Khi rừng bị tác động, thành phần cấu trúc thảm thực vật thay đổi và ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến côn trùng bộ Cánh vẩy theo nhiều cách khác nhau. Khi rừng bị tàn phá, các sinh cảnh tự nhiên bị phá vỡ thay vào đó là trảng cỏ, cây bụi và khoảng trống. Khi đó các loài côn trùng bộ Cánh vẩy phân bố hẹp sống gắn liền với rừng buộc phải di chuyển đến khu rừng khác để tiếp tục sống. Nếu các khu rừng bị ngăn cách bởi một khoảng trống khá xa thì chúng không thể di chuyển đƣợc khi đó quần thể sẽ bị suy giảm.
Vì vậy, hiện nay các loài côn trùng bộ Cánh vẩy không chỉ đóng vai trò làm đẹp, du lịch sinh thái mà chúng còn góp phần đóng vai trò làm chất chỉ thị cho từng loại sinh cảnh. Những khu vực xuất hiện nhiều loài côn trùng bộ Cánh vẩy thì khu vực đó chất lƣợng rừng tại khu vực đó còn tốt. Đa số các loài côn
trùng bộ Cánh vẩy sau khi vũ hóa chúng thƣờng di chuyển đi nơi khác, di chuyển để tìm kiếm nguồn thức ăn, điều kiện sống phù hợp với mình cũng có những loài chỉ di chuyển khoảng cách khá ngắn một vài mét, những loài này đƣợc sử dụng nhƣ là chất chỉ thị của môi trƣờng sinh thái hay chất lƣợng rừng hoặc có thể đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua việc theo dõi sự biến động của quần thể theo thời gian.
Trong khu vực nghiên cứu tại xã Văn Nho thì một số loài côn trùng bộ Cánh vẩy có thể đƣợc sử dụng làm chất chỉ thị cho môi trƣờng sinh thái. Các loài côn trùng bộ Cánh vẩy thƣờng có cuộc sống gắn bó với rừng, vì rừng là nơi cung cấp thức ăn nơi trú ngụ. Mỗi loài có một đặc tính sinh học riêng cho nên chúng thích nghi ở những trạng thái sinh cảnh khác nhau. Khi các trạng thái sinh cảnh bị thay đổi hoặc tàn phá thì sẽ ảnh hƣởng rõ rệt đến chúng. Các loài côn trùng bộ Cánh vẩy có đời sống gắn chặt với rừng nhƣ loài Ariadne ariadne pallidior Frushtofer thuộc họ Nymphalidae (bƣớm giáp), loài Mycalesis perseoides Moore, 1892 họ Satyridae (bƣớm Mắt Rắn) và Attacus atlas
Linnaeus, 1758 thuộc họ Staturniidae (bƣớm ma) có thể sử dụng nhƣ là chất chỉ
thị cho môi trƣờng hệ sinh thái.