II. Tổng quát hoá:
2. Bảo vệ đưá con cuả chính mình:
• Trong nhiều trường hợp người phát minh nên cân nhắc kĩ việc quyết định có nên hay không xin đăng kí một phát minh. Từ định nghiã khái niệm patent, quá trình xin phát minh không đơn giản góì gọn trong việc nộp đơn và chờ ... Trong rất nhiều trường hợp người phát minh phải bảo vệ ý kiến cuả mình (trước toà) và do đó sẽ tốn nhiều tiền bạc thời gian và công sức. Tuy nhiên, theo nhận định cuả các chuyên gia làm việc trong cơ quan cấp bằng phát minh thì lại cho rằng trong
nhiều năm họ ít bao giờ thấy có "idea" nào hoàn toàn giống với "idea" nào. Nghiã là luôn có sự dị biệt giưã các phát minh (gần) tương tự nhau. Và như vậy bạn vẩn có thể có cơ hội nhỏ nào đó được cấp bằng khi đã có một phát minh khác đăng kí trước giống với phát minh của bạn. (Tuỳ theo khả năng bào chưã cuả luật sư!?). • Như đã nêu, trong khi hoàn chỉnh đề án phát minh, nhà phát minh nhiều khi đã
phải rút tiả kinh nghiệm hay ý kiến từ các nhà chuyên môn và người ngoài ... Đây cũng chính là lúc mà ý kiến cuả phát minh có thể bị ăn cắp. Tuỳ trường hợp, có khi người làm phát minh nên chuẩn bị sẵn những bằng chứng trong trường hợp bị ăn cắp (chẳng hạn như có người chứng vật chứng là nhà phát minh đã đã đề xuất ý cuả mình trước đối phương)
• Trong một số trường hợp khác, ý kiến (có thể sai lạc có thể đúng) cuả một số nhà chuyên môn cũng có thể làm "tan biến" ý đồ cuả phát minh. Do đó, người phát minh cần phải góp nhặt ý từ nhiều nguồn và phải biết bảo vệ tư tưởng cuả mình bằng những luận chứng xác thực cũng như biết mạnh dạn từ bỏ các "phát minh" thực sự vô dụng
Trong các nước kĩ nghệ hoá thì đa số các nhà phát minh lại làm việc cho một một hãng xưởng, số còn lại làm việc cho một số đại học, hay là các nhà phát minh độc lập. Phần tiếp theo sẽ bàn về một số kinh nghiêm cho những người muốn phát minh trong khi vẩn làm cho một hàng kĩ nghệ
2.1 Làm việc cho hãng/công ty:
Khi bạn ki hợp đồng làm việc cho môt hãng/công ty kĩ nghệ thì thông thưòng trong bản hợp đồng đó sẽ có điều khoản nói về việc quản lí các "tài sản trí tuệ" (intellectual property). Thường thì các hãng/công ty sẽ giành quyền sở hữu tất các sản phẩm trí tuệ mà bạn làm ra trong thời gian còn hợp đồng làm việc. Như vậy, ngoại trừ trường hợp hãng từ chối (như những phát minh không phù hợp với sản xuất cuả hảng chẳng hạn) các phát minh cuả người làm công ngay sau khi được cấp patent sẽ trực tiếp được (hay bị) chuyển nhượng toàn quyền xử dụng cho chủ hãng.Tuy nhiên, để khuyến khích các tài năng sáng tạo thì thường các công ty lớn sẽ dành ra một khoản tiền thưởng hay bồi hoàn cho mỗi phát minh đồng thời đây cũng là hình thức ghi nhận công lao cuả người phát minh.
