Cổ phiếu ưu đãi Tính chất

Một phần của tài liệu Toàn cảnh Thị trường Chứng khoán phần I: Thị trường chứng khoán là gì? (Trang 36 - 39)

trường chứng khoán Mỹ cũng là sự bảo vệ đối với người đầu tư. Rõ ràng, những mánh khóe cờ gian bạc lận có thể còn diễn ra, còn tiếp tục chừng nào người ta còn đưa những khoản tiền lớn, gợi lòng tham của bọn bất lương. Nhưng so với qui mô của thị trường chứng khoán nội địa của Mỹ thì đó là những con số không đáng kể.

5. Cổ phiếu ưu đãiTính chất Tính chất

Đã gọi là ưu đãi (preferred) tất là phải có một cái gì đó hơn bình thường. Cổ phiếu ưu đãi (preferred stock) cũng là vốn cổ phần (equity) như cổ phiếu thường và người giữ cổ phiếu ưu đãi cũng không phải là người cho công ty vay tiền như như những người mua trái phiếu. Do đó, nếu công ty không có tiền trả lợi tức cho cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường thì những cổ đông này không thể nhờ đến pháp luật để bênh vực được, về mặt này, quyền lợi của họ còn kém hơn cả những người mua trái phiếu hạng bét nữa. Tương tự như vậy, nếu công ty bị bắt buộc tuyên bố phá sản, khi những người có trái phiếu cũng không thu lại đủ vốn cho vay của họ thì người có cổ phiếu ưu đãi cũng không hơn gì người mua cổ phiếu thường bao nhiêu.

Cổ phiếu ưu đãi hơn cổ phiếu thường ở 2 điểm: một là về lợi tức, hai là quyền lợi khi thanh lý. Mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi không có quyền hưởng lợi tức cổ phần nhưng họ được hưởng lãi trước khi chia lợi tức cho cổ phiếu thường. Khi một công ty giải thể thì người giữ cổ phiếu ưu đãi được chia phần tài sản của công ty trước những người giữ cổ phiếu thường nhưng rõ ràng là sau người có trái phiếu. Do đó, cổ phiếu ưu đãi cũng giống như một loại trái phiếu nhỏ mà không được sự bảo đảm của một trái phiếu, đồng thời lại không có tính hấp dẫn của một cổ phiếu thường, cứ tăng lên giá trị theo đà tăng trưởng của công ty. Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể tăng giá, nhưng tăng trưởng, với ý nghĩa là một phần của vốn cổ phần đang tăng trưởng, thì không. Trừ khi được đổi thành cổ phiếu thường, hoặc hiếm hoi hơn, trở thành một thứ cổ phiếu "dự phần chia lãi" của công ty.

Mệnh giá

Mệnh giá của một cổ phiếu ưu đãi có thể có ý nghĩa hơn mệnh giá của cổ phiếu thường. Có một lúc, đó chính là số tiền nhận được lúc bán đầu tiên. Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi có lợi tức cố định theo mệnh giá, điều đó có nghĩa là nếu giá của nó trên thị trường tăng lên thì lợi tức lại sụt một cách tương đối và ngược lại. Lợi tức hay biến động như vậy đã gây khó khăn cho thị trường cổ phiếu ưu đãi vì người đầu tư không muốn mua một món hàng bị sụt giá mau lẹ như vậy trong một khoảng thời gian ngắn.

Lợi tức có thể điều chỉnh

tới việc định ra một tỷ lệ lợi tức có thể điều chỉnh, cũng tương tự như những trái phiếu có lợi tức thả nổi mà chúng ta sẽ nghiên cứu sau này, cổ phiếu ưu đãi có mức lợi tức có thể điều chỉnh đặt ra một số công thức điều chỉnh lợi tức cổ phần theo từng thời kỳ. Điển hình định mức lợi tức của nó là 1% trên lãi suất của tín phiếu kho bạc ngắn hạn 3 tháng. Quan niệm này đem ra thực thi, đã tạo ra một thị trường tiền tệ gồm nhưn4 cổ phiếu ưu đãi mà thật sự là một công cụ ngắn hạn nhưng lại được miễn giảm thuế mà nhà nước vẫn dành cho các loại cổ phiếu. Các loại cổ phiếu ưu đãi có lợi tức điều chỉnh đã chiếm ưu thế trên thị trường cổ phiếu ưu đãi suốt những năm 1980.

