Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 87)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính đất đai nói chung và địa chính nói riêng hoàn chỉnh, đúng quy chuẩn quy phạm dưới dạng file số, thường xuyên bổ sung, cập nhật, chỉnh lý biến động kịp thời từ trung ương đến địa phương.

- Hoàn thiện điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai trên địa bàn phường làm cơ sở định hướng áp dụng từng phương pháp cụ thể tại từng khu vực.

- Tăng cường hỗ trợ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, đổi mới áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để phục vụ công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chính cũng như là cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó hướng dần tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu.

- Tiếp tục hoàn thiện các ứng dụng trong phần mềm Elis, do trong quá trình sử dụng vẫn còn xảy ra lỗi không mong muốn. Chỉnh sửa hoàn thiện mẫu văn bản trong khi xuất file của phần mềm, file văn bản xuất ra từ phần mềm vẫn còn gặp lỗi sắp xếp, không đúng trật tự theo yêu cầu, theo quy định của mẫu file văn bản.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua việc thực hiện đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về đất đai hoạt động nhanh chóng, minh bạch, đã đưa đến những kết luận sau:

- Dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa chính sang quản lý trên phần mềm Elis, góp phần đảm bảo công tác quản lý nhà nước về đất đai hoạt động minh bach, nhanh chóng, thuận tiện cho người dân.

- Nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của phường hướng đến sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, dần tiến tới thu hẹp diện tích đất nông nghiệp hiện đang sử dụng, đảm bảo định hướng phát triển của tỉnh là một tỉnh công nghiệp trong thời gian tới.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số dựa trên cơ sở dữ liệu không gian bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính là từ thông tin đăng ký đất đai trong quá trình quản lý và điều tra các đối tượng sử dụng đất.

- Cơ sở dữ liệu địa chính số tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và khai thác. Tạo sự thông thoáng, minh bạch, nhanh chóng trong quá trình khai thác, sử dụng đối với cả cán bộ quản lý và người dân. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng và quản lý trên phần mềm Elis vẫn còn xảy ra lỗi cần được cập nhật, chỉnh sửa.

- Cơ sở dữ liệu địa chính số là cơ sở ban đầu để liên kết cơ sở dữ liệu từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tiến tới xây dựng cơ mở dữ liệu đất đai đa mục tiêu theo chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Hiện tại cơ sở dữ liệu địa chính mới trả lời được một phần câu hỏi đặt ra cho ngành Quản lý đất đai như: Thửa đất này ở đâu? Hình dạng, kích thước ra sao? Của ai? Đang sử dụng để làm gì? Quyền và nghĩa vụ ra sao? Còn các câu hỏi khác như: Dưới lòng đất và trên không sử dung ra sao? Trong tương

lai quy hoạch như thế nào? Giá trị là bao nhiêu? Nghĩa vụ thuế bao nhiêu? ... để giải các bài toán tối ưu khi đưa ra các phương án lựa chọn trong quy hoạch và hỗ trợ ra quyết định còn rất thiếu cần được bổ sung.

5.2. Đề nghị

- Do thời gian thực hiện và chi phí còn hạn chế nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số còn chưa được hoàn chỉnh, còn nhiều hạn chế cần được chỉnh sửa.

- Để đảm bảo cơ sở dữ liệu địa chính số được xây dựng ở mức độ chính xác cao thì cần chú trọng đến khâu xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào là cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính, khi nghiệm thu cán bộ chuyên trách phải làm việc công bằng, minh bạch đảm bảo độ chính xác cao.

- Bộ phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chính số trong quá trình vận hành tuy đã được việt hóa nhưng vẫn còn phát sinh nhiều lỗi hệ thống làm quá trình sử dụng kém hiệu quả nên cần được quan tâm cập nhật chỉnh sửa phần mềm sao cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam.

- Hệ thống mẫu văn bản để xuất file từ hệ thông phần mềm vẫn còn lỗi font chữ, lỗi sắp xếp trật tự mẫu văn bản, cần được chỉnh sửa cho phụ hợp tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về đất đai hoạt động nhanh chóng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu giấy

1. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29/04/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai năm 2003.

2. Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Thông tư 09/2007/TT-BTNMT: Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Thông tư 17/2010/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.

5. Nguyễn Văn Ba (2003), Phân tích và thiết kế thông tin, Nhà xuất bản đại học quốc gia, Hà Nội.

6. Lê Thanh Bồn (2006), Giáo trình thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Hoàng Văn Hùng, Tạ Ngọc Long (2013), Xây dựng và phát triển cơ sở dữ

liệu địa chính số phục vụ công tác định giá và quản lý giá đất phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học

Công nghệ Đại học Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Đỗ Thanh Huyền (2013), Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công

tác quản lý đất đai tại phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên;

10.Tạ Ngọc Long, Hoàng Văn Hùng, Đỗ Văn Hải (2013), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dư liệu địa chính số phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và

11.Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai

phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám.Tạp chí Khoa học Đất.

12.Ma Trương Thiêm, Nguyễn Ngọc Anh, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây

dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kan. Tạp chí Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn. 5: 87-92.

13.Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường.

14.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

15.Tổng cục quản lý đất đai Công văn 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21/9/2011 về Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

16.Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo tổng kết công tác

năm phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

17. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo thuyết minh kết

quả công tác thống kê đất đai phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

18. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện

kế hoạch sử dụng đất phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020.

19. Ủy ban nhân dân phường Đông Ngàn (2013), Biểu thống kê, kiểm kê diện

tích đất đai của phường Đông Ngàn năm 2013.

II. Tài liệu Internet

20. Wedsite: http://www.gdla.gov.vn

21. Wedsite: http://www.thuvienphapluat.vn 22. Wedsite: http://www.ciren.gov.vn

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 83 - 87)