Đối thuyết:

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 103 - 104)

Một giả thuyết là một giải thích có hệ thống cho một nhóm dữ kiện liên hệ. Một đối thuyết là một cách giải thích khác cho nhóm dữ kiện ấy, kết quả ấy, sự kiện ấy. Thường thường giả thuyết là một phát biểu nhân quả: dữ kiện cho thấy X gây ra Y hoặc B xảy ra nếu A hiện diện. Điều quan trọng phải nhớ rằng trong lãnh vực của giả

thuyết và giải thích, dữ kiện tự nó không nói lên điều gì cả; chúng phải được chuyển dịch (nôm na là cắt nghĩa). Việc chuyển dịch liên quan đến nhiều trở ngại, gồm thiên kiến thí nghiệm, sự lẫn lộn nhân quả và mẫu vật nghiên cứu không được thu thập một cách ngẫu nhiên (non-random sampling).

Cơ nguy của việc chỉ có một giả thuyết:

Nếu chúng ta tự hạn chế trong một giả thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót các dữ liệu không thích đáng nếu nó không chứa đựng sự giả chân của lý thuyết. Tuy nhiên, những dữ liệu ấy có thể hàm chứa tính đúng sai nếu ta có thêm một giả thuyết khác.

1- Vài chứng cớ sẽ bị bỏ rơi. Nếu chúng ta tập trung trong một lý thuyết độc nhất, chúng ta sẽ bỏ sót bất cứ dữ kiện nào không liên hệ đến tính xác thực của giả chúng ta sẽ bỏ sót bất cứ dữ kiện nào không liên hệ đến tính xác thực của giả thuyết.

Ví dụ:

Nếu chúng ta cho rằng không có ngôn ngữ Việt Nam mà chỉ có ngôn ngữ Đông Nam Á, chúng ta sẽ tập trung vào việc thu thập những chứng cớ giúp thiết lập hay bác bẻ giả thuyết vì chúng không thích đáng. Do đó chúng ta có lẽ bỏ sót sự kiện không liên hệ. Mặt khác, một trong những giả thuyết cho rằng ngôn ngữ Việt Nam và Trung Hoa có những liên hệ mật thiết hơn thì những khúc chiết khó giải thích trong ngôn ngữ Đông Nam Á sẽ không bị bỏ sót.

2. Chúng ta có thể tin tưởng một cách mù quáng vào giả thuyết của chúng ta vì cảm tính. Ý tưởng thương yêu súc vật không giới hạn trong việc tìm đáp án, dĩ nhiên là tính. Ý tưởng thương yêu súc vật không giới hạn trong việc tìm đáp án, dĩ nhiên là thế. Khi nào nó xảy ra, kẻ thương yêu súc vật bắt đầu tìm kiếm và chọn lọc chỉ những chứng cớ nâng đỡ giả thuyết của mình, bất kể hay vô tình gạt bỏ những dữ liệu chống tình yêu súc vật.

Cho thí dụ, đây là một câu chuyện: tôi nuôi một con chó và sinh lòng yêu thương nó. Để con chó ngoài sân, đặt một tấm bảng :”Đẩy cửa vào mà ăn cơm”, con chó biết đường vào nhà ăn. Tôi làm một thí nghiệm khác. Cũng để con chó ngoài sân nhưng lần này ta treo tấm bảng bằng Anh ngữ “Come this way for lunch”, con chó cũng biết đường vào nhà. Chưa hết, khi tôi bịt mắt con chó, vì không đọc được chữ, con chó không vào nhà. Tôi kết luận rằng con chó thông thạo 2 ngôn ngữ, bất kể rằng chẳng để tấm bảng nào, nó cũng sục sạo tìm cho được đồ ăn vì trong tiềm thức, tôi không muốn làm thí nghiệm để tấm bảng không có chữ. Nó đi ngược với lòng thương yêu con chó của tôi. Ngoài ra, tôi lờ đi việc con chó không vào nhà vì khi bịt mắt, nó không nhìn thấy cửa ra vào chứ không phải không đọc được chữ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 103 - 104)