Hoạch định

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 39 - 42)

III. Giải quyết vấn đề

2.1.Hoạch định

2. Quản trị sáng tạo trong tổ chức

2.1.Hoạch định

Một cách ngắn gọn, hoạch định là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. Nếu không có hoạch định, nhà quản trị sẽ không biết làm thế nào để có thể tổ chức và khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, nhà quản trị và các nhân viên cũng sẽ có rất ít cơ hội để có thể thực hiện những mục tiêu của mình bởi không có các kế hoạch và đường hướng cụ thể để thực hiện những mục tiêu.

Tư duy sáng tạo là thành phẩm của nguồn lực quý giá nhất mà mỗi tổ chức có được: Con người, để đảm bảo cho tư duy sáng tạo được nuôi dưỡng trong tổ chức cách lâu dài, các nhà quản trị phải ưu tiên cho mục tiêu chiến lược này trong công tác hoạch định của mình.

Hoạch định theo phương pháp “Quản trị sáng tạo” của Nhật Bản

Theo các nhà nghiên cứu người Nhật, “quản trị sáng tạo” là phong cách quản trị của thế kỷ 21 và công tác hoạch định của phương pháp này có những nội dung chính như sau:

+ Doanh nghiệp thiết lập những kế hoạch dài hạn lấy sáng tạo làm chiến lược quản trị trung tâm cùng sự thúc đẩy các thành viên tham gia đóng góp ý tưởng vào các công việc chung của công ty.

+ Chiến lược kinh doanh khuyến khích hình thành dựa trên ý tưởng sáng tạo của các thành viên công ty.

Như vậy, các tổ chức có thể ứng dụng phương pháp này trong việc hoạch định trong tổ chức của mình, việc xác định rõ sáng tạo là mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch dài hạn của công ty sẽ giúp các thành viên hiểu rõ giá trị mà tổ chức của mình đang theo đuổi và từ đó có những điều chỉnh về thái độ, hành vi sao cho phù hợp với những mục tiêu lâu dài của tổ chức.

Mặt khác, các chiến lược kinh doanh được các nhà nghiên cứu Nhật Bản khuyến khích hình thanh dựa trên ý tưởng sáng tạo của các thành viên công ty có tác dụng

Hoạch định theo phương pháp MBO

Ý tưởng sáng tạo được hình thành bởi nguồn lực quý giá nhất là con người, mục tiêu phát triển sáng tạo trong tổ chức sẽ dễ dàng đạt được hơn khi chính các cấp cơ sở và thành viên là những người biết rõ và ghi nhớ các mục tiêu này làm động lực phấn đấu của phòng ban và mỗi cá nhân trong tổ chức. Quản trị bằng mục tiêu (management by objectives) là cách thực hiệu quả cho các nhà quản trị thực hiện những điều trên.

Tổ chức là một trong những chức năng quản trị liên quan đến các hoạt động thiết lập và phân chia các bộ phận, công việc quyền hạn của mỗi bộ phận trong tổ chức và cách thức phối hợp giữa các bộ phận với nhau để có thể thực hiện mục tiêu của tổ chức cách tốt nhất.

Để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng sáng tạo hiện diện trong tổ chức của mình, cần thực hiện những điều sau:

Cơ cấu tổ chức:

Để phát triển tư duy sáng tạo, nhà quản trị cần đảm bảo tạo mọi điều kiện để tăng cường các mối quan hệ cá nhân và sự phối hợp giữa các cá nhân và phòng ban trong công ty mình, bởi chính sự đa dạng hóa trong nhận thức cá nhân và tính chất công việc ở môi phòng ban có thể là tiền đề cho những ý tưởng sáng tạo có cơ hội được bộc lộ trong công ty.

Để thực hiện được những điều trên, cơ cấu tổ chức mạng lưới với các đặc tính đề cao mối quan hệ bình đẳng và sự liên kết, trao đổi, phối hợp giữa các thành viên và các nhóm khác nhau trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi là giải pháp phù hợp cho các nhà quản trị mong muốn phát triển tư duy sáng tạo trong tổ chức của mình.

Cách thức sử dụng quyền hành của nhà quản trị

Quyền hành là năng lực và công cụ cho phép nhà quản trị yêu cầu người khác phải hành động theo chỉ đạo của mình.

Có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa cách thức mà nhà quản trị sử dụng quyền hành của mình với tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên. Để khuyến khích sáng tạo phát triển trong công ty, một trong những điều mà nhà quản trị cần đảm bảo là tạo ra một môi trường làm việc đề cao sự hòa hợp và giúp đỡ lẫn nhau trong mối quan hệ của các thành viên công ty. Và vì thế, mối quan hệ giữa những nhà quản trị và nhân viên cũng cần đạt được yêu cầu trên để khuyến khích tinh thần thoải mái làm việc và đề xuất các ý tưởng của những nhân viên dưới quyền.

Để minh họa về mối quan hệ hòa hợp giữa người lãnh đạo và nhân viên có thể nhắc đến Yang Yuanquing – Chủ tịch của tập đoàn máy tính hàng đầu Trung Quốc Lenovo, ông luôn đặt ra thách thức cho các kĩ sư của Lenovo, đòi hỏi họ thiết kế ra hàng loạt các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường song song với yêu cầu đòi hỏi những sản phẩm sáng tạo từ nhân viên, Yang cũng quyết định rằng cán bộ quản lý phải duy trì liên hệ thường xuyên với nhân viên và tất cả mọi người – kể cả các cấp bậc quản lý phải gọi nhau bằng tên thân mật.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 39 - 42)