2.5.3.1. Xử lí số liệu theo phương pháp điều tra tuyến
- Kiểm tra số liệu, sắp xếp số liệu quan sát theo thứ tự thời gian, theo tuyến điều tra
- Quan sát, đo đếm, giám định tên mẫu vật. - Tính các đặc trƣng thống kê.
- Vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.
2.5.3.2. Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp điều tra theo điểm trên tuyến.
- Kiểm tra số liệu, sắp xếp số liệu quan sát theo thứ tự thời gian, theo tuyến điều tra và theo điểm điều tra
- Quan sát, đo đếm, giám định tên mẫu vật. - Tính các đặc trƣng thống kê.
- Vẽ các biểu đồ minh họa kết quả nghiên cứu.
2.5.3.3. Lập bảng danh mục các loài bộ Cánh vẩy trong khu vực nghiên cứu
Lập danh lục các loài theo biểu sau:
Biểu 2.4: Mẫu danh lục các loài bộ Cánh vẩy trong khu vực nghiên cứu
STT Họ( Tên khoa học và tên Việt Nam)
Giống (Tên khoa học)
Loài (Tên khoa học) Độ thƣờng gặp (Ki) 1 2 ….
Sau khi lập danh mục các loài cần tiến hành tính toán các chỉ tiêu:
- Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các loài tại khu vực nghiên cứu
Chỉ số đa dạng là số trung bình loài /giống, loài / họ, giống/họ trong khu vực nghiên cứu.
Ki=(n/N)x100% Trong đó: Ki là độ thƣờng gặp
n: Tổng số điểm điều tra có loài bƣớm cần tính
N là tổng số điểm điều tra của khu vực nghiên cứu (=27) Căn cứ vào giá trị của Ki để phân thành 3 cấp độ bắt gặp nhƣ sau: Loài ngẫu nhiên gặp: Ki < 25% Ký hiệu là *
Loài ít gặp: 25%≤ Ki ≤ 50% Ký hiệu là ** Loài thƣờng gặp: Ki > 50% Ký hiệu là *** - Một số chỉ tiêu thống kê cần xác định là:
+ Tính tỉ lệ phần trăm các loài bƣớm theo đơn vị phân loại.
+ Tính tỉ lệ phần trăm các loài bƣớm theo theo các dạng sinh cảnh.
+ Phân bố của các loài bƣớm theo thời gian: đƣợc xác định bằng tỉ lệ phần trăm của tổng số loài trong từng khoảng thời gian trên tổng số loài thu thập đƣợc.
- Để có đƣợc đặc điểm hình thái ta tiến hành mô tả mẫu vật thu thập đƣợc nhƣ các chỉ tiêu về kích thƣớc, màu sắc, hình dạng, kiểu râu đầu, dạng cánh
2.5.3.4. Xử lí số liệu thu thập được trong phương pháp phỏng vấn.
Tiến hành xử lí số liệu trong phƣơng pháp phỏng vấn nhƣ sau:
Trên kết quả phỏng vấn ≥ 30 số hộ dân, ta tiến hành thống kê kết quả theo các chỉ tiêu của từng câu hỏi của phiếu phỏng vấn, tính % của từng chỉ tiêu trong mỗi câu hỏi kết quả ghi vào biểu sau:
Biểu 2.5. Biểu thống kê kết quả phỏng vấn ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu
Stt Chỉ tiêu %
1 2
PHẦN III
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí
Văn Nho là xã miền núi vùng sâu vùng xa củ a huyện Bá Thƣớc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 20 km về phía Tây.
Vị trí địa lí xã Văn Nho tiếp giáp với các xã, huyện:
- Phía Bắc giáp các xã Kỳ Tân, xã Thiết Kế huyện Bá Thƣớc
- Phía Nam giáp các xã Tam Văn và Tân Phúc của huyện Lang Chánh - Phía Tây giáp xã Lâm Phúc huyện Lang Chánh và xã Kỳ Tân huyện Bá Thƣớc
- Phía Đông giáp xã Thiết Ống của huyện Bá Thƣớc
3.1.2. Khí tượng, thủy văn
Nhìn chung xã Văn Nho nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đƣợc chia
thành 2 mùa rõ rệt, mùa Hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) thƣờng có những đợt gió Tây: khô và nóng làm ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, mùa Đông ( từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) chịu ảnh hƣởng của gió mùa từ biển thổi vào.
