Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 66 - 115)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nguyên nhân

Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tƣ XDCB ở Quảng Ninh thời gian qua xảy ra do một số nguyên nhân sau:

Một là, Công tác quản lý Nhà nước

- Công tác quy hoạch chƣađi trƣớc một bƣớc làm căn cứ để xác định địa điểm đầu tƣ, việc công khai hoá các quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ còn hạn chế vì vậy gây khó khãn cho công tác giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch và kế hoạch đề ra.

- Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm về vốn đầu tƣ và danh mục các dự án ýu tiên đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội chƣađƣợc quan tâm; bố trí vốn cho các dự án dàn trải .

Thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những chủ thể liên quan đến việc xẩy ra tình trạng thất thoát, lãng phí đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc ngãn ngừa thất thoát, lãng phí.

- Công tác kiểm tra, thanh tra đầu tƣ xây dựng, giám định, đánh giá chất lƣợng công trình xây dựng còn yếu cả về đội ngũ, tổ chức thực hiện và chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa đáp ứng yêu cầu chống thất thoát, lãng phí, chƣa phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên, đồng bộ giữa những cơ quan, tổ chức cùng ngăn chặn, chống lãng phí. Chƣa thật sự huy động đông đảo nhân dân tham gia chống lãng phí. Chƣa có cơ chế bảo vệ những ngƣời phát hiện, lên án các hành vi lãng phí.

Hai là, năng lực yếu kém của công chức quản lý ĐTXD, quản lý tiền tệ và các chủ thể thị trườ ng xây dựng nhƣ: chủ đầu tƣ, quản lý dự án, tƣ vấn, nhà thầu, nhà cung cấp, ... Nhìn chung hoạt động của lực lƣợng này còn

thiếu tính chuyên nghiệp; Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp chƣa đƣợc đề cao và coi trọng.

Ba là, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chƣa đƣợc chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực còn hạn chế, thiếu hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Mặt khác, lãnh đạo một số ngành và địa phƣơng cũng chƣa nhận thức đầy đủ đƣợc vị trí, vai trò của công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ trong quản lý đầu tƣ nói chung.

Bốn là, chất lượng của các tổ chức tư vấn đầu tư còn thấp; khi xây dựng dự án và thiết kế kỹ thuật lập tổng dự toán chƣa tuân thủ các quy chuẩn, đơn giá, định mức... gây nên lãng phí lớn. Năng lực của các chủ đầu tƣ chƣa kịp đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý; không kiểm tra, giám sát đƣợc các tổ chức tƣ vấn, các nhà thầu. Công tác giám sát thi công còn mang tính hình thức.

3.3.2. Biện pháp chống thất thoát, lãng phí trong ĐTXDCB sử dụng vốn NSNN đã thực hiện ở Quảng Ninh trong những năm qua

3.3.2.1 Tổ chức, chỉ đạo học tập, tuyên truyền, phổ biến luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

UBND tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến đội ngũ chủ chốt của tỉnh và cán bộ chủ chốt của cấp huyện. Sau hội nghị của Tỉnh, thủ trƣởng các sở, ban ngành, các đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai, tuyên truyền phổ biến, quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến cán bộ lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công chức, viên chức…

Căn cứ vào chƣơng trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản hƣớng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ƣơng, ý kiến tham mƣuđề xuất của các ngành, địa phƣơng trong tỉnh, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 30/5/2006 ban hành Chƣơng

trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm cụ thể hoá các nội dung tổ chức thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của tỉnh đồng thời đề ra các mục tiêu, yêu cầu và biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Thực hiện chủ trƣơng này thì Quảng Ninh đã đạt đƣợc một số kết quả trong công tác tiết kiệm, chống lãng phí trong XDCB. Đối với chủ trƣơng chi xây dựng trụ sở làm việc nhà công vụ và các công trình kiến trúc khác: từ năm 2006 đến nay, việc xây dựng trụ sở làm việc, nhà công vụ và các công trình kiến trúc khác thuộc tài sản công đƣợc hạn chế tối đa; hiện tại dự án liên cơ quan của Tỉnh Quảng Ninh đang hoàn thiện để sắp xếp nơi làm việc cho nhiều Sở, Ban, Ngành vào làm việc nhằm tiết kiệm quỹ đất xây dựng, những vị trí làm việc cũ của các Sở, Ban, Ngành có lợi thế thƣơng mại Tỉnh chủ trƣơng cho đấu giá để tạo nguồn vốn đầu tƣ các công trình phúc lợi của Tỉnh nhƣ: Trụ sở cũ của Sở Công thƣơng, …

3.3.2.2 Ban hành hệ thống văn bản pháp luật và tăng cương sự quản lý của cơ quan chức năng

Bên cạnh việc quán triệt thực hiện những văn bản pháp luật của nhà nƣớc, căn cứ vào đặc điểm riêng của Tỉnh, Quảng Ninh còn ban hành hàng loạt văn bản pháp quy nhằm tăng cƣờng sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh, cụ thể:

Một là, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một hệ thống văn bản liên quan tới hoạt động ĐTXD từ nguồn NSNN làm cơ sở cho hoạt động quản lý trong lĩnh vực này

Về cơ bản, hệ thống văn bản quy định, hƣớng dẫn, uỷ quyền, phân cấp về XDCB do địa phƣơng ban hành đảm bảo đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý hoạt động xây dựng nói chung, đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn NSNN nói riêng.

