5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương và chi NSNN
- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân (theo giá so sánh ) (%); - Thu ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng);
- Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP (%);
- So sánh chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN trên địa bàn (%); - Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên trong NSĐP (%); - Cơ cấu chi đầu tƣ phát triển phân theo loại XDCB (XDCB xây lắp và XDCB khác) (%);
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu Kinh tế - Kỹ thuật
- Kết luận và kết quả số liệu thanh tra, kiểm toán trong các Báo cáo kiểm toán quyết toán vốn ĐTXDCB Dự án (công trình) hoàn thành của các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT TRONG SỬ DỤNG VỐN NSNN VÀO ĐẦU TƢ XDCB
TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN (2009-2011) 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Thuận lợi
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý 210
- 220 40' vĩ độ bắc, 1060
26'- 1080 31‟kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Quảng Ninh có đƣờng biên giới đất liền 132km từ Tràng Vĩ (Móng Cái) đến giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với 250 km bờ biển kéo dài từ cửa Bắc Luân (Trà Cổ) đến đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Tây giáp thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dƣơng, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.239,243 km2
trong đó diện tích đất liền 5.938 km2, vùng vịnh, biển (nội thuỷ) chiếm 2.448,853 km2, chiếm 1,8 % diện tích cả nƣớc. Diện tích mặt biển rộng trên 6.000 km2, hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh... Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển và cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTXD.
Một là, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ đa dạng, phong phú (cát, cao lanh, titan...); Cát trắng là loại nguyên liệu quý đối với công nghiệp thuỷ tinh ở nƣớc ta và các nƣớc khác. Đến nay vùng đồi Giếng Đáy vẫn là trung tâm sản xuất gạch ngói của Quảng Ninh bởi trữ lƣợng của nó còn hàng trăm triệu tấn. Gạch ngói Giếng Đáy đã xuất khẩu đến trên 50 nƣớc trên thế giới. Gạch ngói Giếng Đáy đã góp phần đáng kể trong việc tạo lập những công trình có chất lƣợng và đẹp.
Với nguồn đá vôi trữ lƣợng lớn, tiếp theo nhà máy xi măng Hà Tu, Lam Thạch, ba nhà máy xi măng lần lƣợt khánh thành và đi vào hoạt động trong
những năm gần đây là: Thãng Long, Hạ Long, Cẩm Phả, đã góp phần bổ sung vào nguồn vật liệu xây dựng lớn là xi mãng và gạch xi mãng với giá cạnh tranh do cự ly vận chuyển gần.
Đá cổ Tấn Mài (huyện Quảng Hà) là loại đá quý. Đây là loại đá kết tinh từng khối lớn, màu trắng nhờ, rất nhiều vân đẹp. Quy mô và trữ lƣợng đá cổ Tấn Mài hết sức lớn, chƣa đánh giá hết. Đá Tấn Mài do có tính chất lý, hoá tốt nên đƣợc dùng để làm vật liệu cách điện, trang trí các công trình xây dựng, dùng trong mỹ thuật điêu khắc… Đá Tấn Mài là nguyên liệu sản xuất hàng trong nƣớc và cũng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Những nguồn tài nguyên này phần nào góp phần vào việc giảm chi phí xây dựng, tiết kiệm ngân sách cho những công trình sử dụng nguồn vật liệu này.
Hai là, hệ thống cảng biển, cảng thuỷ nội địa phong phú (gồm 6 cảng biển, hàng trăm cảng, bến thuỷ nội địa). Đặc biệt Khu Công nghiệp - cảng biển Hải Hà, làm đầu mối vận tải cho cả miền Bắc và vùng Tây Nam Trung Quốc. Với hệ thống cảng biển này cộng với các cửa khẩu Quốc tế và Quốc gia, việc vận chuyển vật liệu xây dựng từ các vùng khác cũng nhƣ từ Trung Quốc, Hồng Kông sang đƣợc thuận lợi. Nhờ đó, công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh có nhiều thuận lợi về nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
Ba là, kinh tế Quảng Ninh những năm qua từng bƣớc phát triển ổn định và tốc độ tăng trƣởng duy trì ở mức cao. “Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thời kỳ 2000-2005 tăng bình quân 12,75%/năm, đạt kế hoạch đề ra, vượt 3,05% so với tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1996-2000, cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của cả nước. Trong 5 năm 2006-2010, GDP bình quân ở mức 12,35%/năm, năm 2006 GDP tăng 13,78%, GDP năm 2007 tăng 13,67%, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 1.063 USD, năm 2008 nền kinh tế cả nước bị ảnh hưởng nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới song kinh tế Quảng Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 13,02%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.206 USD, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 1.100 USD); năm 2009 GDP tăng trưởng 10,3%.” [28].
