Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án các cấp

Một phần của tài liệu Sự độc lập của hoạt động xét xử (Qua thực tiễn của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng) (Trang 26)

1.1.3.1. Chứ c năng, nhiê ̣m vụ của Toà án nhân dân

Quyền lực nhà nước là thống nhất , có sự phân công , phối hợp, kiểm soát giữa các cơ q uan trong việc thực hiện các quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử là một nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ này đã được giao cho tòa án theo quy đi ̣nh ta ̣i điều 102 Hiến Pháp 2013:

1. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cô ̣ng hoà xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam, thực hiê ̣n quyền tư pháp.

2. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [30].

Như vậy, ngoài tòa án ra không một cơ quan Nhà nước nào được thực

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TOÀ ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƢƠNG

CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

TRUNG ƢƠNG

CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ QUÂN KHU VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG

CÁC TOÀ ÁN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ THUỘC TỈNH

CÁC TOÀ ÁN QUÂN SỰ KHU VƢ̣C

hiện chức năng xét xử. Tòa án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng xét xử của mình. Khi thực hiện chức năng này, tòa án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Tòa án phối hợp với các cơ quan khác như Viện kiểm sát, cơ quan Công an, Thanh tra, Mặt trận Tổ quốc… trong việc phát huy tác dụng giáo dục ý thức pháp luật, phòng ngừa và chống tội phạm , các vi phạm pháp luật khác . Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định cụ thể trong Luật Tổ chức toà án 2002, Bộ luật Tố tu ̣ng dân sự 2004 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011), Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình sự 2003, Luật Tố tụng hành chính …

1.1.3.2. Thẩm quyền của toà án các cấp Một là, điều 104 Hiến pháp 2013 quy đi ̣nh:

1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luâ ̣t đi ̣nh.

3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử [30]. Theo quy đi ̣nh của Luâ ̣t Tổ chức Toà án nhân dân 2002, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong toàn ngành (ban hành các Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật), tổng kết kinh nghiệm xét xử, chuẩn bị dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Các toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng (khoản 3 điều 23 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2002).

Các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:

+ Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;

+ Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật;

+ Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.

Hai là, Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng về hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động, phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật tố tụng.

Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị; đảm bảo áp thống nhất áp dụng pháp luật ở địa phương mình;

Các Toà chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ sơ thẩm, phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định; giải quyết việc phá sản và đình công theo quy định của pháp luật.

Ba là , Tòa án nhân dân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có chức năng xét xử sơ thẩm những vụ việc theo quy định của pháp luật tố tụng. Ngoài ra còn được xin miễn giảm thi hành án đối với các khoản án phí, lệ phí, tiền phạt trong một số trường hợp mà pháp luật quy định.

Bốn là, Tòa án quân sự

Tòa án quân sự các cấp có nhiệm vụ xét xử các vụ án về hình sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, các Tòa án quân sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng và của các công dân khác.

Một phần của tài liệu Sự độc lập của hoạt động xét xử (Qua thực tiễn của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)