Biện pháp

Một phần của tài liệu Thuế và vai trò của thuế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 32)

I. Xu hướng cải cách thuế trên thế giới những năm cuối thế kỷ XX

1.Biện pháp

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống thuế hiện hàng tiến tới hoàn thiện và xây dựng một hệ thống chính sách thuế phù hợp với xu thế

hội nhập hiện nay đòi hỏi chúng ta cần cải tiến hệ thống thuế theo hướng xây dựng chiến lược phát triển kinh tế mang tính dài hạn trên cơ sở đó xây dựng hệ thống chính sách thuế không chỉ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong nước mà còn phù hợp với thông lệ quốc tế, kinh tế khu vực cũng như kinh tế thế giới, đồng thời đảm bảo tính ổn định, lâu dài của chính sách thuế. Cần hạn chế sự lồng ghép các mục tiêu xã hội vào các chính sách thuế, mặt khác thu hẹp đối tượng miễn giảm thuế để tránh tình trạng lợi dụng cơ chế miễn giảm thuế để trốn, lậu thuế.

Cần mở rộng diện đánh thuế với các mức thuế suất để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vừa tăng cường quản lý và mở rộng phạm vi tác động của công cụ thuế vào nền kinh tế quốc dân, thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó, thông qua chính sách thuế tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của doanh nghiệp trong nước và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Cần xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ hiệu quả nền kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia và phù hợp với điều kiện hội nhập. Để thiết kế được biểu thuế này, song song với việc xác định mức bảo hộ hiệu quả cho từng ngành kinh tế theo từng cấp độ bảo hộ, cần sắp xếp lại các mức thuế suất theo hướng thu hẹp số lượng mức thuế suất và phân loại hàng hoá theo biểu thuế cần phải tuân theo quy định trong danh mục mô tả hàng hoá của tổ chức hải quan thế giới.

Phải xây dựng được chính sách bảo hộ hợp lý, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nước ta tham gia hội nhập ở xuất phát thấp so với các nước khác trong khu vực, hầu hết các doanh nghiệp trong nước còn non trẻ do đó duy trì bảo hộ trong những năm trước mắt là cần thiết. Tuy nhiên, cần xác phải

đặc biệt quan tâm và quản lý vấn đề bảo hộ này. Cần xác định ngành nào cần bảo hộ, mức độ, thời gian và điều kiện bảo hộ, không nên bảo hộ một cách tràn lan. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay việc xác định mức bảo hộ cần phải tuân theo nguyên tắc giảm dần vì chúng ta chỉ có hai mốc thời gian để chấm dứt bảo hộ. Đó là năm 2006 sản xuất trong nước sẽ không còn được bảo hộ trước hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN và năm 2020 sẽ không còn bảo hộ trước hàng của APEC, WTO do đó có thể coi năm 2020 là mốc chấm dứt hoàn toàn bảo hộ. Thêm vào đó, cần khẩn trương xây dựng và công bố công khai rộng rãi lịch trình cắt giảm thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đánh gía đúng những cơ hội và thách thức từ đó có những chương trình thích ứng kịp thời và tận dụng những cơ hội có được.

Xét về nội dung của từng sắc thuế cũng cần có những thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh của nền kinh tế hiện nay. Đối với thuế giá trị gia tăng, cần khẳng định đây là một luật thuế tiến bộ nhưng việc vận dụng ở Việt Nam chưa mấy thành công vì còn nhiều điểm chưa phù hợp như mức thuế xây dựng còn quá cao, còn nhiều trường hợp còn trùng lặp. Phương pháp xử lý giảm 50% thuế cho hàng loạt đối tượng không thể coi là cách xử lý tối ưu để tháo gỡ khó khăn cho các nhà doanh nghiệp nhất là trong hoàn cảnh thực hiện các luật thuế ở nước ta vốn đã lỏng lẻo. Qua thực tiễn, vấn đề cần được xem xét điều chỉnh thuế suất từ luật định mức thuế mang tính khả thi phổ biến trước mắt là 5% hoặc 10% tiến tới xây dựng một mức thuế suất đơn nhất để việc vận dụng được thuận lợi. Phải giải quyết thoả đáng việc khấu trừ đầu vào đảm bảo tính ưu việt của thuế giá trị gia tăng là không đánh chồng chéo. Chế độ thu thuế khoán chỉ nên áp dụng với hộ kinh doanh cá thể trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng, với mức thuế suất sát với thực tế kinh doanh, hạn chế diện nộp thuế qua khoán.

Về thuế tiêu thụ đặc biệt cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế suất đơn giản không qua chỉnh lý phù hợp với trình độ quản lý của cơ quan thuế. Khắc phục ngay tình trạng xây dựng thuế suất quá cao nhưng do không có điều kiện quản lý chặt chẽ nên đại bộ phận hàng hoá kê khai đều chỉ nộp theo thuế suất thấp nhất.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp cần quy định rõ hơn các chi phí hợp lý được trừ đi khi xác định thu nhập chịu thuế đảm bảo thực hiện thống nhất giữa các địa phương. Giảm thuế suất và bỏ thuế thu nhập bổ sung nhằm tạo điều kiện tích luỹ để tái sản xuất mở rộng cho doanh nghiệp.

Đối với thuế thu nhập cá nhân cần thay thế thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng thuế đánh lên thu nhập cá nhân từ mọi nguồn như tiền lương; kinh doanh công, thương nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, từ hoạt động cho vay, nhượng bán cổ phiếu, trái phiếu và từ những nguồn khác như thừa kế, quà biếu, trúng thưởng xổ số v.v..trên mức khởi điểm tính thuế. Cân nhắc giữa hai phương án nâng mức khởi điểm tính thuế hiện nay đối với người Việt Nam hay vẫn giữ mức khởi điểm khoảng 2 triệu đồng nhưng điều chỉnh thuế suất xuống mức thấp nhất. Theo phương án giảm mức thuế suất, số người nộp thuế được mở rộng, với mức thuế phải nộp thấp nhưng Nhà nước vẫn có được một nguồn thu khá lớn.

Về thuế xuất nhập khẩu cần điều chỉnh thuế suất phù hợp với thông lệ quốc tế và quy trình hội nhập AFTA, CEFT, WTO, …

Ban hành thuế sử dụng đất thay thế thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế nhà đất để đơn giản hệ thống chính sách thuế và đảm bảo mối tương quan về mối tương quan về mức độ động viên giữa các đối tượng sử dụng đất khác nhau. Thuế sử dụng đất cần tính trên giá trị đất khác nhau, phù hợp với biến động phức tạp của thị trường đất nhằm phát huy tác dụng điều tiết

vĩ mô với từng loại đất. Thuế suất chỉ cần quy định một mức thống nhất, tính trên giá đất ổn định khác nhau. Trong nông nghiệp cần có ưu đãi, miễn giảm thuế sử dụng đất đối với những vùng được quy hoạch phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất lương thực và nông sản là nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu, vùng chuyên canh cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị. Đất trong vùng chuyên canh sử dụng không đúng mục đích sẽ phải chịu nộp thuế cao. Cần chiếu cố đối với vùng sâu vùng xa để khuyến khích định canh định cư, phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với thế mạnh của từng vùng.

Ban hành thuế trước bạ thay thế lệ phí trước bạ, đảm bảo tính pháp lý cao đối với khoản thu này - một khoản thu về các loại tài sản Nhà nước cần quản lý, động viên đóng góp. Thuế trước bạ áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền sử dụng đất nên có thể bỏ thuế chuyển quyền sử dụng đất nằm trong giá chuyển nhượng. Trong luật thuế cần có quy định chặt chẽ về thời hạn đăng ký sau khi phát sinh quyền sở hữu, quyền sử dụng hay chuyển nhượng tài sản. Khắc phục tình trạng buôn bán tài sản chỉ làm chứng từ viết tay, thoả thuận riêng với nhau để trốn thuế. Mặt khác cần xem xét xây dựng các mức thuế suất thích hợp với từng loại tài sản, với một số trường hợp chuyển nhượng đặc biệt để việc đánh thuế được hợp lý.

Ban hành thuế kinh doanh thay thế thuế môn bài. Tính chất của thuế môn bài đến nay không còn phù hợp với tên gọi nữa. Thuế kinh doanh vẫn giữ mục đích của thuế môn bài là phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát mọi cơ sở kinh doanh vào đầu mỗi năm hoặc khi cơ sở bắt đầu khai hoạt động.

Về thuế tài nguyên, thực chất không phải là thuế mà mang nội dung chuyển nhượng tài sản quốc gia cho người khai thác khoáng sản, lâm sản và thuỷ sản do đó nên chuyển thuế tài nguyên thành khoản ‘thu về chuyển nhượng tài nguyên quốc gia”, vừa đúng tính chất, vừa có căn cứ xác định

đúng đắn giá chuyển nhượng. Đồng thời giải quyết tình trạng cùng một tài nguyên lại phải nộp hai loại thuế: Thuế giá trị gia tăng và thuế tài nguyên. Nội dung thuế cần mở rộng theo hướng mở rộng diện đánh thuế với mọi tài nguyên khai thác, có sự điều chỉnh thuế suất tăng lên gắn với bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Thuế và vai trò của thuế trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 32)