Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 77)

luật, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai

Phường đã thành lập ban thanh tra cùng phối hợp tốt với các đoàn thanh tra cấp trên theo định kỳ tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra đất đai của các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn và đồng thời cũng xử lý nghiêm các đối tượng sử dụng đất trái phép.

4.2.10. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đaisử dụng đất đai sử dụng đất đai

Cùng với sự phát triển nền kinh tế đã kéo theo sự gia tăng dân số, chính sự gia tăng này là nguyên nhân xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai; sang nhượng đất trái phép, đây là vấn đề bức xúc nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay của phường.

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện cơ bản ở phường dựa trên luật đất đai và các văn bản dưới luật đã được ban hành, góp phần ổn định sản xuất và giữ vững an ninh trật tự.

- Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về đất đai:

- Đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác giao đất, công tác dồn điền đổi thửa... được thực hiện theo đúng luật định.

- Công tác hoà giải, giải quyết các vi phạm, tranh chấp, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý, SDĐ đai được quan tâm giải quyết góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động quản lý và SDĐ đai của phường còn những tồn tại như:

- Công tác đo đạc cập nhật chỉnh lý biến động hàng năm chưa được triển khai thực hiện.

- Công tác quản lý hướng dẫn người dân SDĐ đúng mục đích theo giấy chứng nhận quyền SDĐ và tuyên truyền về pháp luật đất đai chưa được quan tâm triển khai sâu, rộng.

4.3. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc NinhSơn, tỉnh Bắc Ninh Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2013 của UBND phường)

STT CHỈ TIÊU Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 140.56 100.00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 25.10 17.85 1.1 Đất trồng lúa LUA 22.38 15.92

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 22.38 15.92

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.72 1.93

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 115.46 82.15

2.1 Đất ở OTC 45.51 32.28

Đất ở đô thị ODT 45.51 32.28

2.2 Đất chuyên dùng CDG 64.78 46.1

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 5.87 4.18

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 0.39 0.28

2.2.3 Đất an ninh CAN 0.57 0.41

2.2.4 Đất khu công nghiệp SKK 6.27 4.46

2.2.5 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh SKC 9.71 6.91

2.2.6 Đất có mục đích công cộng DHT 41.97 29.86

2.2.6.1 Đất giao thông DGT 28.64 20.38

2.2.6.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.12 1.51

2.2.6.3 Đất công trình năng lượng DNL 0.01 0.01

2.2.6.4 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV

2.2.6.5 Đất cơ sở văn hoá DVH 7.10 5.05

2.2.6.6 Đất cơ sở y tế DYT 0.20 0.14

2.2.6.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1.96 1.39

2.2.6.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 0.51 0.36

2.2.6.9 Đất chợ DCH 1.43 1.02

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.08 0.77

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.67 1.19

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 2.41 1.71

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0.01 0.01

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2013 phường Đông Ngàn

Theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích đất tự nhiên của phường là 140.56 ha với cơ cấu thể hiện qua biểu đồ hình 4.2 như trên:

Đất nông nghiệp: 25.10 ha chiếm 17.85% Đất phi nông nghiệp: 115.46 ha chiếm 82.15%

Đất chưa sử dụng: hiện tại quỹ đất của phường Đông Ngàn đã được sử dụng hết, không còn diện tích đất chưa sử dụng.

* Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của phường có 25.1 ha chiếm 17.85% diện tích tự nhiên của phường. Cơ cấu sử dụng đất nong nghiệp thể hiện qua biểu đồ hình 4.3.

Hình 4.4: Biểu đồ cơ

Diện tích đất trồng lúa của phường có 22.38 ha chiếm 98.16% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 2.72 ha chiếm 10.84% diện tích đất nông nghiệp.

*Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp có 115.46 ha chiếm 82.15% diện tích đất tự nhiên của phường. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp được thể hiện qua biểu đồ hình 4.4:

Hình 4.5:Biểu đồ cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2013 phường Đông Ngàn

Diện tích đất ở đô thị có 45.51 ha chiếm 39.42% diện tích đất phi nông nghiệp, với bình quân diện tích đất ở một hộ là 270,04m2.

Diện tích đất chuyên dung có 64.78 ha chiếm 56.1% diện tích đất phi nông nghiệp của phường Đông Ngàn.

Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng có 1.08ha chiếm 0.93% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là diện tích các đình, chùa, đền, nhà thờ, nhà thờ họ...để phục vụ cho các nhu cầu về thờ, cúng của người dân.

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa có 1.67 ha chiếm 1.45% diện tích đất phi nông nghiệp, hiện tại các nghĩa địa nằm rải rác ở các khu dân cư chiếm diện tích quá lớn. Trong những năm tới, ngoài việc bố trí sắp xếp lại các nghĩa địa hiện có sao cho hợp lý cần tiếp tục mở rộng thêm nhằm đáp ứng cho nhu cầu, đảm bảo theo phong tục tập quán của địa phương.

Diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dung có 2.41 ha chiếm 2.09% diện tích đất phi nông nghiệp.

Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm phần rất nhỏ 0.01 ha chiếm 0.01% diện tích đất phi nông nghiệp.

