Phan Dũng Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ,

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 30 - 34)

II. Lý thuyết liên quan 1 Sáng tạo

4 Phan Dũng Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ,

những nhà quản trị các cấp và những người thừa hành cấp dưới đều được coi trọng và khuyến khích phát triển. Bởi sáng tạo, với hai thuộc tính của nó là tính mới và tính tiến bộ so với cái có trước, luôn hứa hẹn một sự cải tiến và thay đổi hiệu quả cho mọi tổ chức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

1.2. Những đặc tính của sáng tạo

Theo học giả Phan Dũng trình bày trong sách “Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới”, để được xem là kết quả của tư duy sáng tạo một sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) phải thỏa mãn các đặc tính:

Tính mới: là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với

đối tượng tiền thân của nó (đối tượng cùng loại ra đời trước đó xét về mặt thời gian). Trong trường hợp này, chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới.

Tính có ích: Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích

(tạo ra giá trị thặng dư), không phải mới để mà mới. "Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúc cảm, thẩm mỹ tốt…

1.3. Nuôi dưỡng và kích thích sáng tạo

Ngay từ thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, phương pháp sáng tạo hay cách thức sáng tạo với tư cách là một môn khoa học đã được nhà toán học cổ Hy Lạp tên là Pappos, sống ở thành phố Alexandria sáng lập với mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy tắc, quy luật làm phát minh và sáng chế trong mọi lĩnh vực. Môn khoa học mới này được người sáng lập ra nó đặt tên là Heuristics.

Trong suốt một giai đoạn lịch sử, Heuristics bị đi vào lãng quên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đến thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra kéo theo số lượng các bài toán trên các lĩnh vực tăng nhanh trong khi vẫn chưa có một công cụ nào có thể thay thế được bộ óc tư duy của con người, sự kiện này đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu lại môn khoa học vốn – đã – bị - lãng - quên là Heuristics. Với những cách thức tiếp cận khoa học và cụ thể hơn, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay của bộ môn khoa học này, hàng loạt các phương pháp sáng tạo đã ra đời và phát triển. Trong số đó, nhóm xin trình bày ba trong số các phương pháp đang được dạy và áp dụng rộng rãi ở các trường đại học và các tổ chức trên toàn thế giới.

Phương pháp não công (Brainstorming)

“Brainstorming method” được A. Osborn, người Mỹ đưa ra năm 1938. Phương pháp này có mục đích thu được thật nhiều ý tưởng giải bài toán cho trước bằng cách làm việc tập thể. A. Osborn nhận thấy, những người giàu trí

tưởng tượng có khả năng phát triển nhiều ý tưởng nhưng lại có thể yếu về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, có những người giỏi phân tích, phê bình các ý tường có sẵn hơn là tự mình đề ra những ý tưởng mới. Nếu để hai kiểu người này làm việc chung với nhau thì rất dễ dẫn đến việc họ sẽ kìm hãm khả năng nhau. Chính vì vậy A. Osborn đề nghị tách công việc thành hai quá trình riêng rẽ: hình thành ý tưởng và đánh giá ý tưởng, do hai nhóm người khác nhau thực hiện. Nhóm giữ nhiệm vụ nghĩ ra các ý tưởng gồm những người có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng suy nghĩ trừu tượng, có khả năng liên tường xa, có đầu óc khái quát hóa cao... Nhóm thứ hai gồm các chuyên viên giỏi phân tích, phê bình, sẽ đánh giá những ý tưởng thu được từ nhóm thứ nhất. Phương pháp não công, không loại trừ những phép thử vô trật tự, trái lại, nó còn làm cho các phép thử mất trật tự hơn với hy vọng sẽ có những phép thử dẫn đến lời giải mạnh. Bằng cách này, người ta cũng khắc phục phần nào tính ì tâm lý vốn tồn tại trong phương pháp tư duy cũ là thử - sai – sửa.

* Các bước tiến hành phương pháp và những nguyên tắc chủ yếu: Hình thành nhóm phát ý tưởng: Trong nhóm cần có những người

thuộc ngành nghề, chuyên môn khác nhau, thậm chí có thể khác xa với lĩnh vực chuyên môn của vấn đề cần giải quyết. Không nên chọn những người hay nghi ngờ và thích phê bình làm thành viên của nhóm này. Số lượng phổ biến của nhóm phát ý tường là từ 4 đến 15 người. Trước buổi não công, các thành viên trong nhóm cần có thời gian để làm quen với vấn đề.

Tiến hành phát ý tưởng: Việc phát ý tưởng cần tiến hành một

cách thật tự do, thoải mái, hoàn toàn không có sự hạn chế nào về nội dung đưa ra, không cần phải chứng minh tính chất đúng đắn của những ý tưởng và không cần biết chúng có thể thực hiện được không và thực hiện như thế nào. Mỗi lần phát biểu ý tướng không quá hai phút, thời gian cho một buổi não công có thể từ 15 phút đến một giờ. Các phát biểu đó ghi lại bằng tốc ký hoặc băng từ. Trong khi phát ý tưởng, phải tuyệt đối bảo đảm kiểm soát mọi hình thức phê bình, chỉ trích (nhún vai, bĩu môi, chế nhạo…). Cần tạo không khí thân thiện giữa những người tham gia và khuyến khích việc phát triển ý tưởng của tất cả thành viên từ ý tưởng sơ khai của một thành viên trong nhóm. Một điều cần ghi nhớ là không khí thân thiện cần có trước, trong và cả sau các buổi não công.

