Nguyên nhân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 47 - 77)

Từ thực tế có thể thấy những hạn chế đã nêu của công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Vietinbank xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, nhận thức về vai trò của thẩm định đối với các Dự án điện chưa cao

Lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của Vietinbank chưa nhận thức đúng được vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư trong ngành điện. Kết quả thẩm định còn đặt sau các điều kiện về tài sản đảm bảo, quan hệ hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp ngành điện đặc biệt là với Tập đoàn điện lực Việt Nam và các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Hiện tại, hầu hết doanh nghiệp thuộc ngành điện có quan hệ tín dụng tại Vietinbank chủ yếu vay vốn dưới hình thức tín chấp. Ngoại trừ các dự án mang tầm vóc quốc gia được bảo lãnh của Chính phủ hoặc của Tập đoàn điện lực Việt Nam còn lại các dự án điện (nguồn, đường dây) thường được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và toàn bộ các quyền thụ hưởng của chủ đầu tư từ dự án (quyền khai thác tài nguyên ..). Hình thức thế chấp này bộc lộ nhiều bất cập do ngân hàng chưa thể đánh giá hết được hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, nhiều cán bộ thẩm định lại đặt bài toán giá trị tài sản đảm bảo lên trên bài toán hiệu quả tài chính của dự án.

Thứ hai, tổ chức công tác thẩm định chưa hợp lý.

Do chưa có sự chuyên môn hóa, tách rời giữa chức năng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng với chức năng quản lý tín dụng nên chất lượng công tác thẩm định dự án không cao. Cán bộ thẩm định đồng thời làm nhiệm vụ theo dõi quản lý khoản vay nên thời gian bố trí cho thẩm định nhiều khi không hợp lý. Thêm vào đó yêu cầu về trình độ thẩm định và theo dõi quản lý khoản vay là khác nhau nên việc bố trí cán bộ tín dụng làm thẩm định đã làm giảm hiệu quả thẩm định. Các cán bộ thẩm định dự án thuộc ngành điện không chỉ là người có trình độ nghiệp vụ ngân hàng cao mà còn phải là người rất am hiểu về kỹ thuật của ngành điện, nhưng điều này lại rất thiếu ở Vietinbank.

Thứ ba, quy trình và nội dung thẩm định dự án chưa cụ thể

Sổ tay tín dụng và các văn bản dướng dẫn của Vietinbank đa phần mới chỉ có những hướng dẫn chung đối với quá trình thẩm định dự án mà chưa đi sâu chi tiết cụ thể cách thức tiến hành từng bước như thế nào, làm thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Thẩm định dự án đầu tư là một công việc phức tạp nên rất cần những

hướng dẫn cụ thể để các cán bộ thẩm định căn cứ vào đó khi kinh nghiệm của họ còn chưa nhiều và qua đó cũng sẽ làm giảm bớt đi các yếu tố chủ quan trong quá trình thẩm định.

Thứ tư, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định đôi khi vẫn còn nhiều quyết định mang tính chủ quan để cho vay nhằm đạt mức dư nợ cao.

Trong quá trình thẩm định, đôi khi các cán bộ thẩm định còn đưa ra các quyết định mang tính chủ quan đặc biệt là khi thẩm định các khách hàng quen thuộc của Vietinbank như Tập đoàn điện lực VN. Những nguồn thông tin về khách hàng đôi lúc không được cập nhật thường xuyên, đánh giá tình hình tài chính cũng như thẩm định các dự án của các khách hàng đó cũng thường thông qua bộ số liệu sẵn có của chính khách hàng dẫn tới những sự sai lệch đáng kể trong quá trình thẩm định. Nếu để nhiều yếu tố chủ quan tác động thì các cán bộ thẩm định sẽ không thể đưa ra được các kết luận mang tính chính xác cao và đảm bảo hiệu quả của các khoản vay.