Thu ngân sách tăng góp phần chủ động nguồn vốn XDCB từ nguồn NSNN, cụ thể: “Năm 2008 tổng thu NSNN của Quảng Ninh đạt 14.232,6 tỷ đồng, bằng 136% dự toán, tăng 40% so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2009 đạt 16.427 tỷ đồng, đạt 119% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ. Hầu hết các địa phương đều tăng thu so với dự toán được như: Bình Liêu tăng 107%, Ba Chẽ tăng 94%, Tiên Yên tăng 43%, Hải Hà tăng 26%, Đông Triều tăng 24%, Hoành Bồ tăng 24%, Vân Đồn tăng 15%, Cẩm Phả tăng tăng 11%, Uông Bí tăng 13% ...” [28]. Do nguồn thu ngân sách tăng cho nên phần vốn dành cho đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở Quảng Ninh cũng gia tăng trong những năm qua.
3.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi tới hoạt động ĐTXD đã nêu trên thì thì Quảng Ninh cũng gặp không ít các yếu tố khó khăn đó là:
Thứ nhất, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long - kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới - Di sản thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh có nhiều bãi biển đẹp nhƣ: Bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn), Trà Cổ (Móng Cái) cùng các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn biển khác: Ba Mùn, Bái Tử Long, Cô Tô, ... Vì vậy các công trình xây dựng ở đây đòi hỏi phải có kiến trúc đẹp, phù hợp với từng cảnh quan, địa danh và đảm bảo mỹ quan chung của cả tỉnh cũng nhƣ không đƣợc thay đổi diện mạo địa chất các khu bảo tồn.
Thứ hai, địa hình của tỉnh Quảng Ninh tƣơngđối phức tạp chủ yếu là đồi núi đã chiếm 90% diện tích. Trong đó đất liền chiếm 87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, hải đảo chiếm 13% diện tích; diện tích biển trên 6000 km2
. Toàn tỉnh có tới 10/14 huyện, thị, thành phố có biển, đảo (trong đó có 2 huyện đảo); diện tích đảo chiếm 11,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với địa hình nhƣ vậy gây khó khăn về kết cấu các công trình xây dựng, vận chuyển vật liệu khó khăn với chi phí cao, nhất là đối với các công trình xây dựng tại các vùng biển đảo, đồi núi.
Thứ ba,Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu của các tỉnh miền Bắc nƣớc ta, vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Mùa hạ nóng ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam mang theo hơi nƣớc có độ muối cao. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa, gió đông bắc. Mƣa bão tập trung vào các tháng tƣ đến tháng mƣời, với lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2000mm- 2500mm. Các hiện tƣợng gió lốc xảy ra thƣờng vào tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 280C, thấp nhất là 160C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng 3; tần suất sƣơng muối thƣờng xảy ra vào tháng 12 và tháng 1. Điều kiện thời tiết nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng tới tiến độ thi công cũng nhƣ chất lƣợng các công trình xây dựng.
3.2. Thực trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN tại Quảng Ninh
3.2.1. Tình hình đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN (2009 - 2011)
3.2.1.1.Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế
Bảng 3.1 - Chi đầu tƣ từ NSNN trong tổng đầu tƣ xã hội trên địa bàn giai đoạn 2009 - 2011
Chỉ tiêu Nông lâm, Nông nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ, du lịch và Hạ tầng khác Tổng đầu tƣ xã hội (Tỷ. đ) 4.013 12.348 14.509
Cơ cấu đầu tƣ xã hội (%) 13% 40% 47%
Tổng đầu tƣ NSĐP (Tỷ. đ) 454 510 1.965
Cơ cấu đầu tƣ từ NSĐP (%) 15,5% 17,4% 67,1%
T. trọng đ. tƣ: NSĐP/ Tổng
ĐTXH (%) 11,3% 4,1% 13,54%
Tỷ trọng tổng sản lƣợng 9,74% 49,19% 41,07%
Tỷ trọng của GDP 2009 9,31% 47,5% 43,19%
Tỷ trọng của GDP 2011 8,5% 52,2% 39,3%
Nguồn: [ Cục thống kê Quảng Ninh]
Nhận xét: NSNN tỉnh Quảng Ninh đã bố trí tỷ trọng chi lớn hơn so với tỷ trọng chi của toàn xã hội đối với các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và kết cấu hạ tầng cơ sở, điều này chứng tỏ Ngân sách địa phƣơng đã tập trung đầu tƣ cho những lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên với
điều kiện cơ sở hạ tầng KT-XH còn thấp kém, tích luỹ nội bộ còn nhiều hạn chế, thì việc bố trí cơ cấu chi đầu tƣ phát triển những năm qua cũng đã từng bƣớc góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, tạo tiền đề thu hút đầu tƣđể đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH cho các năm sau.