3.1.2.1. Nhiệt độ, độ ẩm
- Nhiệt độ bình quân trong năm từ 25 - 270C + Nhiệt độ thấp nhất từ 3 - 50 C + Nhiệt độ cao nhất từ 35 - 370 C - Độ ẩm trung bình từ 73 - 77% + Độ ẩm thấp nhất từ 65 - 70% + Độ ẩm cao nhất từ 88 - 90%. 3.1.2.2. Lượng mưa
Lƣợng mƣa phân bố không đồng đều rải rác từ tháng 4 dến tháng 10 trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7,8,9. Năm sớm hơn bắt đầu từ tháng 3 và
muộn hơn kéo dài đến tháng 11. Tháng 2 đến tháng 4 lƣợng mƣa chiếm từ 2 - 3% tổng lƣợng mƣa trong năm, từ 48 - 72mm.
Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 2400mm. Mua tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 chiếm khoảng 45 - 50%, thƣờng xảy ra lũ lụt. Hạn hán diễn ra vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, làm ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của ngƣời dân.
3.1.2.3. Hướng gió
Chịu ảnh hƣởng của 2 hƣớng gió chính là: gió Đông Nam và gió Đông Bắc. Gió Đông Bắc thƣờng xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau mang theo mƣa phùn, nhiệt độ xuống thấp, ngoài ra từ tháng 5 đến tháng 7 thƣờng xuất hiện gió Tây Nam khô nóng làm ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất nông lâm nghiệp của địa phƣơng.
3.1.2.4. Thủy văn, nguồn nước
Trên địa bàn xã có nhiều khe, suối tốc độ dòng chảy trung bình, khe đổ nƣớc chủ yếu vào con suối chính là suối Văn Nho, suối Đang, suối Hành sau đó chảy ra sông Mã.
Thời gian lũ hằng năm từ tháng 8 đến tháng 9 dòng chảy lớn nên thƣờng xảy ra lũ quét , lũ ống gây xói mòn, rửa trôi đất. Mùa khô mực nƣớc ngầm xuống thấp dẫn đến tình trạng khan hiếm và thiếu nƣớc vì vậy chiến lƣợc lâu dài là cần xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc phục vụ sản xuất, đồng thời sử dụng nguồn nƣớc hợp lí theo mùa vụ.
Nguồn nƣớc sinh hoạt chủ yếu tại địa phƣơng là nƣớc khe và nƣớc giếng khoan chƣa đủ đảm bảo cho sinh hoạt tại địa phƣơng trong những năm tới cần xây dựng thêm hệ thống nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh nhằm phục vụ ngƣời dân.
3.1.3. Địa hình
Văn Nho là xã miền núi nên địa hình ở đây chủ yếu là các dãy núi thấp nhấp nhô, có độ cao trung bình từ 100m đến 700m, độ chia cắt địa hình mạnh.
3.1.4. Tài nguyên đất
Văn Nho là xã có nguồn tài nguyên đất khá phong phú, bao gồm:
- Đất phù sa đƣợc bồi lắng do hệ thống khe, suối... Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng rất phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp: Lúa, Ngô, Sắn và các hoa màu khác.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và đất đỏ vàng trên đá macma, Bazơ
3.1.5. Tài nguyên rừng
Xã Văn Nho có 1.925,51 ha diện tích đất lâm nghiệp, đây là lợi thế để phát triển ngành lâm nghiệp.
Với khoảng 439,60 ha đất rừng tự nhiên sản xuất đã giao cho hộ dân, gia đình quản lí và bảo vệ, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tƣ sản xuất, cộng với việc khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt tài nguyên rừng. Trƣớc đây nguồn tài nguyên rừng khá phong phú và đa dạng, trong đó gồm nhiều loại nhƣ: Lim xanh, lim xẹt, Trám, Vàng tâm, Sú... có trữ lƣợng tƣơng đối cao. Nhƣng đến nay sự đa dạng không cao, trữ lƣợng thấp, giá trị sử dụng gỗ không cao. Còn khoảng 1.637,11 ha đều là rừng sản xuất, hầu hết là rừng Luồng thuần loài đƣợc các hộ dân trồng.
3.1.6. Đánh giá sơ bộ về điều kiện tự nhiên
Địa hình phức tạp và hiểm trở, độ chia cắt mạnh gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của toàn xã.
Sông suối lớn không có, các suối ngắn, chỉ có nƣớc trong mùa mƣa, mùa khô thƣờng cạn kiệt, mạch nƣớc ngầm sâu
Lƣợng mƣa trung bình và mƣa tập trung theo mùa, là nguyên nhân gây lên những trận lũ lụt và sói mòn mạnh trong mùa mƣa và hạn hán trong mùa khô hanh.