Thứ năm, thiếu trang thiết bị và phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án

Các cơ sở vật chất để phục vụ quá trình thẩm định cũng còn nhiều hạn chế mặc dù đã trang bị rất nhiều máy tính nhưng vẫn chưa đảm bảo hoàn toàn mỗi người một máy vi tính và máy in. Những phần mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định để sử dụng tại chi nhánh là chưa có. Các công cụ dự báo và phân tích cũng còn rất nhiều hạn chế. Chủ yếu sử dụng phần mềm thông dụng là Excel đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống các văn bản hướng dẫn công tác thẩm định còn nhiều bất cập

Nhìn chung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới cho vay dự án tương đối ít và chưa hoàn chỉnh. Tính đến nay các văn bản đề cập tới vấn đề thẩm định dự án chỉ có:

Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án và báo cáo đầu tư.

hướng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, sửa đổi bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư.

Thông tư số 08/2005/ TT-BXD ngày 06/05/2005 của Bộ xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ.

Hệ thống các văn bản này còn thiếu tính đồng bộ và có nhiều sự chồng chéo. Mỗi bộ ban ngành lại có những quy định riêng trong việc lập và thẩm định dự án gây ra sự phức tạp khi tiến hành thẩm định và cập nhật những văn bản mới. Ngoài ra các quy trình thủ tục cũng còn khá nhiều rắc rối gây ra sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án. Một số ban ngành đã đưa ra được các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật, phân tích ngành khá chuẩn xác nhưng ngành điện vẫn chưa có. Do đó rất khó khăn cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác hiệu quả của dự án.

Thứ hai, do áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng

Hiện nay trên thị trường tài chính ngân hàng sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhiều khi các ngân hàng trở nên “dễ dãi” hơn trong việc quyết định cho vay nhất là để có được một khách hàng được coi là đặc biệt, có vị thế và tiềm lực mạnh trong nền kinh tế như Tập đoàn điện lực và các doanh nghiệp thuộc ngành điện thì ngân hàng nào cũng sẵn sàng bỏ qua những rào cản về cơ chế hoặc nới lỏng một số điều kiện trong thẩm định để quyết định cho vay. Chính vì thế dẫn đến kết quả thẩm định dự án đầu tư chưa sâu, chưa chính xác.

Thứ ba, do áp lực cho vay theo mệnh lệnh của Chính phủ

Là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, Vietinbank có nghĩa vụ phải xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của Nhà nước giao. Trước khi dự án được thẩm định tại Ngân hàng thì thường đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Hoạt động của Vietinbank bị chi phối bởi nhiều cơ quan Chính phủ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước do đó tính độc lập của Ngân hàng bị hạn chế. Các quyết định cho vay của Ngân hàng bị chi phối nhiều theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Đặc biệt đối với

ngành điện một trong những ngành được sự ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên nhiều dự án việc thẩm định của ngân hàng chỉ mang tính hình thức. Chẳng hạn như Dự án thủy điện Sơn La với tổng mức đầu tư hơn 5000 tỷ đồng được Chính phủ chỉ định cho vay miễn thẩm định. Như vậy, đối với các dự án dược Chính phủ chỉ định cho vay thì hiệu quả về mặt kinh tế xã hội lại mang tính tính quyết định đối với tài trợ dự án.

Thứ tư, do chính sách phát triển ngành điện của Chính phủ

Chính sách quản lý phát triển ngành điện vẫn còn nhiều bất cập, chưa ổn định và đảm bảo phát triển theo xu hướng hội nhập. Hiện nay, hoạt động của ngành điện Việt Nam vẫn nằm trong sự điều tiết của Nhà nước, Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ngành điện. Và trong ngành điện, Tập đoàn điện lực Việt Nam là doanh nghiệp đặc biệt quan trọng của Nhà nước, giữ vai trò chủ đạo, chi phối trong việc đảm bảo cung cấp điện năng cho phát triển KTXH của đất nước; theo đó, EVN được cơ cấu tập trung theo chiều dọc, chịu trách nhiệm phát triển, quản lý và vận hành các tài sản Quốc gia của ngành điện từ các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối. Với cơ cấu tổ chức và điều hành như trên và mặc dù đã có nhiều cải tiến, thị trường điện hiện tại thực chất là thị trường độc quyền một người bán với sự điều tiết đồng thời của nhiều cơ quan nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế: Hiệu quả sản xuất kinh doanh điện không cao, kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài... Chính vì vậy trong công tác thẩm định dự án của ngành điện, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do thời gian thu hồi vốn dài trong khi các chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ và liên tục thay đổi.

