm 2013

Chỉ tiêu Dân số (Đơn vị: người) Tỷ lệ (%) Tổng dân số 9439 100 Nam giới 5216 55.26 Nữ giới 4223 44.74

Tỷ lệ gia tăng dân số 116 1.24

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn) b) Lao động và việc làm

Bảng 4.2. Lao động và việc làm phường Đông Ngàn năm 2013

Chỉ tiêu Số lao động

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng lao động 4737 100

Lao động nông - lâm - ngư nghiệp 669 14.12 Lao động công nghiệp xây dựng 1854 39.14

Lao động dịch vụ 2214 46.74

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn)

Tính đến ngày 30/12/2013toàn xã có tổng số dân là 4880 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 4737 người trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 669 người, chiếm 14.12% tổng số lao động - Lao động công nghiệp: 1154 người, chiếm 39.14% tổng số lao động - Lao động dịch vụ: 2214 người, chiếm 46.74% tổng số lao động

- Nói chung phường Đông Ngàn là phường nằm trên trục đường quốc lộ với phần diện tích đất dành cho nông nghiệp thấp, thuận tiện cho phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại nên cơ cấu lao động tham gian vào dịch vụ thương mại chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với lao động nông, lâm ngư nghiệp.

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầnga) Giao thông a) Giao thông

Mạng lưới giao thông của phường trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, hiện nay nay hầu hết các khu phố đã có đường láng nhựa đan xen với đường bê tông hoá đến từng ngõ, xóm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn phường được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với các xã, phường lân cận. Tuy nhiên, còn một số đường đất xuống cấp đã gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Do đó, để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của phường thì trong những năm tới vấn đề dành quỹ đất nâng cấp, mở rộng, làm mới các tuyến đường như đường giao thông khu dân cư, giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.

b) Hệ thống thủy lợi

Đông Ngàn có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Mạng lưới thuỷ lợi và các công trình phục vụ thuỷ lợi được quan tâm tu bổ, nâng cấp, đảm bảo tưới tiêu phục vụ sản xuất.

Trong tương lai, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, cần từng bước đầu tư cứng hoá kênh mương nội đồng, đồng thời xây dựng mới hệ thống trạm bơm, xây dựng thêm hệ thống kênh mương phục vụ cho các cánh đồng màu, khu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

c) Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện

Hệ thống thông tin liên lạc của phường ngày càng được hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với bên ngoài của người dân, đến nay hầu hết các gia đình đều đã có điện thoại.

Mạng lưới điện trên địa bàn phường hiện vẫn đang tiếp tục đầu tư để đảm bảo 100% số hộ trong phường được dùng điện trong năm tới, do mạng lưới điện bố trí chưa đều trong phường, một số vùng dân cư xa trung tâm vẫn chưa có điện để thắp sáng.

d) Giáo dục đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được đảng bộ và chính quyền, các đoàn thể quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về xã hội hóa giáo dục, tăng cường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hội khuyến học, hội đồng giáo dục phường được thành lập duy trì tốt và hoạt động có hiệu quả, nhân dân và các dòng họ tích cực xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Trường Tiểu học đạt “chuẩn Quốc gia”, trường THCS hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục, các nhà trường hàng năm đều đạt danh hiệu trường khá và tiên tiến. Đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy. Số học sinh thi lên lớp và thi tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Số học sinh bỏ học ở trường THCS đã hạn chế. Học sinh thi hết cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt 100%.

e) Y tế - kế hoạch hoá gia đình

Tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả chương trình y tế Quốc gia, quản lý và điều trị tốt các bệnh xã hội. Tổ chức khám và chữa bệnh cho nhân dân, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được quan tâm. Vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực, thực hiện tốt công tác phòng bệnh nên những năm qua không có dịch bệnh xảy ra. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho trẻ em đến nay 100% số trẻ được tiêm phòng và uống vác xin phòng dịch. Các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt phát triển nhanh, số hộ dùng nước hợp vệ sinh 100%.

f) Văn hoá - thể thao

Hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục thể thao tiếp tục được duy trì và không ngừng được nâng lên. Đến nay đầu tư kinh phí sửa chữa hệ thống đường dây truyền thanh và loa máy để đảm bảo tốt hơn cho công tác thông tin, tuyên truyền. Đài truyền thanh phường đã duy trì tốt chế độ mở đài tiếp âm đài cấp trên và tuyên truyền các văn bản pháp luật, kỷ niệm các ngày lễ

lớn, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, bằng các hình thức nội dung phong phú. Nâng cao chất lượng biên soạn tin bài, khẩu hiệu, panô áp phích, phản ánh tình hình địa phương nêu gương người tốt việc tốt, tuyên truyền đường lối chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của địa phương đến toàn thể nhân dân.

g) Hệ thống nước sạch

Trong phường hiện chưa có các dự án cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống rãnh thoát nước vẫn mang tính tự nhiên, gây ảnh hưởng đến đời sống đô thị và môi trường tuy rằng đang ở mức độ thấp. Từng bước chương trình nước sạch đô thị sẽ về với bà con phường Đông Ngàn theo kế hoạch của thị xã Từ Sơn.

4.2. Khái quát về công tác quản lý nhà nước về đất đai phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhNgàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành (có hiệu lực từ ngày

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 36 - 87)