+ Về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình và phân cấp: UBND tỉnh đã ban hành Quy định về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử

dụng nguồn vốn ngân sách của địa phƣơng (Quyết định số 1888/2007/QĐ- UBND ngày 01/6/2007), quy định về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình s ử dụng nguồn vốn ngoài NSNN trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 2222/2007/QĐ-UBND ngày 28/6/2007).

+ Về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình: Tỉnh đã ban hành hƣớng dẫn điều chỉnh chi phí đầu tƣ xây dựng công trình (Quy định hƣớng dẫn lậ p và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 500/2008/QĐ-UBND ngày 21/02/2008 thực hiện Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình).

+ Về giám sát đầu tƣ của cộng đồng: Trên cơ sở Quy chế giám sát đầu tƣ của cộng đồng ban hành tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ; Thông tƣ liên tịch số: 04/2006/TTLT ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Ban thƣờng trực UBMT Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4808/QĐ-UBND ngày 12/12/2007 quy định về trách nhiệm cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan trong thực hiện công tác giám sát đầu tƣ của cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, hệ thống văn bản quy định, hƣớng dẫn về quản lý đầu tƣ XDCB do UBDN tỉnh Quảng Ninh ban hành là phù hợp và thống nhất, tƣơng đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, trong hệ thống văn bản quy định, hƣớng dẫn thực hiện cũng còn một số nội dung thiếu thống nhất, hoặc chồng chéo:

+ Quy định về quy trình xem xét chấp thuận địa điểm xây dựng còn có sự thiếu thống nhất giữa 02 quyết định đang còn hiệu lực (Quy định về trình tự chấp thuận địa điểm xây dựng, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 4444/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 và Quy định về liên thông giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, ban hành kèm theo Quyết định số 618/2007/QĐ-UBND ngày 13/2/2007).

+ Quy định về lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng công trình, dự án đơn lẻ tại Khoản 2, Điều 4, bản Quy định về trình tự chấp thuận địa điểm xây dựng, lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số: 4444/QĐ-UBND ngày 29/11/2007.

Các quy định, hƣớng dẫn trên của địa phƣơng đều đƣợc triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo tính hiệu lực. Song, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn hạn chế.

Hai là, cải cách thủ tục đầu tƣ XDCB

Trên cơ sở quy định của pháp luật về đầu tƣ, UBND tỉnh đã quyết định phân cấp đầy đủ cho cấp huyện (Phân cấp trong quyết định đầu tƣ tại Quyết định số 1888/2007/QĐ-UBND ngày 01/6/2007; phân cấp nhiệm vụ chi đầu tƣ phát triển tại Quyết định số 530/2008/QĐ-UBND ngày 26/02/2008). Việc thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tƣ đều đƣợc các cơ quan thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo quy trình, thời hạn quy định, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ba là,Tăngcƣờng hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý vi phạm: + Năm 2007, ngành thanh tra đã hoàn thành kết luận 28 cuộc thanh tra 48 dự án, công trình. Trong đó, 37 dự án, công trình có sai phạm. Tổng giá trị các phần việc sai phạm phát hiện đƣợc là 3,807 tỷ đồng; đã kiến nghị xử lý về kinh tế 3,807 tỷ đồng, thu hồi nộp ngân sách 0,707 tỷ đồng, giảm cấp phát vốn đầu tƣ 1,873 tỷ đồng.

Bốn là, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nƣớc Quảng Ninh tăngcƣờng công tác kiểm soát chi đầu tƣ XDCB, kết quả đạt đƣợc:

+ Năm 2007: Kho bạc NN Quảng Ninh đã từ chối không thanh toán 189 khoản chi với số tiền là 7.884 triệu đồng đóng góp phần tiết kiệm chi ngân sách. Trong đó công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ: đã giảm trừ

146 phiếu giá và bảng kê thanh toán với số tiền 6.479 triệu đồng (vƣợt dự toán 4.101 triệu đồng, sai chế độ đơn giá 1.036 triệu đồng, sai phạm khác 1.360 triệu đồng). Kiểm soát chƣơng trình mục tiêu đã loại bỏ không thanh toán 62 nội dung chi với số tiền 1.289 triệu đồng do vƣợt dự toán, sai định mức đơn giá, sai số học….

+ Quý I/2008 KBNN Quảng Ninh đã từ chối không thanh toán 30 khoản chi với số tiền 2.360 triệu đồng góp phần kiết kiệm chi ngân sách. Trong đó công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ và vốn chƣơng trình mục tiêu đã loại trừ 27 phiếu giá và bảng kê thanh toán với số tiền 2.358 triệu đồng. Lý do từ chối các khoản chi này là: chi vƣợtđịnh mức, sai chế độ, vƣợt dự toán, vƣợt khối lƣợng, sai số học và sai khác.

Về việc thẩm định quyết toán vốn đầu tƣ XDCB: Trong công tác quản lý, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1888/QĐ-UBND ngày 01/06/2007 quy định về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng công trình xây dựng sử dụng vốn NSĐP làm căn cứ thống nhất thực hiện nên thời gian thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tƣ, thanh quyết toán tiến hành thuận lợi, đảm bảo tiến độ đúng thời gian theo quy định.

Việc thẩm tra, phế duyệt quyết toán dự án hoàn thành tại Sở Tài chính đã đƣợc tiến hành thực hiện theo đúng quy định, bám sát quy trình, trình tự thủ tục đầu tƣ XDCB và đúng định mức tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Kết quả thực hiện thẩm định kế hoạch thầu và kết quả đấu thầu năm 2007 đã thẩm định đƣợc 141 dự án chủ đầu tƣ trình vói tổng số tiền là 841 tỷ đồng, kết quả đấu thầu đã đƣợc phê duyệt số tiền 821 tỷ đồng giảm chi gần 20 tỷ đồng.

Trong những năm qua công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ ở Quảng Ninh đã đƣợc cải thiện. Đối với công tác quyết toán: Đa số hồ sơ của các chủ đầu tƣ gửi đến Sở Tài Chính đều chậm so với quy định. Đến năm 2008-2009 mới có một số công trình tập hợp hồ sơ quyết toán kịp thời nhƣ Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí…. Tuy vậy đa số các hồ sơđều không cập nhật đầy đủ các hồ sơ

pháp lý làm căn cứ, phải bổ sung nhiều làm ảnh hƣởng đến công tác quyết toán. Kết quả thực hiện quyết toán dự toán hoàn thành từ 2008-2009 tại Quảng Ninh nhƣ sau:

Bảng 3.6 - Kết quả thực hiện quyết toán dự án hoàn thành 2008 - 2009 Số dự án phê duyệt Tổng giá trị quyết

toán (triệu đồng)

Tiết kiệm chi NS (triệu đồng)

Năm 2008 240 1.070 22.000

Năm 2009 220 849.736 29.261

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh

+ Năm 2008: đã thẩm định và phê duyệt 240 dự án với tổng giá trị quyết toán là 1.070 tỷ đồng. Qua thẩm tra đã loại trừ tiết kiệm chi cho ngân sách 22 tỷ đồng.

+ Năm 2009: đã thẩm định và phê duyệt 220 dự án với tổng giá trị quyết toán là 849,739 tỷ đồng. Qua thẩm tra đã loại trừ tiết kiệm chi cho ngân sách 29,261 tỷ đồng.

Thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ trƣớng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tƣ XDCB và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát và tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các Sở Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với các địa phƣơng, đơn vị thực hiện rà soát lại các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tƣ 2008 theo hƣớng loại bỏ các công trình không quả, đình hoãn, giãn tiến độ một số công trình, dự án chƣa cấp thiết, chƣa hoàn thành thủ tục đầu tƣ, các công trình còn vƣớng mắc nhiều đền bù, GPMB…. với tổng số tiền là 30.698 triệu đồng (trong đó: đình hoãn khởi công 29 dự án, công trình giảm 20.498 triệu đồng, giãn tiến độ 07 dự án, công trình giảm 10.200 tr.đồng).

Đến nay theo thống kê chƣađầy đủ của Sở Tài chính, đến tháng 8/2009 còn 258 dự án, công trình đã hoàn thành đƣa vào sử dụng chƣađƣợc quyết toán với giá trị khoảng 1.091 tỷ đồng. Trong đó số hồ sơ Sở Tài chính đã tiếp

nhận và đang trong quá trình thẩm tra là 121 dự án, còn lại 137 dự án chƣa có hồ sơ quyết toán gửi.

3.3.2.3 Sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và các khâu của quá trình đầu tư XDCB

Năm 2009, tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc nhiều kết quả cao trong mọi mặt phát triển KT-XH, trong đó đặc biệt giải ngân vốn XDCB đạt 173% kế hoạch năm. Ở phía sau tốc độ giải ngân này, công tác GPMB đã đƣợc tỉnh tổ chức thực hiện với kết quả lớn.

Do tính chất quan trọng và đặc thù của công tác bồi thƣờng, GPMB nên ngay sau khi Tỉnh ủy ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo bồi thƣờng GPMB cấp tỉnh, các địa phƣơng trong tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đồng thời ban hành qui chế họat động nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Với thuận lợi này, cùng sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, công tác GPMB đã đƣợc đẩy nhanh tiến độ.

Đối với dự án trọng điểm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, hằng tháng họp kiểm điểm tiến độ và có chỉ đạo cụ thể đối với từng ngành, địa phƣơng và chủ đầu tƣ. Với các dự án có khó khăn, vƣớng mắc kéo dài, các ngành phối hợp cùng địa phƣơng đã xem xét cụ thể khó khăn vƣớng mắc của từng dự án, đề xuất với UBND tỉnh xem xét chỉ đạo,

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 66 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)