Thứ năm, trình độ lập và quản lý dự án của các chủ đầu tư nói chung còn kém

Các dự án đầu tư ngành điện đều được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền trước khi đề nghị vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên một số dự án còn sơ sài, cung cấp không đầy đủ thông tin khiến cho các cán bộ thẩm định mất nhiều thời gian để kiểm tra lại các nguồn thông tin và yêu cầu các chủ đầu tư cập nhật cũng như sửa đổi những thông tin sai sót do đó làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và hiệu quả của dự án. Một phần dẫn đến thực trạng đó là do các cán bộ ở nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm về lập dự án, các số liệu đưa ra thường mang tính chủ quan ít

được trải nghiệm thực tế, các ban quản lý thì chưa sâu sát đến dự án… Khâu lập dự án không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gây khó khăn trong quá trình thẩm định và không đảm bảo dự án sẽ hiệu quả trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, Chuyên đề đã khái quát hóa cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động và một số chỉ tiêu kinh doanh chính của Vietinbank. Tiếp theo, chuyên đề nêu ra xu hướng đầu tư các dự án điện trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận của Chương 1, chuyên đề đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Vietinbank bằng ví dụ minh họa là dự án “ Đường dây siêu cao áp 500 KV tại khu vực miền Trung” của Tập đoàn điện lực Việt Nam. Từ đó, chuyên đề có đánh giá những kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại Vietinbank, rút ra những hạn chế và phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGÀNH ĐIỆN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

3.1.1. Định hướng phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Thực hiện nghị quyết đại hội XI về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước năm 2011 - 2020 và yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam theo chỉ thị 275/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bước vào năm 2011, Vietinbank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hóa, tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu Vietinbank trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngân hàng cũng tiếp tục thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến năm 2015 trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Vietinbank đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu phấn đầu đến năm 2015 là:

- Phát triển kinh doanh: Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22 trong giai đoạn 2010 - 2015, dư nợ cho vay chiếm 75%-80% tổng tài sản, tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập đạt từ 25%-30%.

- Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính: Phấn đấu đến năm 2015 đạt được các thông số đánh giá an toàn theo quy định của tổ chức tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (COOK) đạt từ 8% trở lên. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 13%-15%, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt mức 2%.

- Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao. Đảm bảo an ninh tài

chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của Vietinbank. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu của Vietinbank, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng.

3.1.2. Định hướng cho vay đối với ngành điện của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Trong thời gian qua, Vietinbank đã xây dựng và phát triển mỗi quan hệ gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp ngành điện nói chung và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng. Mở rộng dư nợ cho vay đối với ngành điện góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh tăng trưởng quy mô tín dụng an toàn, hiệu quả. Vietinbank đã cho vay và cam kết cho vay nhiều dự án, dư nợ cho vay ngành điện đảm bảo ≤ 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank. Tuy vậy, thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro, không tập trung cao ở một lĩnh vực, ngành hàng, Hội đồng quản trị Vietinbank đã sớm đề ra yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay ngành điện. Đến nay, về cơ bản, tỷ trọng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Để hoạt động tín dụng phát triển bền vững, Tổng giám đốc đã ban hành công văn số 7744/CV- NHCT9 ngày 21 tháng 12 năm 2010 yêu cầu các chi nhánh thực hiện:

Thứ nhất, thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng, tình hình triển khai thực hiện và vận hành các dự án điện (đặc biệt các dự án nguồn điện, các dự án IPP) để có biện pháp quản lý tín dụng kịp thời, đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn.

Thứ hai, quản lý việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện, bảo đảm cơ cấu dư nợ cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh, đồng thời phát triển tương ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.

Thứ ba, quản lý việc cấp tín dụng (bao gồm giới hạn tín dụng và dư nợ tín dụng) đối với EVN và các doanh nghiệp trong nhóm EVN theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ.

Thứ tư, tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành phụ trợ ngành điện như

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 47 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w