3.2.1.2. Thực trạng vốn đầu tư XDCB phân theo một số công trình trọng điểm
“Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 2010 tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; ngân sách địa phƣơng đầu tƣ xây dựng cơ bản cả năm là 4.296.071 triệu đồng (tăng 2.522.417 triệu đồng và bằng 242% kế hoạch giao đầu năm). Với nguồn kinh phí tăng cao đã tập trung thực hiện đầu tƣ công trình trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiều dự án quan trọng đƣa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả đầu tƣ đáp ứng yêu cầu (Trƣờng THPT chuyên Hạ Long, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Cầu vƣợt đƣờng sắt ở Uông Bí và Cẩm Phả, Đƣờng Ao Cá - Cái Dăm, Tuyến tránh thị trấn Đông Triều, Đƣờng Tỉnh lộ 334 Vân Đồn, Quốc lộ 18 đoạn Mông Dƣơng - Móng Cái,…). Triển khai mới một loạt dự án giao thông lớn nhƣ: Cải tạo nâng cấp QL18C Tiên Yên-Hoành Mô (TMĐT: 785 tỷ); Tuyến đƣờng vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Vũ Oai-Quang Hanh (TMĐT 497 tỷ), Cải tạo nâng cấp Đƣờng tỉnh 340 huyện Hải Hà (286 tỷ), Cải tạo nâng cấp Đƣờng tỉnh 329 đoạn Mông Dƣơng - Ba Chẽ (284 tỷ), Dự án Đƣờng vào Khu công nghiệp Hải Hà và chuẩn bị điều kiện và thủ tục đầu tƣ một số dự án quan trọng mới nhƣ: Trung tâm Thể thao vùng Đông Bắc, Trung tâm Văn hóa, Thể thao, bảo tàng, thƣ viện, triển lãm tỉnh tại khu vực Cột 3, thành phố Hạ Long; Tuyến đƣờng vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long đoạn Cái Mắm - Đồng Đăng, Cầu Bắc Luân II, Quốc lộ 4B kéo dài qua Vân Đồn, Đƣờng nối TP Hạ Long với đƣờng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Đƣờng Chợ Rộc - Đò Lá - Tiền Phong….), Đến nay toàn tỉnh đã cơ bản giải ngân xong số vốn đầu tƣ xây dựng năm 2010”. [ Nguồn : Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010 số 105 /BC-UBND].
Sang năm 2011 “Tập trung nguồn tăng thu (trên 3.000 tỷ đồng) bổ sung vốn đầu tƣ phát triển, nâng tổng số vốn đầu tƣ phát triển năm 2011 lên 6.336 tỷ đồng, tăng gấp 2,66 lần so với kế hoạch giao đầu năm (KH đầu năm 2.381 tỷ đồng); ƣớc giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Nguồn vốn tăng thu đã đƣợc tập trung ƣu tiên bố trí cho các công trình, dự án quan trọng để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả sau đầu tƣ. Đồng thời, tập trung nguồn lực (1.507 tỷ đồng) triển khai Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Đã ứng vốn 464 tỷ đồng ngân sách tỉnh để triển khai một số công trình thuộc nguồn vốn Trung ƣơng để sớm hoàn thành các công trình quan trọng”. [ Nguồn : Báo cáo Tình hình KTXH năm 2011 số 108/BC-UBND].