* Đất chưa sử dụng:

Hiện tại tại phường Đông Ngàn diện tích đất tự nhiên đã được khai thác, không còn diện tích đất chưa sử dụng.

4.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở dữ liệu địa chính tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.4.1. Đối với dữ liệu không gian địa chính

Hiện tại hệ thống dữ liệu không gian địa chính (dữ liệu bản đồ địa chính) vẫn được lưu trữ, bảo quản với các bản đồ qua các thời kì, nhìn chung chất lượng bản đồ đảm bảo, vẫn có thể sử dụng tốt.

Đối với dữ liệu bản đồ địa chính mới đo đạc vẫn được lưu trữ đồng thời dưới cả 2 dạng là bản đồ giấy và bản đồ địa chính file số quản lý trên hệ thống phần mềm, máy tính với 37 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000.

Công tác chỉnh lý biến động vẫn được thực hiện trên bản đồ địa chính giấy và bản đồ địa chính file số đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, minh bạch trong quản lý hệ thống bản đồ địa chính.

4.4.2. Đối với dữ liệu thuộc tính địa chính

- Hệ thống sổ sách, dữ liệu thuộc tính địa chính tạo phường Đông Ngàn lưu trữ cả 2 loại đó là sổ sách địa chính từ trước khi thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số và sổ sách địa chính được xuất file từ phần mềm ELIS với thông tin được cập nhật, chỉnh lý mới nhật.

- Sổ sách địa chính cũ trước đó dùng làm cơ sở để kê khai đăng ký xây dựng cơ sở thuộc tính địa chính số cùng với điều tra kê khai đăng ký cấp đổi cấp mới với hộ gia đình, cá nhân.

- Trong quá trình thực hiện vận hành, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động vẫn được thực hiện đồng thời trên cả 2 loại hình lưu trữ là trên sổ sách giấy và sổ sách địa chính lưu trữ trên dạng file số lưu trên máy tính, hệ thống phần mềm.

- Hệ thống sổ sách địa chính bao gồm:

+ Sổ địa chính cũ (trước thời điểm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số) gồm 7 quyển chia cho từng khu vực khu phố.

+ Sổ địa chính mới hiện tại gồm có 20 quyền.

+ Sổ mục kê của phường Đông Ngàn được quản lý trên 5 quyển, quản lý theo tờ bản đồ địa chính.

4.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

4.5.1. Xây dựng nguồn dữ liệu không gian điạ chính

Trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa chính ta có thể sử dụng từ nguồn dữ liệu bản đồ địa chính đã có sẵn từ đó thông qua chuẩn hóa theo quy phạm để có thể chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính số hoặc ta có thể xây dựng dữ liệu bản đồ địa chính mới thông qua công tác đo đạc thành lập bản đồ.

Tại đơn vị phường Đông Ngàn nguồn dữ liệu không gian địa chính được tổng hợp từ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Do phường Đông Ngàn nằm giữa trung tâm thị xã Từ Sơn, trên trục đường quốc lộ 1A xảy ra nhiều biến động, khu vực đông dân cư đòi hỏi tính chính xác, minh bạch. Từ đó lấy làm cơ sở dữ liệu không gian chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính dạng số.

Trong quá trình đo đạc thành lập bản đồ thì vừa thực hiện đo đạc vừa thu thập thông tin chủ sử dụng đất theo đơn vị thửa đất để đảm bảo tất cả các thửa đất đều có chủ sự dụng và quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thong kê, kiểm kê đất đai bằng phần mềm ELIS sau này khi đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính số.

Trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính theo quy định thực hiện đã được thể hiện rất rõ trong quy phạm và các tài liệu chuyên ngành. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thực tế chia làm 4 công đoạn chính và trong các công đoạn này khi thực hiện cần lưu ý một số vấn đề cụ thể như sau:

4.5.1.1. Công tác xác định khu vực đo vẽ, rà soát địa giới hành chính

Do đây là công tác chuẩn bị nên rất quan trọng chúng ta cần lưu ý thu thập các tài liệu trắc địa, hệ thống bản đồ (có thể tại nhiều thời kỳ thành lập),

hồ sơ địa giới hành chính các cấp nhằm xác định rõ địa bàn, phạm vị khu vực đo vẽ, các khu dân cư và các yếu tố đặc trưng khác, thiết kế bố trí hệ thống lưới khống chế phục vụ thiết kế kỹ thuật thi công công trình.

4.5.1.2. Công đoạn xây dựng lưới khống chế đo vẽ

- Để tiến hành công tác thiết kế, đo đạc xây dựng hệ thống lưới khống chế đo vẽ, dựa vào tỉ lệ bản đồ cần thành lập đối với từng khu vực (đất canh tác, đất khu dân cư, khu cụm công nghiệp…) để xây dựng các cấp lưới (KV1, KV2, đường truyền toàn đạc…).

- Đối với công tác chọn điểm đóng cọc lưới cần phải lưu ý đến chiều dài cạnh đường truyền, tầm thông hướng và đặc biệt quan tâm đến yếu tố chọn vị trí điểm khống chế sao cho đo được nhiều điểm chi tiết nhất, phát triển tốt nhất cho các cấp lưới thấp hơn.