Vai trò người lãnh đạo não công: phát biểu vấn đề cần giải

quyết bằng các khái niệm chung, đơn giản và rõ ràng, khuyến khích việc đề ra những ý tưởng không quen thuộc, đặt các câu hỏi gợi ý hoặc làm rõ hơn các ý tưởng để tránh những khoảng thời gian chết.

Đánh giá ý tưởng: Cần đảm bảo một sự đánh suy xét tỉ mỉ và đa

chiều đối với các ý tưởng, kể cả khi có vẻ như chúng phi lý hoặc không nghiêm túc.

Sau khi ra đời, phương pháp não công được áp dụng rất rộng rãi vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định, qua quá trình cải tiến của những nhà nghiên cứu, đến nay các lý thuyết sáng tạo đã ghi nhận thêm hàng chục các biến thể của phương pháp não công. Một trong số những biến thể kể trên là phương pháp Synectics.

Phương pháp Synectics

Vào năm 1952, W. Gordon thành lập nhóm Synectics đầu tiên phát triển từ các nghiên cứu Synectics (xuất hiện từ năm 1944) để giải các bài toán sáng chế.

Từ Synectics theo gốc Hy Lạp cổ có nghĩa là "kết hợp các yếu tố

khác nhau, không dính dáng đến nhau". Có thể giải thích rõ hơn về phương

pháp này qua những lời định nghĩa trong bản giới thiệu công ty Synectics: "Những nhóm Synectics là những nhóm người có ngành nghề khác nhau, được

tập hợp nhau lại với mục đích cố gắng giải một cách sáng tạo các bài toán bằng việc luyện tập không hạn chế tưởng tượng và kết hợp những yêu tố không liên hệ với nhau".

Gordon cho rằng quá trình sáng tạo là quá trình nhận thức được và có thể hoàn thiện bằng cách rút kinh nghiệm sau mỗi lần giải thông qua việc nghiên cứu lại các ghi chép quá trình giải và luyện tập thường xuyên trên những bài toán khác nhau. Nhóm Synectics luyện tập sử dụng các phép tương tự nhằm định hướng tư duy tự phát, khắc phục tính ì tâm lý và nhìn bài toán cho trước dưới những cách xem xét mới. Các phép tương tự đó là: Tương tự trực tiếp (đối

tượng được so sánh với đối tượng giống nó ở mức độ nhất định từ các lĩnh vực khác nhau), tương tự cá nhân (người giải tự biến minh thành đối tượng có trong bài toán để từ góc độ đó tìm các ý tường giải bài toán), tương tự tượng trưng và

tương tự viễn tưởng (đưa vào bài toán những nhân vật thần thoại, cổ tích, các

phép màu nhiệm, thực hiện được những yêu cầu bài toán đòi hỏi)

Phương pháp đối tượng tiêu điểm

Năm 1926, giáo sư trường đại học tổng hợp Berhn F. Kunze đề xuất dạng sơ khai của phương pháp này với tên gọi là “catalogue”. Sang những năm 50 của thế kỉ 20, phương pháp đối tượng tiêu điểm được nhà bác học Mỹ C. Waiting phát triển và hoàn thiện.

Một cách ngắn gọn, có thể giải thích phương pháp đối tượng tiêu điểm là cách thức hình thành ý tưởng thông qua việc chuyển giao các đặc tính của những đối tượng được thu thập cách ngẫu nhiên sang cho đối tượng cần phải cải tiến (phototype).

* Các bước tiến hành phương pháp:

Bước 1: Xác định đối tượng cần thay đổi, cải tiến (đối tượng tiêu

điểm)

Ví dụ: một công ty xác định sản phẩm cần cải tiến là sách đọc. Bước 2: Tiến hành thu thập cách ngẫu nhiên một số đối tượng

khác, có thể thuộc những lĩnh vực hoàn toàn không liên quan với đối tượng tiêu điểm.

Ví dụ: nhà cao ốc, tủ (kệ)…

Bước 3: Từ những đối tượng được thu thập ngẫu nhiên, lập danh sách những đặc tính của chúng.

Ví dụ: đặc tính cao tầng của tòa nhà cao ốc, đặc tính có khóa hay

nhiều ngăn của tủ (kệ)...

Bước 4 : Kết hợp những đặc tính của các đối tượng ngẫu nhiên

với đối tượng tiêu điểm.

Ví dụ: sách - cao tầng, sách - khóa

Bước 5: Hình thành các ý tưởng dựa trên những kết hợp ở bước 4

bằng sự liên tưởng tự do, không giới hạn.

Ví dụ: sách - khóa là người đọc phải giải mật thư mới có thể hiểu

được nội dung của quyển sách.

Bước 6: Đánh giá những ý tưởng thu được và lựa chọn phát triển

những ý tướng có triển vọng khả thi.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị stress, làm việc nhóm và hoạt động sáng tạo 10đ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w