Các công trình đã hoàn thành đƣa vào sử dụng trong năm 2011 và đang trong quá trình quyết toán vốn đầu TƢ để tiến hành thẩm tra phê duyệt quyết toán, gồm: “Bệnh viện Sản Nhi (TMĐT 135 tỷ đồng); Đầu tƣ xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (TMĐT 159 tỷ); Đƣờng bao biển núi Bài Thơ (339 tỷ); Đƣờng vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long (497 tỷ); Hệ thống điện chiếu sáng một số vị trí ven bờ Vịnh Hạ Long (138 tỷ) phục vụ Lễ hội du lịch Hạ Long 2011; San nền khu thể thao cột 3 (345 tỷ). Các công trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhƣ: Kè chống sói lở hạ lƣu sông Chanh (43 tỷ), các tuyến đê ngăn mặn thôn 4 xã Đồng Rui, Tiên Yên (62 tỷ), Đƣờng 334 (86 tỷ), sửa chữa đê biển xã Hải Xuân - Móng Cái (111 tỷ)…” [ Nguồn : Báo cáo Tình hình KTXH năm 2011 số 108/BC-UBND].
3.2.1.3. Tốc độ và tỷ trọng tăng GDP và chi NSĐP so với GDP
Kinh tế Quảng Ninh có tốc độ tăng trƣởng GDP duy trì ở mức cao, thu và chi NSNN tƣơng đối lớn, trong đó phần chi cho ĐTXDCB chiếm tỷ trọng đáng kể. Cụ thể:
Bảng 3.2 - Tốc độ và tỷ trọng tăng GDP và chi NSĐP so với GDP P Tốc độ tăng GDP địa
phương (Giá S.sánh 1994)
Tỷ trọng chi NSĐP/ GDP của địa phƣơng
Tốc độ tăng chi NSĐP (so cùng kỳ) 2009 10,6% 8.951 tỷ / 11.852,7 tỷ *100 = 75,5% 7,9 % 2010 12,7% 8.550 tỷ /13.358 tỷ * 100 = 64% 11% 2011 12,1% 12.579,4 tỷ /14.920 tỷ*100 = 84,3% 47%
[ Nguồn : Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010 số 105 /BC-UBND; Báo cáo Tình hình KTXH năm 2011 số 108/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh]
Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy:
- Tỷ trọng GDP của địa phƣơng luôn tăng và đạt mức trên 10% và có xu hƣớng tăng trong năm 2011. Tỷ trọng chi NSĐP so với GDP của địa phƣơng luôn đạt mức trên 60% và có xu hƣớng tăng . Năm 2011 đột ngột tăng mạnh là do ảnh hƣỏng của lạm phát, giá cả leo thang.
- Tốc độ tăng chi ngân sách cao nhất vào năm 2011 đạt 47% so với năm 2010. Số liệu này cho thấy NSNN đã đƣợc dùng để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, trong đó có phần vốn dành cho đầu tƣ XDCB.
3.2.1.3. Chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN cho Đầu tư trên địa bàn
Bảng 3.3 - So sánh chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN trên địa bàn Năm
Tổng chi NSNN trên địa bàn (%)
Trong đó (%) Chi đầu tƣ (%) Chi thƣờng xuyên (%) NSTW NSĐP NSNN NSĐP NSNN NSĐP 2009 100 15,33 84,67 100 89,1 100 86,04
2010 100 8,57 91,43 100 90,02 100 91,11
2011 100 12,73 87,27 100 86,04 100 88
Nguồn:[ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh]
Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy:
Theo chế độ phân cấp hiện hành (của Luật NSNN), thì hầu hết các khoản thu NSNN trên địa bàn đã để lại 100% cho các địa phƣơng, nhƣng nguồn thu này trong những năm qua vẫn chƣa đủ để cân đối chi NSĐP, số
tỉnh phải nhận trợ cấp của NSTW còn nhiều, trong đó có Tỉnh Quảng Ninh. Theo số liệu thống kê tình hình thu, chi ngân sách từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy Ngân sách tỉnh Quảng Ninh vẫn phải tiếp tục nhận bổ sung từ Ngân sách Trung ƣơng, song xu hƣớng số trợ cấp giảm dần.
3.2.1.4.Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tư trong chi NSĐP
Bảng 3.4 - Cơ cấu và tỷ trọng chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên trong chi NSĐP
Năm Tổng tiền Tổng số Chi đầu tƣ PT Chi thƣờng xuyên
(Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2009 8.951,2 100 3.276,0 36,6% 5.675,2 63,4% 2010 8.550,0 100 4.763,6 55,7% 3.649,0 44,3% 2011 12.199,0 100 6.525,0 53,5% 5.637,0 46,5% + 29.700,2 174,4 14.564,6 14.961,2
[ Nguồn : Báo cáo tình hình KT-XH năm 2010 số 105 /BC-UBND; Báo cáo Tình hình KTXH năm 2011 số 108/BC-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh]