Trước khi nhập cuộc:

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 81 - 85)

II. Tổng quát hoá:

1. Trước khi nhập cuộc:

1.1 Bằng phát minh là gì và khi nào nên tiến hành thủ tục xin cấp bằng phát minh:

1.1.1 Khái niệm "bằng phát minh":

Nếu lên trang google và gõ vào đó từ khoá define:patent thì bạn sẽ nhận được hơn 30 định nghiã khác nhau chỉ riêng cho chữ này. Tuỳ theo tiêu chuẩn, tuỳ theo quốc gia, và tuỳ theo quan điểm mà người ta đưa ra khái niệm cho phù hợp với mụch đích xử dụng cuả người định nghiã nó. Ở đây, ta tạm hiểu Bằng phát minh (patent) là một loại văn bản công nhận đặc quyền cuả một chính quyền cấp cho người (nhóm ngườì, hay một tổ chức) đã đăng kí phát minh cho phép người đó (họ) việc mua, bán xử dụng, cho thuê mướn, san sẻ, chuyển nhượng, hay sản xuất một loại thiết bị, thiết kế, kiến trúc, hay một kiểu máy trong một thời gian ấn định nhằm tưởng thưởng cho (những) người phát minh

1.1.2 Đặc điểm:

Để công nhận một phát minh mới thì thường mỗi quốc gia sẽ có tiêu chuẩn và cách thức riêng. Ở đây, chỉ xin đề cập đến các điều kiện hay tính chất đặc thù cuả chung một phát minh (nhất là tại Hoa Kì):

Tính sáng tạo và khả dụng: Để được công nhận là một phát minh thì thiết kế hay thiết bị phải hữu dụng (useful), nguyên gốc (original) (đầu tiên do người phát minh làm ra chớ không phải từ nguồn khác), và không hiển nhiên (đã là phát minh thì không thể mọi người đều có thể thấy biết hoặc làm được một cách dể dàng)

Tính mãi dụng: Bản thân phát minh phải cụ thể như là một thiết bị, một loại máy hay chí ít là một phương thức ứng dụng, kiến trúc hay thuật toán (như trong trường hợp cuả các phát minh về phần mềm điện toán, hay các công thức chế tao ...đồ ăn). Hầu hết đều hoặc là một sản phẩm hoặc là một phần cuả sản

phẩm có thể buôn bán giao dịch hay trao đổi.

Tính hữu hạn: Quyền lợi cuâ người có bằng phát minh thưòng chỉ có giá trị

trong một thời gian tuỳ theo quy định cuả mỗi nước. Riêng đối với các bằng

phát minh quốc tế (các nước theo công ước Paris trong đó có Hoa Kì) thì bằng phát minh có giá trị lên đến 20 năm. Một số bằng phát minh được công nhận trong nội bộ cuả một nước thì thời gian hết hạn sẽ do luật pháp nước sở tại qui định (ở Mỹ là 17 năm). Sau thời gian đó, các quyền lợi sẽ không còn nưã và giá trị cuả bằng phát minh chỉ lại là giá trị biểu tượng (hay danh dự) cho người sáng tạo ra nó.

Tính độc quyền: Một khi được bằng phát minh thì người phát minh dưới sự bảo vệ cuả luật pháp có các đặc quyền như đã nêu trong phần khái niệm. Và những ai vi phạm các đặc quyền này (kể cả các cơ quan công quyền) đều có thể bị tác giả phát minh đưa ra toà đòi bồi hoàn thiệt hại.

Tính tổ chức: Bằng phát minh trước hết phải được đăng kí từ mỗi quốc gia và được quản lí bằng luật lệ cuả chính phủ quốc gia cấp bằng.

Tính nhân bản: Sau khi hết hạn sử dụng thì phát minh sẽ trở thành tài sản

công cộng (public domain) nghiã là mọi người đều có quyền xử dụng phát minh

đó nhưng không phải trả tiền. Từ dây, phát minh là một phần tài sản chung cuả nhân loại hay quốc gia. Chính vì đặc điểm này mà có nhiều phát minh hay phát kiến mới đã được (hay bị??) chính phủ (nhất là các thiết bị quốc phòng), các hãng xưởng (để cất riêng các kĩ thuật mới), hay cá nhân (dấu nghề) không tiến hành thủ tục đăng kí xin bằng phát minh để giấu kĩ thuật hay giữ độc quyền trong thời hạn lâu hơn.

o Tính ưu việt: Một số nơi còn đòi hỏi rằng để công nhận một phát minh thì nó phải đem lại lợi ích cao hơn hay hoạt động hiệu quả hơn những trang thiết bị hay những thiết kế hiện có. Không phải nơi nào cũng đòi hỏi điều kiện này

Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm các câu hỏi: phát minh (invention) là gì? -- Tại sao nhiều công trình mới về toán hay về lí thuyết khoa học lại không có bằng phát minh? Xin bạn hãy xem xét tính chất lí thuyết trừu lượng cuả các học thuyết với các phát minh cụ thể cũng như liệu rằng các "bằng phát minh" như vậy đem bán cho ai? và ai sẽ dùng nó để trực tiếp làm sản phẩm gì?. (xin xem thêm định nghiã Anh ngữ cuả chữ invention ở cuối bài). Ngoài ra, chúng ta còn có các khái niệm khác như là sáng kiến, sáng chế, phát kiến,...Ở đây sẽ không đề cập nhiều đến định nghiã các khái niệm đó. Để bảo vệ các "sản phẩm trí tuệ", ngoài việc dùng bằng phát minh, người ta còn dùng tới các "quyền" khác như là việc dùng đến bản quyền (copyright) chẳng hạn. Hơn nưã, sự khuyến khích cuả các "sản phẩm trí tuệ không bằng phát minh" có thể được đánh giá qua các giải thưởng cao quí (như Nobel, Nevalina, Fields, Abel, Wolf...) hay qua việc đặt tên cuả sản phẩm trí tuệ (Các định lí, học thuyết và ngay cả các phát kiến đều có tên và đó thưòng là tên cuả người sáng tạo đặt cho chúng)

Vì việc xin một bằng phát minh sẽ phải qua vượt nhiều thủ tục kiểm tra khá chặt chẽ từ việc trình bày cho thật rõ ràng minh bạch cho đến việc phải bảo vệ lập luận khoa học truớc toà nên để đỡ mất thì giờ về sau người phát minh cần làm một số thử nghiệm:

1.2 Kiểm nghiệm lại tính đúng đắn (logic):

• Hoạt động được trong các môi trường mà bạn đề nghị trong mọi tình huống • Không phản khoa học, không sai lầm trong lập luận hay logic,và không tự mâu

thuẫn

• Các thuật toán (nếu có) phải chính xác đầy đủ

• Đề tài bạn đề nghị xin đăng kí phát phải đơn nhất -- nghiã là nếu phát minh cuả bạn là để giải quyết vấn đề A thì trong toàn bộ đề tài đưa ra chỉ nhằm trả lời vấn đề A chứ không đi tản mạn sang giải quyết các vấn đề khác.

Hình: Tìm ra chổ ... khiếm khuyết cuả ý kiến để loại trừ nó ra khỏi khung phát minh

1.3 Kiểm lại tính khả thi:

• Với trình độ kĩ thuật hiện tại, bằng phương pháp bạn nêu thì có thể tiến hành hay thực thi được.

• Không có giả thiết nào tưởng tượng hay không rõ ràng chính xác

• Những trang thiết bị và điều kiện cần (và đủ) nào để thực thi được phát minh

1.4 Thẩm định giá trị thực cuả phát minh -- Lí thuyết và thực tiễn

mắt nào đó trong kĩ thuật hay trong đời sống

• Phát minh này cần thực sự có điểm ưu việt hơn các phương pháp hiện tại dùng để giải quyết cùng một vấn đề hoặc nó giải quyết được vấn đề mà trước nay chưa có cách nào khác giải quyết. Nhũng điểm ưu việt có thể ở một hay nhiều khiá cạnh chẳng hạn như: rẻ hơn, dể làm hơn, nhanh hơn, tiện lợi hơn, hay năng xuất cao hơn ....

• Mục đích tối hậu cuả bằng phát minh là áp dụng được nó vào một sản phẩm nào đó. Do đó, nó không thể là một sản phẩm trừu tượng hay chỉ để "giải trí" (Ở đây xin đừng hiểu lầm "giải trí" với các sản phẩm hay thiết bị cho phục vụ cho giải trí) • Có nhiều phát kiến rất tuyệt vời nhưng vì không có áp dụng trực tiếp vào các sản

phẩm nên sẽ không thuộc về dạng để đăng kí phát minh. Trường hợp này, người có phát kiến có thể nhận lãnh các dạng bảo vệ và tưởng thưởng khác.