Những tiện lợi về thuế

Có một thời, dư luận chung cho rằng cổ phiếu ưu đãi, vốn có nhiều rủi ro hơn trái phiếu, phải hưởng lợi tức cao hơn từ 1- 2% so với trái phiếu của cùng một công ty phát hành. Nhưng những quy định về thuế đã làm thay đổi giả định đó. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, lợi tức trên một cổ phần do một công ty trong nước phát hành cho một công ty khác trong nước mua được miễn thuế 70%, do đó, thuế suất thực tế mà công ty mua phải chịu là 10,2% trên những cổ phiếu ưu đãi (34% của 30% chịu thuế). Như vậy là tốt hơn rất nhiều so với thuế đánh vào các trái phiếu, do đó có điều có vẻ nghịch lý là cùng một công ty phát hành mà cổ phiếu ưu đãi có nhiều rủi ro hơn lại có mức lợi tức thấp hơn trái phiếu vốn an toàn hơn.

Thị trường mua bán những cổ phiếu ưu đãi chủ yếu là các doanh nghiệp chứ không phải là những người đầu tư tư nhân. Các công ty bảo hiểm hỏa hoạn và bảo hiểm tai nạn là những người mua nhiều nhất, nhưng những công ty tài chính và công nghiệp cũng không mua ít. Vì những người đầu tư tư nhân không được miễn giảm thuế như các công ty nên họ mua ít hơn, nhưng lợi tức tương đối khá và an toàn của cổ phiếu ưu đãi cũng hấp dẫn những cá nhân nào ít vốn, không thể tham gia thị trường trái phiếu do quy định của thị trường là phải mua tối thiểu một số lượng lớn trái phiếu nào đó mới được.

Quỹ thanh toán

Vì những cổ phiếu ưu đãi này không phải là trái phiếu nên chúng không có ngày đáo hạn. Nhưng thường cũng có các quỹ thanh toán (sinking funds) giống như để trả nợ vậy. Các doanh nghiệp phải để dành mỗi năm một số

tiền để mua lại những cổ phiếu ưu đãi ấy, đúng với mệnh giá hoặc thêm một số tiền thưởng nhỏ. Thay vì lập một quỹ thanh toán, nhiều công ty lập ra một quỹ mua lại (purchase fund) để mua lại những cổ phiếu này trên thị trường tự do chứ không phải thông qua một điều khoản mua lại vốn là đặc điểm của quỹ thanh toán.

Quyền bỏ phiếu

Có sự không đồng nhất trong quan niệm về quyền bỏ phiếu của cổ phiếu ưu đãi. Tronh khi thông luật cho rằng cổ phiếu thường có quyền bỏ phiếu (trừ khi có những quy định công khai hạn chế) thì không có một ý định nào như vậy đối với cổ phiếu ưu đãi, người mua cần đọc kỹ những điều khoản trong lời chào hàng của công ty phát hành xem có nói gì đến quyền bỏ phiếu không. Trong những năm gần đây, cổ phiếu ưu đãi không được quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp công ty không trả được lợi tức cổ phần hàng quý trong một thời hạn nhất định (thí dụ như 4 quý liên tiếp - tùy quy định). Khi cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành cổ phiếu thường thì thường là nó có quyền bỏ phiếu theo những điều khoản về chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Toàn cảnh Thị trường Chứng khoán phần I: Thị trường chứng khoán là gì? (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)