- Trong công đoạn đo đạc tính toán bình sai lưới cần lưu ý đến trình tự đo, phương pháp đo và các thông số của máy đo khi tiến hành đo đạc và tính toán bình sai.

4.5.1.3. Công đoạn đo vẽ chi tiết

Đây là công đoạn quan trọng trong công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, trong công đoạn này chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Công tác xác định ranh giới, mốc giới đóng cọc, vạch sơn, lấy tên chủ, lập và ký bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất: Đây là công tác khá phực tạp do trực tiếp tiếp xúc với người dân, phải xác định rõ, mô tả kỹ lưỡng vị trí các mốc giới giáp ranh của các chủ sử dụng đất. Mặt khác do lực lượng tham gia chưa thực hiện nhiều nên yêu cầu phải tìm hiểu kỹ trước khi thi công.

- Đối với việc đo vẽ chi tiết cần lưu ý việc cắm điểm gương, đặc biệt khu vực đông dân cư, người thực hiện cần nắm được vị trí tâm gương và vị trí điểm chi tiết cần cắm, đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại là việc hết sức quan trọng, nó quyết định độ chính xác của điểm cần đo và chất lượng của sản phẩm bản đồ địa chính. Do đó cần nâng cao ý thức của người đi gương nhằm đạt hiệu quả cao, nhanh, đủ và chính xác.

- Sau mỗi buổi đo hoặc ngày đo, nhất thiết phải trút số liệu đo xử lý tính toán và đưa lên bản vẽ, file số liệu phải được lưu theo một trình tự nhất định để tiện cho việc quản lý và xử lý tính toán trị đo (kể cả file gốc và file tọa độ trị đo).

- Công tác nối điểm cũng phải được thực hiện ngay sau mỗi ngày đo, nhằm phát hiện thiếu sót hoặc sai để bổ sung sửa chữa, đặc biệt đối với khu dân cư, cần thiết phải có sơ đồ đo vẽ ngoại nghiệp có đánh dấu các điểm đo chi tiết phục vụ nối và kiểm tra rà soát sau này.

- Việc kiểm tra đối soát kết quả đo trên thực địa được tiến hành ngay sau khi có kết quả nối điểm, người thực hiện phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận trong thực hiện nhiệm vụ, vẽ lại hoặc ghi chép lại những chỗ sai, thiếu của việc đo và nối điểm, phải ghi chú lại các loại đất đặc biệt, loại nhà, loại đường, hướng đường điện… lên trên sơ đồ đối soát. Các kết quả sau kiểm tra đối soát cũng phải được xử lý ngay sau mỗi buổi làm việc và lưu sơ đồ đối soát đến khi kết thúc công trình.

4.5.1.4. Công tác cắt mảnh, biên tập bản đồ gốc, bản đồ địa chính

- Trong công tác cắt mảnh biên tập bản đồ, theo quy trình thực hiện thì phải thành lập bản đồ gốc rồi mới thành lập bản đồ địa chính, tuy nhiên do yêu cầu thực tế thi công thì làm ngược lại, nhưng khi cắt mảnh biên cập bản đồ địa chính cần lưu ý các thửa đất nằm trên đường phân mảnh bản đồ, theo quy định lấy trọn thửa đất trên bản đồ có phần diện tích lớn hơn, công tác tiếp biên phải được trùng khít không có sai số tiếp biên.

- Sau khi cắt mảnh tiếp biên bản đồ tiến hành thực hiện công tác đánh số thửa, tính diện tích, ở đây cần lưu ý đến các thửa đất hình tuyến (dường, kênh, mương…) không để tạo thành các thửa đảo, quá nhiều nhánh, không đánh số thửa và cả tờ chỉ để 1 thửa. Đặc biệt phải kiểm tra tổng diện tích các thửa đất trong bản đồ phải bằng diện tích bo tờ bản đồ.

- Bản đồ sau biên tập được kiểm tra, nghiệm thu, công khai bản đồ đối với đất canh tác và ký bản kết quả đo đạc địa chính đối với đất dân cư theo quy định và chuyển bản đồ địa chính sang khâu kê khai đăng ký.

- Sau khi có kết quả từ công tác kê khai đăng ký, tiến hành công tác biên tập hoàn thiện bản đồ địa chính và bản đồ địa chính gốc, lưu ý tính đồng bộ số thửa, diện tích, loại đất và các yếu tố giữa bản đồ gốc và bản đồ địa chính, chuẩn hóa các lớp đối tượng trên bản đồ, các thông tin trong file POL chuyển sang khâu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

4.5.2. Xây dựng nguồn dữ liệu thuộc tính địa chính

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính tại phường Đông Ngàn thực hiện chủ yếu dựa trên việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận. Công tác này được triển khai thực hiện đối với từng đơn vị sử dụng đất để nắm bắt được chủ sử dụng đất, tất cả các thửa đất đều có chủ sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên phần mềm sau này khi cơ sở dữ liệu địa chính dạng số được xây dựng hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w