Luật đề xuất và thử nghiệm giả thuyết.

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 104 - 109)

phần dữ kiện hoặc trái ngược với một sự kiện chủ yếu, thì không phải là một giải thích thỏa đáng. Nên nhớ, đặc biệt lúc bắt đầu, mọi cắt nghĩa đều vướng những vấn đề và chứa đựng vài dữ kiện có vẻ đối nghịch. Sự thực được lọc lựa, và làm sáng tỏ hơn một khi ta có được những dữ kiện tốt hơn. Vì vậy không nên loại bỏ tất cả chỉ lưu lại những dữ kiện hoàn hảo. Biết đâu khi ta càng đào sâu vào công trình nghiên cứu, những dữ kiện có vẻ dư thừa ấy lại vừa vặn lọt vào trong lý thuyết của ta.

2. Những giải thích đơn giản thường đúng hơn những giải thích phức tạp. Đây là nguyên tắc của Occam's giải thích phức tạp. Đây là nguyên tắc của Occam's Razor. Nguyên tắc Occam's Razor như sau. Những thực thể không được bội thừa nếu không cần thiết. Sự cắt nghĩa đòi hỏi những xác định đơn sơ nhất thường là cái đúng. Nói cách khác, khi 2 hay nhiều cắt nghĩa đáp ứng được tất cả yêu cầu cho một cắt nghĩa thỏa đáng của cùng nhóm hiện tượng, cái đơn giản nhất chính là cái đúng. Luật này được William of Occam (~1285-~1348; còn viết là Ockham) đề ra, một triết gia Anh thế kỷ 14. Nó không hoàn toàn đúng hẳn nhưng đó là ý tưởng hữu ích.

3. Nhiều giả thuyết thường đúng hơn ít. Nhiều sự việc có thể xảy ra; nhưng ít sự việc có lẽ xảy ra. Có thể những phi hành gia thượng cổ xây dựng kim tự tháp Ai Cập có lẽ xảy ra. Có thể những phi hành gia thượng cổ xây dựng kim tự tháp Ai Cập nhưng có lẽ người Ai Cập tạo nên.

4. Kết quả rút ra từ giả thuyết phải phù hợp với chứng cớ. Nếu bạn lập giả thuyết rằng một quả bom phá hủy một phi cơ và làm cho nó bị rơi, bạn phải kỳ vọng tìm rằng một quả bom phá hủy một phi cơ và làm cho nó bị rơi, bạn phải kỳ vọng tìm thấy mảnh vụn quả bom như là kết quả của giả thuyết. Khi bạn bắt đầu đọc những sự kiện phù hợp với lý thuyết, có lẽ bạn không ngăn được ý tưởng :” Tại sao, phải, nó phải như vậy.” Tuy nhiên, khi bạn bỏ công nghiên cứu (hay ngay cả bỏ thì giờ tự tạo ra một lý thuyết) một vài đối thuyết – giả thuyết đầu đột nhiên kém thuyết phục. Giống như nhiều sự việc khác trong đời sống, khi bạn chỉ có độc nhất một chọn lựa, nó có vẻ là một chọn lựa đúng; nhưng khi bạn có nhiều chọn lựa, “khẩu vị của bạn thêm phần tinh tế. Kinh Thánh cũng có đoạn : “Kẻ đầu tiên trình bày trường hợp của mình có vẻ đúng, cho đến khi người khác bước ra và nhận xét anh ta” (Proverbs 18:17).

Khi bạn bắt đầu suy tưởng một giả thuyết cho một chuỗi dữ kiện, hãy tự hỏi: “Có những dữ kiện nào khác liên hệ có thể biện minh cho kết quả?

Những thủ thuật tìm đáp án.

1. Bỏ thì giờ xem xét và thăm dò vấn đề thật kỹ trước khi bắt tay vào việc tìm giải pháp. Thông thường, hiểu vấn đề ắt giải quyết được vấn đề. pháp. Thông thường, hiểu vấn đề ắt giải quyết được vấn đề.

2. Chia vấn đề thành những phần nhỏ thường dễ tìm ra giải pháp hơn. Giải quyết từng vấn đề riêng biệt. từng vấn đề riêng biệt.

3. Manh mối giải quyết vấn đề phải to lớn và ở khắp nơi. 4. Bạn luôn có thể làm được điều gì đó. 4. Bạn luôn có thể làm được điều gì đó.