• Các nguyên tắc, nguyên lí, hay thuật toán mới sau khi đã được chứng minh và phát triển rõ ràng đầy đủ thì vẩn phải có một bước tiếp nối đó là quá trình thực hiện (hay thực nghiệm) môt mô hình mẫu hay một sản phẩm mẫu hoạt động được và hoàn toàn dưa trên những gì đã được nhà phát minh thiết kế. Trong da số các trường hợp, chính mô hình này mới thực sự là bước quyết định để nhà phát minh được công nhận. Tạm gọi bước này là quá trình kiểm nghiệm nguyên lí (proof- of-concept process). Bởi vì quá trình này có thể mất một thời gian khá lâu cho nên trong nhiều trường hợp nó được tiến hành song song với thời gian xin đăng kí phát minh

• Ước lượng các loại công sức, chi phí, thời gian, không gian, và hiệu năng cuả phát minh.

o Ngoài ra, giá trị thực tiễn cuả một đề án hay một phát minh còn phụ thuộc vào giá thành tính bằng tiền, thời gian, và công sức bỏ ra. Có nhiều phát minh đã được cấp bằng từ sớm nhưng mãi nhiều thập niên sau vẫn chưa đem ra áp dụng được vì chi phí quá cao ... Đôi khi phải đợi đến khi có các phát minh khác hiệu quả hơn về mặt thực tiễn ra đời thay thế và phát minh gốc ban đầu ...đã chìm vào quên lãng. Trong trưòng hợp như vậy, tùy theo đánh giá cuả người chủ phát minh là có nên xúc tiến hành xin patent hay không. Nếu có, thì nên nghĩ đến các yếu tố tinh thần khác hữu ích cho đời sống như yếu tố về vinh dự, về giáo dục ... (hay ngay cả chỉ để đem "lộng kiến".)

1.5 Lấy thêm ý kiến khách quan:

Ý kiến khách quan luôn luôn cung cấp cho chúng ta những góc độ nhìn khác nhau cuả nhiều trình độ khác nhau về vấn đề mà bạn giải quyết. Tuy nhiên, không phải ý kiến nào cùng chính xác 100%. Riêng đối với các chuyên gia bạn cẩn thận trọng hơn khi hỏi ý kiến. Đây có thể là con dao hai lưỡi. Người cho ý kiến có thể dùng chính ý kiến cuả bạn cho việc riêng tư cuả họ ngay cả việc tranh giành phát minh bằng cách nộp đơn xin đăng

kí phát minh này ngay trước khi bạn hoàn tất bản xin đăng kí cuả bạn. Các đối tượng có thể giúp ý bạn là:

• Các chuyên gia mà chuyên môn cuả họ liên quan đến phát minh cuả bạn • Những người trực tiếp xử dụng "sản phẩm" mà bạn phát minh

• Người thân và bạn bè

• Cơ quan quản lí, hay chính quyền sở tại hay cơ quan sản xuất "sản phẩm" có liên đới tới phát minh

Dẫu sao đi nưã, người phát minh, vì hiểu "đưá con tinh thần" cuả mình hơn ai hết,

nên/phải là người chủ động đánh giá và đưa ra phát xét cuối cùng về chính phát minh cuả mình. Các ý kiến bên ngoài là để cho tác giả có thêm thông tin nhằm nhìn nhận và đánh giá "phát minh mới" một cách khách quan và sáng tỏ hơn từ các góc nhìn khác nhau

1.6 Thực sự "phát minh":

• Theo thống kê cuả ICO (http://patentsearch.patentcafe.com) thì chỉ riêng số patent cuả 10 hãng điện tử có nhiều phát minh được công nhận nhất trong năm 2003 tại Hoa Kì đã có tổng cộng hơn 19600. Như vậy bạn có thể tưởng tưọng con số thực cuả toàn bộ phát minh trên thế giới .... lớn đến cỡ nào. Do vậy, cũng sẽ không ngạc nhiên mấy nếu có hai phát minh giống hay tương tự nhau cùng xin đăng kí trong khoảng thời gian gần nhau.

• Nếu biết được rằng ý đồ mà bạn vưà phát minh ra đã có người làm trước thì thông tin này sẽ giúp bạn giảm thiểu rất nhiều thì giờ và công sức (đê huỷ bỏ ý định hay tiếp tục.)

• Để có thể biết được những thông tin về các phát minh đã có hay đang được cứu xét thì bạn có thể liên lạc với các dịch vụ lo về bằng phát minh (hay các văn phòng luật sư chuyên lo về phát minh) hay các cơ quan chính phủ lo về thủ tục cấp bằng phát minh cuả nước sở tại

o Riêng tại Hoa Kì, nước cấp nhiều bằng phát minh hàng năm nhất, bạn có thể tham khảo trang web cuả United States Patent and Trademark Office:

http://www.uspto.gov/patft/index.html để tìm kiếm

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w