Kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh vẩy (lepidoptera) tại xã văn nho huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)

Những năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Văn Nho đã có nhiều cố gắng từng bƣớc đi lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng về

mọi mặt, tuy nhiên Văn Nho hiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn và thử thách và nền kinh tế phát triển chƣa có định hƣớng và còn thiếu đồng bộ.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế của xã, ngành nông lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng, có vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế. Năm 2005 giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 9674 triệu đồng, chiếm 88.48% tổng giá trị sản xuất. Ƣớc tính đến cuối năm 2014 giá trị sản xuất đạt 15.559 triệu đồng, chiếm 83.51% tổng giá trị sản xuất. Điều này phản ánh rõ tiềm năng, thế mạnh của xã Văn Nho tập trung chủ yếu vào ngành nông, lâm nghiệp.

- Ngành nông nghiệp: phát triển theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Chuyển đối cơ cấu giống lúa sang trồng lúa lai có chất lƣợng cao, thay thế dần giống lúa có năng suất thấp, nâng cao hiệu quả trồng rau màu, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi đƣợc một số khu vực đất trống sang trồng cây nông nghiệp. Đồng thời tăng số lƣợng, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm theo mô hình sản xuất quy mô hộ gia đình. Tốc độ tăng trƣởng đạt 9.1%.

- Ngành thủy sản: Do địa hình tƣơng đối phức tạp, nguồn nƣớc còn hạn chế, một số ao nuôi trồng thủy sản ngƣời dân không đầu tƣ mà chỉ nuôi thả tận dụng, chƣa mang tính sản xuất hàng hóa.

- Ngành lâm nghiệp: Trong những năm qua do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm trong lâm nghiệp tƣơng đối lớn. Tuy nhiên công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng đã có nhiều tiến bộ, rừng đƣợc phục hồi và phát triển nhanh. Diện tích rừng hiện nay đều đã có chủ.

Trong xã có một số hộ gia đình đã biết chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lí, đạt hiệu quả kinh tế cao, có hàng hóa từ sản xuất nông lâm nghiệp trao đổi ra thị trƣờng, đây là diểm sáng kiến cần phát huy mở rộng ra toàn xã.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài côn trùng bộ cánh vẩy (lepidoptera) tại xã văn nho huyện bá thước tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 37)