Xuất các giải pháp làm việc nhóm hiệu quả

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 27 - 29)

Từ những phân tích trên, có thể thấy những điểm hạn chế của người Việt khi cùng nhau làm việc nhóm, sau đây nhóm xin đề xuất những giải pháp để việc hợp tác, làm việc nhóm sẽ đạt được những kết quả cao hơn:

3.1. Hoạch định:

Công việc hoạch định thực chất chính là vạch ra những mục tiêu cho nhóm, cho tổ chức và vạch ra các phương hướng thực hiện mục tiêu đó. Nhà quản trị cần phải cho nhân viên biết mục tiêu chung của tổ chức muốn hướng đến là gì, cần những gì ở họ, tạo sự đồng thuận từ mục tiêu đến hành động trong tổ chức từ trên xuống dưới. Tránh trường hợp cấp dưới thực hiện công việc nhưng không biết mục tiêu cụ thể của tổ chức là gì dẫn đến những sai lầm không mong muốn, hơn nữa nếu biết rõ mục tiêu, cấp dưới có thể giúp sức với cấp trên thực hiện và giám sát thực hiện các công việc phù hợp mực tiêu, kịp thời chỉ ra những thiếu sót hoặc sai lầm mà nhà quả trị chưa nhìn thấy.

Để đảm bảo cho công tác của nhóm được hoàn thành hiệu quả, cần nhấn mạnh lại là phải đảm bảo rằng mọi thành viên của nhóm đều nắm rõ những mục tiêu, đường hướng phát triển chung của tổ chức. Câu chuyện về những người bạn Nhật Bản là nguồn tham khảo quý đối với các nước Âu Mỹ và Việt Nam:

Mỗi buổi sáng, rất nhiều doanh nhân Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc bằng một buổi tập trung, tại đó, họ xếp hàng và hô vang những khẩu hiệu của công ty như là một phương thức truyền cảm hứng, động lực và lòng quyết tâm.

Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm cho các mục tiêu của công ty luôn được thôi thúc hoàn thành trong tâm trí mọi người.

3.2. Ở chức năng tổ chức:

Nhóm trưởng cần xây dựng cơ cấu phân chia công việc và phân biệt quyền hạn trách nhiệm rõ ràng giữa các thành viên, một nhược điểm của người Việt Nam là đôi khi rất nhập nhằng về trách nhiệm của mỗi cá nhân vì ngay từ giai đoạn này, những người đứng đầu đã không phân chia công việc và xác định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng .

Ngoài ra những nhà quản trị nên lưu ý xác lập một hệ thống các nguyện tắc, nội quy cụ thể để xác định những nhiệm vụ chung mà mỗi thành viên phải có ý thức tuân thủ, dần dà hình thành thói quen và những đặc trưng văn hóa phù hợp với những yêu cầu phát triển của một nhóm và tổ chức, tạo môi trường thuận lợi cho từng cá nhân, từng bộ phận phát huy năng lực và trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu chung.

Xác lập mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận để bộ máy vận hành một cách trơn tru, hiệu quả; đồng thời tạo sự giao lưu qua lại và sự đoàn kết trong nội bộ tổ chức.

3.3. Chức năng lãnh đạo, thực hiện:

Ngoài những kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cần có, trong quá trình lãnh đạo thực hiện, nhà quản trị cần biết phân bố quyền lực và quyền hạn cụ thể cho nhân viên trong tổ chức mình, tạo cho họ những điều kiện tốt nhất để hoàn thành tốt công việc nhưng vẫn tạo ra sự hứng khởi, kích thích và có cơ hội sáng tạo trong quá trình làm việc.

Có sự phân quyền để thử thách nhân viên, không ôm đồm công việc hoặc hoặc ủy thác cho cấp dưới làm những việc quá tầm mà việc đó vốn dĩ phải được thực hiện bởi những nhà quản trị.

Ghi nhận những thành tích các cá nhân nổ lực và những sai lầm họ mắc phải để có sự thưởng phạt công minh. Những phần thưởng đó phải tương ứng với nổ lực của cá nhân và phù hợp với mục tiêu của chính họ.

3.4. Chức năng kiểm tra, kiểm soát:

Trong quá trình thực hiện mục tiêu cần có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời đôn đốc, khắc phục, xử lý lỗi khi chưa gây ra những sai lầm lớn,

tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời còn kịp thời ghi nhận kết quả và nỗ lực của các thành viên.

Nếu không có sự kiểm tra, kiểm soát tốt trong tổ chức sẽ không biết được nỗ lực đóng góp của cá nhân là bao nhiêu, ý thức làm việc như thế nào và hiệu quả công việc ra sao. Thưởng phạt công bằng cho đúng người. Tránh trường hợp cá nhân làm sai nhưng giấu và không chịu trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho tập thể.

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Câu thành ngữ của Việt Nam đã khẳng định sức mạnh to lớn của việc hợp tác, cùng hướng đến mục tiêu chung. Qua cách tiếp cận từ kiến thức của môn Quản trị học đến văn hóa làm việc nhóm của Việt Nam, Nhật Bản, và Âu Mỹ cũng như đưa ra những hạn chế còn tồn tại trong cách làm việc nhóm của người Việt Nam, hy vọng trong tương lai những hạn chế này sẽ dần được khắc phục trong các nhóm làm việc và các tổ chức của người Việt Nam, tạo điều kiện phát huy tối đa mọi nguồn lực mà tổ chức có được hướng đến mục tiêu chung.

Câu hỏi 3:Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá

nhiều . có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức .

Đề tài III: Sáng tạo và giới hạn của sáng tạo I. Đặt vấn đề

Ở thế kỷ 21, các quốc gia được cho rằng sẽ không cạnh tranh với nhau bởi sức mạnh quân sự hay vị trí địa lý thiên nhiên thuận lợi mà yếu tố quyết định chính là con người và khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, nhóm đưa vào đề tài này những cách thức đề xuất để quản lý nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo lời của một nhà thiết kế người Mỹ:

“Bạn càng sử dụng nó, nó càng phát triển dồi dào”.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 27 - 29)