5. Một vấn đề không phải là một điều trừng phạt; nó là một cơ hội gia tăng hạnh phúc nhân loại, một dịp may chứng tỏ năng lực của bạn. phúc nhân loại, một dịp may chứng tỏ năng lực của bạn.

6. Công thức của một vấn đề khẳng định tầm mức chọn lựa : câu hỏi của bạn quyết định câu trả lời bạn lãnh nhận. định câu trả lời bạn lãnh nhận.

7. Cẩn thận đừng tìm một đáp án cho đến khi hiểu rõ vấn đề và cẩn thận đừng chọn một giải pháp cho đến khi bạn có đủ mọi phương án chọn lựa. một giải pháp cho đến khi bạn có đủ mọi phương án chọn lựa.

8. Phát biểu sơ khởi của một vấn đề thường phản ảnh một giải pháp nặng định kiến. 9. Sự chọn lựa càng phong phú (ý tưởng, các giải pháp khả thí…) cho phép bạn chọn 9. Sự chọn lựa càng phong phú (ý tưởng, các giải pháp khả thí…) cho phép bạn chọn cái tốt nhất, hợp lý nhất vì chọn một món trong một sự chọn lựa chỉ có một thì không phải là một chọn lựa.

10. Người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng và giải pháp của họ tốn công sức hơn người bỏ công sức hoàn tất ý tưởng, giải pháp của người khác. bỏ công sức hoàn tất ý tưởng, giải pháp của người khác.

11. Nên nhớ điều quan trọng nhất trong việc khảo cứu, tìm giải pháp. Một giải pháp tinh xảo, tân kỳ nhưng ngu dại mặt xã hội không phải là giải pháp tốt. Ví dụ chế ra tinh xảo, tân kỳ nhưng ngu dại mặt xã hội không phải là giải pháp tốt. Ví dụ chế ra thuốc trị bịnh AIDS bằng máu trẻ em chắc không được hoan nghênh.

12. Khi tình trạng chót đã rõ ràng nhưng tình trạng hiện tại còn mờ mịt, hãy lần dò ngược lại. ngược lại.

13. Kẻ chần chờ là người kết thúc sau chót.

14. Bác bỏ một vấn đề không giải quyết vấn đề đó. Thực ra, nó làm cho vấn đề đó tồn tại và ngăn trở việc tìm giải pháp. tồn tại và ngăn trở việc tìm giải pháp.

15. Giải quyết vấn đề thực sự hiện hữu, không phải triệu chứng của vấn đề, không phải vấn đề bạn đã có đáp án, không phải vấn đề bạn mong muốn hiện hữu và phải vấn đề bạn đã có đáp án, không phải vấn đề bạn mong muốn hiện hữu và không phải vấn đề vài người nào đó tin rằng hiện hữu.

16. Một nhà chế tạo thi hành một kế hoạch; một nhà sáng tạo sản xuất một kế hoạch. hoạch.

17. Sự sáng tạo là xây dựng cái mới từ cái cũ bằng nỗ lực và trí tưởng tượng.

Có 2 phương pháp xây dựng lý thuyết: diễn dịch của Rene Descartes và quy nạp của Francis Bacon.

Rene Descartes (1596-1650)

Ta hẳn biết triết lý và toán học hiện đại khởi đầu bằng công trình của Rene Descartes. Phương pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đã theo học ở trường nổi tiếng Jesuit of La Fleche, đã thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ luật và sau đó tình nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh nghiệm. Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học. Rốt cuộc, ông không hài lòng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền nhiệm trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều gì mà không gây tranh cãi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lãnh vực toán học mà ông tin đã được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn bản trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. Vì thế Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu

riêng cá nhân. Nhưng theo ông, ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự nghi hoặc bởi vì sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả các phương pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức tốt hơn, và trong bài thuyết trình về phương pháp (Discourse on Method), ông viết: "Cuối cùng tôi quyết định nghiên cứu tự mình tôi, và chọn con đường đúng".

Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lý mới đặt nền tảng trên một nguyên lý bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn còn nhớ câu : "hãy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lý đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm gọn trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông ta có thể dùng phương pháp lý luận mới xây dựng trên nguyên lý đầu tiên này, cuối cùng dẫn đến sự thống nhất mọi kiến thức.

Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :

1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái gí là đúng trừ phi tôi nhận ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vã và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và không kết luận điều gì trừ khi nó tự hiển thị rõ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không còn một mảy may ngờ vực nào nữa.

2- Nguyên lý thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và vì nhỏ, đáp án dễ tìm hơn. nhỏ, đáp án dễ tìm hơn.

3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu đơn giản nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không nhất thiết phải thế.

4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không còn gì bỏ sót. bỏ sót.

Tóm lại, phương pháp của ông đòi hỏi:

(1) chấp nhận là đúng chỉ khi ý tưởng ấy rõ ràng, không thể ngờ vực, (2) chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ,

(3) đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và

(4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề.

Descartes đặt toàn thể phương thức triết lý về khoa học của ông trên phương pháp lý luận diễn dịch.

Descartes đã rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy. Ông ta còn băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".

Phạm vi tổng quát rõ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận thức của ông (epistemology) đòi hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức,

kể cả thánh kinh. Về dữ kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lý mặc khải" (truths of revelation), ông bày tỏ: " Tôi không dám đặt những chân lý này vào những nhược điểm lý luận của tôi"

Rốt cục vì đức tin tôn giáo mà ông tự giam hãm trong cái vỏ kén của sự tự xét mình. Tuy nhiên, Descartes đã gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để cho phép con người lệ thuộc vào chính lý trí mình chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như xưa. Phần còn lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lý toàn diện như phương tiện chính thiết lập chân lý.

Francis Bacon (1561-1626)

Francis Bacon được gọi là vị tiên tri chính của cuộc cách mạng khoa học. Mới 12 tuổi, Francis Bacon theo học ở trường đại học Ba Ngôi (Trinity College, Cambridge), sau đó tốt nghiệp luật và cuối cùng được phép vào các tiệm bán rượu (1582, như thế, ông thành tài trước 21 tuổi). Ra trường, ông hoạt động chính trị với hy vọng nó giúp ông thực hiện những ý tưởng về sự tiến bộ khoa học. Khoảng thời gian ấy, ông được bầu làm dân biểu, phong chức hiệp sĩ (một đẳng cấp quý phái trong xã hội hơn là một chức vị), nắm giữ chưởng lý và tước vị Baron Verulam, Viscount St. Albans. Ông nổi tiếng là phát ngôn viên cho quốc hội Anh và như một chuyên gia luật Anh quốc cho vài vụ án nổi tiếng thời đó. Với tư cách một triết gia xuất chúng, Bacon động viên chính mình viết về những lĩnh vực sâu xa như khoa học và luật dân sự trong cuộc tranh đấu chống lại những lề luật xưa cũ của kinh điển chủ nghĩa (scholasticism) với sự lệ thuộc một cách nô dịch vào những điều nhà chức trách chấp nhận.

Ông biện hộ cho quan điểm rằng: "Bất kỳ điều gì trí tuệ nhận thức và tin tưởng với mãn nguyện xưa nay đều được đánh giá là khả nghi". Sự đam mê vào viễn ảnh sự tiến bộ của triết lý thiên nhiên mọc rễ trong niềm tin của ông rằng khoa học lệ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và cũng là nhân tố chính của tiến bộ kỹ thuật. Hầu hết công trình triết lý của ông được áp dụng vào the Novum Organum, cuốn sách nói về suy luận theo phương pháp quy nạp dùng cắt nghĩa thiên nhiên.

Bacon phê phán rất gay gắt những kẻ kinh điển chủ nghĩa chỉ muốn nhảy từ một vài khảo sát tiểu tiết sang những định lý xa vời, rồi thì loại suy những định lý ấy qua chứng minh tam đoạn luận. (Nói dễ hiểu hơn là chỉ cần quan sát sơ sơ rồi hấp tấp kết luận). Ông cũng bày tỏ mối bi quan của những người thuộc học phái kinh nghiệm chủ nghĩa, lầm lạc với những thí nghiệm bất cần tham khảo những hiện tượng liên hệ, vì chúng đã bị coi như vô lý trong sự tổng hợp của họ.

Theo Bacon, có 4 phạm trù (nôm na thể loại) về tri thức sai, hay "ngẫu

tượng"(Idols), gọi theo cách của ông, đã chiếm ngự trong đầu óc con người thời đó.

Một phần của tài liệu Hiệu quả Hall và vài suy nghĩ về tính sáng tạo của sinh viên đại học pdf (Trang 104 - 109)