Tuổi, giới

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị của fructosamin huyết thanh trong theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 58 - 60)

Tuổi có liên quan với sự phát triển bệnh đái tháo đường. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc đái tháo đường càng tăng và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất là nhóm tuổi từ 50 trở lên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân là 57,14 ± 13.2. Bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên chiếm 79%, trong đó gặp nhiều nhất là nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm 46%.

Trần Văn Hiên khi nghiên cứu tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 54,1 ± 8,8; nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ 33,3%.

Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, tuổi thọ của con người ngày càng cao và bệnh tật thường gia tăng với tuổi già, nhất là đái tháo đường. Khi cơ thể già chức năng tụy bị suy giảm; đồng thời những thay đổi về chuyển hoá glucose cũng tiến triển song hành với tuổi. Quá trình lão hoá là nguyên nhân quan trọng nhất của sự đề kháng insulin, cơ chế làm tăng tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Đồng thời những thay đổi về lối sống do tuổi tác là yếu tố đóng góp quan trọng.

Tuy nhiên, hiện nay đái tháo đường týp 2 ở người trẻ đang là thực tại đáng lo ngại. Nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhân dưới 30 tuổi. Vì vậy, cần tuyên truyền, giáo dục những kiến thức chung về bệnh đái tháo đường rộng rãi trong cộng đồng nhằm phát hiện bệnh sớm, làm chậm sự xuất hiện và làm giảm mức độ nặng các biến chứng của bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau trong các nghiên cứu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh của nữ giới cao hơn nam giới vởi tỷ lệ mắc bệnh là 63.0% và 37.0%. Theo Marisa.J và cộng sự, tại Nhật Bản, Ấn Độ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam cao hơn nữ, nhưng tại Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường đối với nữ cao gấp 3 - 4 lần so với nam

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Đái tháo đường thường đi kèm với rối loạn nồng độ lipid và lipoprotein máu cũng như rối loạn về chất lượng các lipoprotein, đây cũng là yếu tố chính gây xơ vữa động mạch. Thiếu insulin và tình trạng kháng insulin là cơ chế chính đưa đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Đặc điểm nổi bật là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, tăng LDC - C và giảm HDL - C , .

Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ rối loạn cholesterol máu toàn phần 48.6% (cholesterol toàn phần trung bình là 5.2 ± 1.3), tăng triglycerid 31.5% (triglycerid trung bình là 2.3± 2.3), tăng LDL - C 41.9% và giảm HDL - C 12.4%, tỷ lệ bệnh nhân bị đồng thời rối loạn cả 4 thành phần mỡ máu chiếm 21.9%.

Cook CB, Erdman DMC nghiên cứu đái tháo đường ở người Mỹ gốc Phi có 58% người bệnh tăng LDL - C, 26% người bệnh giảm HDL - C . Nghiên cứu của Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình cho kết quả tỷ lệ rối loạn lipid máu là 65,3%, trong đó tăng cholesterol máu toàn phần chiếm 53%, tăng triglycerid chiếm 40%, tăng LDL - C chiếm 42,9% và giảm HDL - C chiếm 20% . Nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn chuyển hoá lipid máu trong bệnh đái tháo đường thường rối loạn nhiều chỉ số với nhau. Vì vậy, phải đồng thời định lượng nhiều chỉ số và theo dõi thường xuyên hoặc định kỳ để phát hiện sớm những rối loạn lipid máu, dự phòng tốt hơn biến chứng bệnh đái tháo đường.

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị của fructosamin huyết thanh trong theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (Trang 58 - 60)