2.1.1 Nét chung về chính sách cuả các hãng kĩ nghệ đối với các nhà phát minh: Ý thức
được vai trò vô cùng quan trọng cuả phát minh đối với sự sống còn cuả mộc công ty cho nên nhiêù công ty nhất là công ty kĩ nghệ lớn có nhiều chủ trương chính sách để bảo vệ "tài sản trí tuệ" về mặt sản phẩm cũng như con người. Đây là sơ lược một thuật toán mà các công ty lớn lớn ở Mỹ hay dùng để xử lí các phát minh:
1. Khi 1 người làm tìm thấy ý kiến mới và nghĩ rằng đây có thể là một phát minh 2. Tiến hành đăng kí khai báo phát minh
chuyên trách về thủ tục xin phát minh và các nhân viên có nhiều khả năng thẩm định (thường là các nhân viên đã đóng góp nhiều phát minh cho hãng) cuả riêng công ty đánh giá về "phát minh" này:
Đây là bước quan trọng nhất. Sau khi duyệt xét mẫu khai cuả nhà phát minh tuỳ theo chất lượng, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng củ nó đến cơ chế sản xuất, hội đồng này (có thể có sự bàn thảo trực tiếp với nhà phát minh liên đới) sẽ cho ra các quyết định khác nhau. Nói chung các quyết định này thuộc về 4 dạng:
a) Ý kiến hoàn toàn mới phát thảo thực sự mới, đáng quan tâm, công ty có thể áp dụng và cần được bảo vệ trước các đối tác cạnh tranh: Bắt đầu thủ tục đăng kí phát minh và bảo vệ trước toà . Người ta còn phân biệt làm hai loại: Phát minh về tiện ích (utility patent) và phát minh về thiết kế (design patent)
*) Phát minh tiện ích: Luật sư sẽ làm việc với nhà phát minh để làm thủ tục xin cấp bằng. Trong nhiêù trường hợp văn phòng cấp phát bằng phát minh có thể yêu cầu thêm thông tin, điều chỉnh sau đó chấp thuận hay huỷ bỏ phát minh này **) Phát minh về thiết kế: Các thiết kế thưòng không bao giờ giống nhau. Do đó, sẽ ít có trường hợp huỷ bỏ phát minh
b) Ý kiến đã tìm thấy ở đâu đó (trong các cở sở dữ liệu về phát minh hay đã thấy xuất hiện ở thị trường : Bác đơn xin phát minh và bồi hoàn một số tiền công nhỏ cho người xin
c) Ý kiến hoàn toàn mới, có tầm quan trọng lớn hay có ảnh hưởng đến các bí mật sản xuất và có thể dể bị ăn cắp hoặc nháy từ các đối tác cạnh tranh: Phát minh có thể được (bi) liệt vào dạng bí mật thương mại (Trade Secrete) và người nộp đơn sẽ có thể được thưởng một số tiền nào đó
d) Ý kiến hoàn toàn mới có giá trị cao về mặt kĩ thuật hay sản xuất. Tuy nhiên, công ty lại không thể xử dụng ý kiến này (thí dụ hãng chỉ bán hardware nhưng phát minh cuả người làm lại chỉ liên quan đến software) Thì trong nhiều trường hợp, có thể công ty vì lí do nào đó (tiết kiệm tiền toà án chẳng hạn) không chịu nộp đơn xin đăng kí phát minh này nhưng lại vẩn muốn giữ "bản quyền thiết kế" sẽ bảo vệ "quyền phát minh" bằng cách cho công bố một phần hay toàn bộ thiết kế cuả phát minh trên một báo cáo kỹ thuật (world wide technical report). Phương thức này sẽ ngăn chận được tất cả các công ty khác dùng chính ý kiến đó để xin bằng phát minh. Trong trường hợp này thì người phát minh có thể phải điều chỉnh bản nội dung đang klí phát minh thành một báo cáo kĩ thuật để đưuợc nhận một số tiền thưởng cuả công ty chủ quản.
4. Ngoài ra, để giữ "chất xám" khỏi bị "chảy máu" thì các công ty còn thể áp dụng các biện pháp khác ngoài chế độ thưởng cho môĩ phát minh như là nâng lương, nâng cấp chức vụ, hay có những ưu đãi khác cho các nhà phát minh làm việc trong công ty.
2.1.2 Cơ chế quản lí phát minh trong các công ty và các chổ hở:
2.1.2.1 Khái niêm Intellectual property cuả chủ có nghiã là "bán linh hồn cho .... ": Mặc dù làm việc cho hãng thì bạn sẽ phải chuyển nhượng các đặc quyền về phát minh cuả bạn cho chủ hãng nhưng bạn vẩn còn có những đền bù vật chất từ các chính sách ưu dãi về "intellectual property" (tài sản trí tuệ). Đồng thời trong nhiều hãng lớn, bằng phát
minh vẩn ghi nhận tên bạn (như là người đề xướng). Nếu so cho kĩ thì việc này gần giống như một nhân vật trong truyện cổ sau khi đã bán linh hồn thì anh ta luôn luôn có tiền (lương) nhưng không thể nào thấy được ảnh cuả mình trong gương cho đến khi hết hợp đồng (làm việc)
2.1.2.2 Trong xã hội thì mỗi công ty kĩ nghê có thể có các qui ước về bảo quản các tài sản trí tuệ cuả nhân công khác nhau.
Có nhiều hảng không có các chính sách về quản lí intellectual property. Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghiã là bạn có quyền đăng kí các phát minh mà bạn tìm ra trong thời gian làm thuê nhất là các phát minh có dính dáng đến hoạt động cảa công ty. Sự nhập nhằng này nhiều khi phiền hà hơn là ở những công ty đã có ghi rạch ròi mọi việc. Trong đa phần các tranh tụng thì bạn luôn là người thiệt thòi vì ... đã làm thuê thì đâu có tiền bảo vệ trước các kiện tụng!?
Ngay cả trong khi làm việc ở hãng, các phát minh khi chưa kịp đăng kí (hay đã đăng kí nhưng vì lí do nào đó bị bác bỏ) vẩn có cơ hội bị ăn cắp. Trong trường hợp này người phát minh vẩn sẽ là người bị thiệt hại.