Đất phù sa và đất feralit đỏ vàng có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng rất phù hợp cho việc trồng cây nông nghiệp và các hoa màu khác.
Rừng tốt chỉ còn lại rất ít, số còn lại chủ yếu là rừng sản xuất. Với việc khai thác rừng không hợp lí đã dẫn tới hiện tƣợng cạn kiệt tài nguyên rừng, đất bị xói mòn mạnh, mất cân bằng sinh thái, khí hậu ngày càng nóng lên. Vì vậy cần khuyến khích các hộ dân phục hồi tái tạo rừng. Ngoài ra cần phải quan tâm đến chiến lƣợc phát triển rừng một cách bền vững, nâng cao nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã.
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội
3.2.1. Điều kiện dân sinh
Tổng nhân khẩu trong toàn xã năm 2012 là 5.564 nhân khẩu với 1267 hộ.Đa số các hộ gia đình là ngƣời dân tộc thiểu số làm ngành nông lâm nghiệp. Tỉ lệ tăng dân số là tự nhiên là 0.8%/năm.
Xã Văn Nho thuộc khu vực 135 nên tỉ lệ hộ nghèo trong xã tƣơng đối cao theo tiêu chí mới dự kiến ban hành, đa số các hộ trong xã là dân tộc Thái ( có 1070 hộ) chiếm 84.45%.
Với tổng số lao động trong xã là 2250 lao động, chủ yếu làm nghề nông, lâm nghiệp ( chiếm 99.16%) và chƣa đƣợc đào tạo một cách cơ bản chiếm tỉ lệ 99.11%. Và lao động phi nông nghiệp chiếm 0.84%. Trong đó có 1210 lao động nam và 1040 lao động nữ. Thu nhập của ngƣời dân trong xã chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập từ lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ không đáng kể.
Trình độ dân trí của ngƣời dân trong vùng còn thấp, con em trong vùng đều đến tuổi đi học, đƣợc đến trƣờng, dự kiến trong thời gian tới trình độ, lực lƣợng lao động ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhƣ hiện nay.
3.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.2.2.1. Kinh tế
Những năm qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Văn Nho đã có nhiều cố gắng từng bƣớc đi lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng về
mọi mặt, tuy nhiên Văn Nho hiện vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn và thử thách và nền kinh tế phát triển chƣa có định hƣớng và còn thiếu đồng bộ.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của xã, ngành nông lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng, có vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế. Năm 2005 giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp đạt 9674 triệu đồng, chiếm 88.48% tổng giá trị sản xuất. Ƣớc tính đến cuối năm 2014 giá trị sản xuất đạt 15.559 triệu đồng, chiếm 83.51% tổng giá trị sản xuất. Điều này phản ánh rõ tiềm năng, thế mạnh của xã Văn Nho tập trung chủ yếu vào ngành nông, lâm nghiệp.
- Ngành nông nghiệp: phát triển theo hƣớng tăng năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Chuyển đối cơ cấu giống lúa sang trồng lúa lai có chất lƣợng cao, thay thế dần giống lúa có năng suất thấp, nâng cao hiệu quả trồng rau màu, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, chuyển đổi đƣợc một số khu vực đất trống sang trồng cây nông nghiệp. Đồng thời tăng số lƣợng, chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm theo mô hình sản xuất quy mô hộ gia đình. Tốc độ tăng trƣởng đạt 9.1%.
- Ngành thủy sản: Do địa hình tƣơng đối phức tạp, nguồn nƣớc còn hạn chế, một số ao nuôi trồng thủy sản ngƣời dân không đầu tƣ mà chỉ nuôi thả tận dụng, chƣa mang tính sản xuất hàng hóa.
- Ngành lâm nghiệp: Trong những năm qua do nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm trong lâm nghiệp tƣơng đối lớn. Tuy nhiên công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng đã có nhiều tiến bộ, rừng đƣợc phục hồi và phát triển nhanh. Diện tích rừng hiện nay đều đã có chủ.
Trong xã có một số hộ gia đình đã biết chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lí, đạt hiệu quả kinh tế cao, có hàng hóa từ sản xuất nông lâm nghiệp trao đổi ra thị trƣờng, đây là diểm sáng kiến cần phát huy mở rộng ra toàn xã.
