Định hướng phát triển của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 53 - 55)

Thực hiện nghị quyết đại hội XI về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước năm 2011 - 2020 và yêu cầu phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam theo chỉ thị 275/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bước vào năm 2011, Vietinbank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hóa, tăng vốn nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đầu tư công nghệ hiện đại hóa ngân hàng, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị điều hành, sản phẩm dịch vụ, từng bước hội nhập quốc tế, nâng cao giá trị thương hiệu Vietinbank trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngân hàng cũng tiếp tục thực hiện mục tiêu tầm nhìn đến năm 2015 trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả và chủ lực của nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Vietinbank đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu phấn đầu đến năm 2015 là:

- Phát triển kinh doanh: Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20 - 22 trong giai đoạn 2010 - 2015, dư nợ cho vay chiếm 75%-80% tổng tài sản, tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập đạt từ 25%-30%.

- Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính: Phấn đấu đến năm 2015 đạt được các thông số đánh giá an toàn theo quy định của tổ chức tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (COOK) đạt từ 8% trở lên. Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt mức 13%-15%, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt mức 2%.

- Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh, phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất – tích hợp - ổn định cao. Đảm bảo an ninh tài

chính, an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động của Vietinbank. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu của Vietinbank, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng.

3.1.2. Định hướng cho vay đối với ngành điện của NH TMCP Công Thương Việt Nam

Trong thời gian qua, Vietinbank đã xây dựng và phát triển mỗi quan hệ gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp ngành điện nói chung và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng. Mở rộng dư nợ cho vay đối với ngành điện góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh tăng trưởng quy mô tín dụng an toàn, hiệu quả. Vietinbank đã cho vay và cam kết cho vay nhiều dự án, dư nợ cho vay ngành điện đảm bảo ≤ 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank. Tuy vậy, thực hiện nguyên tắc phân tán rủi ro, không tập trung cao ở một lĩnh vực, ngành hàng, Hội đồng quản trị Vietinbank đã sớm đề ra yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay ngành điện. Đến nay, về cơ bản, tỷ trọng này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Để hoạt động tín dụng phát triển bền vững, Tổng giám đốc đã ban hành công văn số 7744/CV- NHCT9 ngày 21 tháng 12 năm 2010 yêu cầu các chi nhánh thực hiện:

Thứ nhất, thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng, tình hình triển khai thực hiện và vận hành các dự án điện (đặc biệt các dự án nguồn điện, các dự án IPP) để có biện pháp quản lý tín dụng kịp thời, đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn.

Thứ hai, quản lý việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành điện, bảo đảm cơ cấu dư nợ cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh, đồng thời phát triển tương ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.

Thứ ba, quản lý việc cấp tín dụng (bao gồm giới hạn tín dụng và dư nợ tín dụng) đối với EVN và các doanh nghiệp trong nhóm EVN theo chỉ đạo của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ.

Thứ tư, tiếp tục mở rộng cho vay đối với các ngành phụ trợ ngành điện như cơ khí điện lực, xây dựng điện (là các ngành bổ trợ ngành điện).

Thứ năm, các chi nhánh chủ động xem xét, lựa chọn những khách hàng có năng lực tài chính (thông thường có vốn chủ sở hữu tham gia ít nhất là 30% tổng

mức đầu tư của dự án) và kinh nghiệm, kỹ thuật SXKD điện tốt, dự án có tính khả thi và hiệu quả cao, suất đầu tư thấp hơn những dự án có quy mô và công nghệ tương tự, thời gian triển khai dự án đầu tư (thông thường không quá 3 năm) và thu hồi vốn vay nhanh (từ 10 năm trở xuống) để thẩm định cấp tín dụng. Hạn chế cho vay đối với các dự án thủy điện, đặc biệt là các dự án thủy điện nhỏ có mức độ phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngành điện tại ngân hàng tmcp công thương việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w