II. Tổng quát hoá:
3. Tìm tòi xem xét các bước cải tiến, hoàn thiện hay thiết kế mới có thể lên các chỗ yếu:
3.3 Tư tưởng sáng tạo không giới hạn:
Thật ra, trong các đề án, một điều nên lưu ý là tư tưởng người phát minh đã mặc nhiên giả định những điều mà họ không ngờ hay không lường được (giống như Vật lí cổ điển mặc nhiên cho tách rời không gian với thời gian vậy). Trong thực tế, những ai bẽ gãy được các các định kiến trong chính bản thân mình sẽ có thể có cái nhìn mềm mại và thoáng hơn.
Nhà phát minh sau đây đáng nể phục vì đã bẻ gãy được những cố chấp cứng rắn cuả ... bình sưã: Thay vì dùng bình nhưạ hãy dùng bình bằng .. giấy không thấm hay bao nhưạ (nylon). Tự động, khi sưã ra khỏi miệng bình thì ... cái bao giấy này cũng sẽ co nhỏ thể tích (hãy so sánh với cái bong bóng đầy nước... bị châm lỗ để thoát nước ra ở đáy ... nó đâu cần CCCBAS nào để làm nhiệm vụ!!!) Bởi vì bình bằng giấy hay bịch nylon nên ... việc rửa bình là không cần thiết (chỉ việc đặt bình giấy này vào ... thùng rác là xong
chuyện). Đương nhiên, một phát minh như vậy cũng còn chỗ yếu cuả nó: người ta phải mua một lần .. vài chục bình. Ngoài ra người ta còn phải giải quyết vài vấn đề tương thuộc nưã là ...cách pha chế sưã vào bình kiểu này. Tuy nhiên, trong thị trường, đã có nhiều lời giải đơn giản. (chẳng hạn như bán bình đã pha sẵn, hay chỉ việc gia cố cho miệng bình đủ cứng và đạt vào khung giữ để rót sưã vào,...)
Hình 9a: 100 bình sưã trong 1 bao nhỏ giá vưà phải
Hình9b: Bình sưã bây giờ chỉ là chức năng cái khung giữ (holder)
Phân tích thêm cuả tác giả bài viết: Nếu như ta nhận xét rằng bản thân chai lọ hay bất
kì thứ gì trong thế giới này đều biến động (vô thường) thì trong việc chế tạo hay thiết kế các đề án mới người nghiên cứu nên đặt yếu tố biến động này vào trong kế hoạch. Có vậy, những sản phẩm làm ra sẽ có thể uyển chuyển và có khả năng thoả mãn theo sự biến đổi cuả môi trường phần nào tránh được các hậu quả không tốt do sự thay đổi gây ra Từ chổ có thói quen nhận biết cái hay cái mới cuả mọi thứ xung quanh đến việc tự mình phát hiện và tìm ra những cái hay cái lạ không phải là một bước quá xa vời. Mọi thứ đều có thể khởi nguồn từ việc gieo rắc thói quen và luyện thập thường xuyên cho bộ não. Hậu quả cuả nó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chắc chắn rằng các thói quen tập trung suy nghĩ phân tích ngọn nguồn mọi việc sẽ chỉ có lợi cho cuộc sống hằng ngày
Bài thực tập cho các bạn: Hãy phân tích về những phát minh áp dụng trong các loại kìm, khoá, ê-tô,..để vặn bù-lon dùng hàng ngày (tui ngày xưa theo mấy ông sửa xe gắn máy ... ngồi góc đường nên thích đề tài này lắm)
Từ Phát Minh Đến Nhận Bằng Phát Minh: "Con đường đau khổ tập ..." đau khổ tập ..."
Lạc việt 02 tháng 11 năm 2004
Thưa các bạn,
Bài viết có một cái tưạ ... bi quan như vậy thì có nên để vào mục Tảng Đá Bên Đường mới hợp! Ở đây, chủ ý cuả người viết là để tăng sự lưu ý cuả các bạn về thực tế mà những người đã sáng tạo có thể gặp phải. Như vậy, những khó khăn nào mà sau khi đã phát minh ra cái mới rồi mà nhà sáng tạo vẩn phải đương đầu? Hy vọng bài viết này sẽ nêu được vài thông tin hữu ích ngỏ hầu làm quà tặng cho các bạn nào muốn trở thành "khoa học gia" làm một phần hành trang. Bài viết này giả sử rằng bạn vưà tìm ra một ý tưởng hoàn toàn mới hoặc là thiết kế, chế tạo được một chi tiết hay "sản phẩm" nào đó mới lạ hơn so với hiểu biết hiện tại.
Để tránh các hiểu lầm đáng tiếc, bài viết sẽ không nêu đích danh và không cho bất kì chi tiết nào liên quan đến sự hoạt động trong lãnh vực bảo vệ tác quyền cuả từng hãng xưởng ở trong và ngoài nước