3.2.2.2. Xã hội
- Giáo dục đào tạo: Trong xã có một trƣờng trung học cơ sơ, 3 trƣờng tiêu học và 4 trƣờng mầm non. Hiện nay có 2 trƣờng đƣợc công nhận là trƣờng chuẩn quốc gia, hầu hết các trƣờng đều có cơ sở vật chất đầy đủ.
- Y tế: Hiện xã có một trạm Y tế với diện tích 0.21 ha, cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ, với 7 phòng, 6 giƣờng bệnh và 8 cán bộ nhân viên.
- Văn hóa: Hiện nay xã có 1.73 ha đất dành cho xây nhà dựng văn hóa và phục vụ công tác hoạt động thể dục thể thao nhƣng chƣa có vốn xây dựng.
- Giao thông vận tải: Tổng chiều dài trong toàn xã là 26.50km, trong đó có 12km đƣờng nhựa là tuyến đƣờng trục xã, còn các tuyến đƣờng liên thôn, trục thôn, đƣờng làng ngõ xóm thì chƣa đƣợc đầu tƣ, còn rất lầy lội chủ yếu là đƣờng đất, gây khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp nên giá trị sản xuất nền kinh tế còn thấp.
- Bưu chính viễn thông: Hiện xã có một điểm bƣu điện văn hóa và một trạm viễn thông tại trung tâm giúp bà con cập nhật thông tin kịp thời.
- Thủy điện: Hiện tại xã có 2 trạm biến áp với tổng công suất là 200KVA nằm ở thôn Poọng và Na Cải, về công suất thiết kế cơ bản đã áp dụng đƣợc nhu cầu tiêu dùng điện trong thôn. Tuy nhiên trạm biến áp này đã xuống cấp cần nâng cấp trạm biến áp này và nâng cao công tác quản lí điều hành nhằm tăng hiệu quả phục vụ, giảm sự hao phí điện năng.
(Số liệu theo báo cáo Tổng kết năm 2012 của xã Văn Nho)
Nhận xét chung: Văn Nho là xã vùng cao có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi thấp nhấp nhô. Quỹ đất phong phú đa dạng, diện tích đất lâm nghiệp lớn, nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ bảo vệ, trồng và khoanh nuôi tốt thì đây sẽ là nguồn thu lớn của xã về lâm sản. Cơ sở hạ tầng của xã hiện nay đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân.
Khí hậu, thủy văn của xã khá thuận lợi cho các loài côn trùng bộ Cánh vẩy sinh trƣởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân trong năm từ 25 – 270
C không quá cao, nguồn thủy văn dồi dào tạo độ ẩm lớn, phù hợp với tập tính uống nƣớc trực tiếp của côn trùng bộ Cánh vẩy. Mặt khác, nguồn tài nguyên rừng khá lớn là lợi thế để phát triển lâm nghiệp cung cấp nơi ở và nguồn thức ăn cho các loài côn trùng bộ Cánh vẩy.
PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Danh lục thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại khu vực nghiên cứu cứu
Dựa vào hệ thống phân loại của Alexander Monastyrskii và Alexey Devyatkin (năm 2003) có đƣợc danh lục thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy nhƣ biểu sau:
Biểu 4.1: Danh lục thành phần loài côn trùng bộ Cánh vẩy tại xã Văn Nho
Stt Họ Giống Loài Độ thƣờng gặp (Ki) I Papilionidae (Bƣớm phƣợng) Papilio
Papilio memon agenor
Linnaeus, 1758
*
Papilio polytes romulus
Cramer, 1776 * Papilio demoleus demoleus Linnaeus, 1758 * II Pieridae (Bƣớm phấn)
Pieris Pieris canidia Linnaeus, 1768
**
Cepora Cepora nerissa dapha
Moore, 1879 (Bƣớm phấn cánh xanh)
*
Appias
Appias lyncida eleonora
Boisduval, 1836
*
Appias lalage lalage
Doubleday, 1842
*
Eurema Eurema blanda silhetana
Wallace, 1867
Gandaca Gandaca harina burmana
Moore, 1906
*
III Danaidae (Bƣớm đốm)
Danaus Danaus genutia genutia
Cramer, 1779 ** Euploea Euploea mulciber mulciber Cramer, 1777 *
Euploe klugii erichsonii
C&R Felder, 1865
*
Tirumala Tirumala septentrionis septentrionis Butler, 1874
*
Parantica Parantica aglea melanoides Moore, 1883
*
IV Nymphalidae