2.1.2.3 Khái niệm trade secrete thực ra là một kiểu "ăn bổng lộc chúa thì phải trả ơn mưa mốc":
Khi một phát minh trở nên quá quan trọng đối với hoạt động (sản xuất) cuả hãng thì có thể xãy ra tình huống là chủ hãng (hay cụ thể là hội đồng duyệt xét phát minh cuả hãng) sẽ đưa ra quyết định cất giấu kĩ thuật mớì này và xếp nó vào loại trade secrete. Như vậy, vô hình chung người tìm ra phát minh mất cơ hội được công nhận phát minh. Tùy theo hãng, có nơi sẽ bồi hoàn một số tiền thưởng tương đương với số tiền thưởng khi đăng kí phát minh nhưng cũng có hãng ... xù (bằng phưong cách nào đi chăng nưã thì người phát minh cũng mất ... dịp được công nhận -- kể như trả ơn mưa mốc là vậy).
2.1.3 Vẩn chưa thoát khỏi vòng tay cuả ngạ quỉ:
Vì tầm quan trọng cuả phát minh đối với cá nhân cũng như đối với các đối tác cạnh tranh nên nạn ăn cắp phát minh trong thời đại văn minh đã trở nên vấn đề lớn. Các hãng, vì sống còn, có thể không từ nan việc ăn cắp các phát minh cuả hãng khác bằng mọi thủ đọan chẳng hạn như từ việc cài đặt các thiết bị nghe/đọc trộm, các spyware, việc cài đặt các nhân viên tình báo (để ăn cắp) vào làm ởcác hãng cạnh tranh ... cho đến việc phá mở các khoá (decode) mã cũng như ăn cắp kĩ thuật trực tiếp từ sản phẩm cuả đối phương (de- assembly). Ngay cả trong cùng một cơ sở làm việc, các nhân viên làm chung cũng có thể vì lòng tham ăn cắp phát minh cuả đồng nghiệp. Nhiều trường hợp tranh chấp đã xãy ra ngay nội bộ cuả một hãng. Kẻ gian có thể thay hình thức phát minh một chút (để trông nó có vẻ khác đi) hay đem nguyên văn từng phần hay toàn bộ phát minh cuả người khác liên kết với các thế lực có quyền thế để giành công. (Chính tác giả bài viết có đặt 1 câu hỏi với thành viên trong một hội đồng phát minh về việc ăn cắp phát minh trong cùng 1 công ty thì được trả lời nhu sau: "bạn có thể dưạ trên các bằng chứng (về người và vật) để đâm đơn kiện người đã ăn trộm phát minh cuả bạn. Tuy nhiên, bạn nên đắn đo giưã số tiền mà bạn phải tốn trong việc thưa kiện (phí tổn lên đến vài chục nghìn USD là chuyện thường) và việc quên phức nó đi. Việc thưa kiện chỉ đáng giá nếu bạn biết rõ cái phát minh đó bạn lấy về được và nó sẽ làm lợi cho bạn rất nhiều lần số tiền mà bạn bỏ ra để thưa gửi".
Thực tế, người phát minh làm gì được nếu như ngay cả khi thắng kiện thì cái thành quả phát minh rốt ráo cũng phải ... để cho công ty đang trả lương ... dùng nó. Một quản đốc (manager) cuả 1 một hãng lớn có tâm sự: "ông đã chứng kiến vụ xử một thành viên trong hội đồng phát minh cuả hãng đã nảy lòng tham sau khi hắn bác bản đăng kí phát minh cuả một nhân viên trong hãng. Một thời gian ngắn sau đó, hắn ta đem chính cái ý phát minh trước điều chỉnh sơ lại, thay tên mình vào ...và nghiểm nhiên xin đăng kí phát minh..."
2.1.4 Vài phương thức "chủng ngưà":
Có một số phương cách chống hay làm giảm nạn ăn cắp "tài sản trí tuệ" (tùy theo công ty). Đối với cá nhân làm thuê thì mọi phương tiện đều chỉ có tính tương đối. Thí dụ bạn có thể:
• Dùng các loại software để mã hoá các tài liệu vặn bản có tính nhạy cảm (như your eyes only cuả Norton).
• Cài đặt các phương tiện chống spyware
• Kiểm tra thường xuyên các thiết bị máy tính mà bạn đang làm việc với nó nhất là các thiết bị đọc (input) như là chổ nối cuả bàn phím với PC (thiết bị đọc lén làm bằng phần cứng thưòng có cở khá nhỏ được gắn thêm ở giưã chổ nối từ bàn phím vào máy). Kẻ gian cũng có thể không từ nan việc gắn thêm card có khả năng đọc trực tiếp các lệnh mà bạn điều khiển vaò trong BUS cuả máy
• Một cách hưũ hiệu là dùng các máy tính ...cô lập không có khả năng nối mạng hay nối Internet để soạn thảo các phát minh.
• Liên kết phát minh: Đôi khi bạn có thể thay vì đứng tên một mình ... liên kết với một nhà phát minh có đủ kinh nghiệm trong công ty (hay ...ngay cả việc liên kết với một thành viên giàu kinh nghiệm làm trong hội đồng phát minh) để xin đăng kí phát minh. Dĩ nhiên, người này có thể (và phải) góp phần công hoàn thiện phát minh cuả bạn cũng như có đủ bản lĩnh để giúp bạn lấy về mảnh bằng công nhận.