GV thu bài thực hành, nhận xét kết quả làm việc của HS

Một phần của tài liệu Giao an Dia 6.7.8.9 tron bo giam tai (Trang 53)

5. Hoạt động nối tiếp:

- Làm BT tập bản đồ.

- Ôn lại kiến thức lớp 6: các chí tuyến và các vòng cực nằm ở những vĩ độ nào? - Trên thế giới có mấy đới khí hậu? Đặc điểm của mỗi đới?

Duyệt bài của tổ chuyên môn:

Nguyễn Văn Thọ

Tuần 27

Ngày soạn:02/03/2013

Ngày giảng: 6A: 6b:

Tiết 26: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu bài học:

sau bài học, HS cần:

- HS biết được vị trí, chức năng của các đường chí tuyến, vòng cực. - Trình bày được vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu.

- Xác định được trên bản đồ, quả địa cầu đới khí hậu.

- Biết xác lập mối quan hệ nhân quả giữa góc chiếu sáng thời gian chiếu sáng của Mặt Trời với nhiệt độ không khí.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất. - Quả địa cầu.

III. Tiến trình bài giảng. 1.Tổ chức:

6A: 6B:

2.Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra bài thực hành của học sinh

3.Bài giảng:

Vào bài theo gợi ý trong SGK

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động cá nhân.

Dựa vào các kiến thức đã học, cho biết đường chí tuyến bắc, chí tuyến nam nằm ở vĩ độ nào? Tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với mặt đốt ở các đường này vào những ngày nào?Các đường vòng cực Bắc Nam ở vĩ độ?

Nhiệt độ thay đổi như thế nào theo vĩ độ?Vị trí của các vành đai nhiệt độ?

Hoạt động nhóm.

Quan sát H58,cho biết trên bề mặt Trái đất có những đới khí hậu nào?

Sự phân chia các đới khí hậu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Yếu tố nào quan trọng nhất?

Thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của đới nóng. Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của đới ôn hoà. Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của đới lạnh.

HS đại diện nhóm báo cáo kết quả.-Nhóm khác bổ sung (nếu có) - GV chuẩn xác kiến thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái đất. Trái đất.

- Các chí tuyến: là những đường có ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc vào các ngày Hạ chí và Đông chí. - Các vòng cực: là giới h5n khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ.

→Là ranh giới phân chia các đới khí hậu.

2. Sự phân chia bề mặt Trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ

a) Đới nóng (hay nhiệt đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc → chí tuyến Nam.

- Đặc điểm: nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều,mua trung bình từ 1000 đến 2000mm/năm, gió Tín phong hoạt động.

b)Hai đới ôn hòa (ôn đới)

- Giới hạn: từ chí tuyến Bắc → vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam → vòng cực Nam.

(Ngoài 5 đới trên còn có các đới nhỏ như đới khí hậu cận nhiệt, cận xích đạo …)

Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?

lượng mưa vừa,mua trung bình từ 500 dến 1000mm/năm, gió Tây ôn đới hoạt động.

c. Hai đới lạnh (hàn đới)

- Giới hạn:từ vòng cực Bắc→ cực Bắc và từ vòng cực Nam đến cực Nam

- Đặc điểm: nhiệt độ thấp, lượng mưa ít, gió Đông cực.

4. Củng cố- đánh giá:

HS làm bài tập trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng

1.Nước ta nằm trong đới khí hậu:

A. Nhiệt đới nửa cầu Bắc B.Nhiệt đới nửa cầu Nam

C. Ôn đới D.Hàn đới.

2.Vùng nội chí tuyến là vùng nằm ở:

A.Giữa chí tuyến và vòng cực B.Giữa hai chí tuyến

C.Giữa vòng cực và cực D.Xích đạo

5.Hoạt động nối tiếp:

- Trả lời câu hỏi SGK. - Làm BT tập bản đồ.

- Ôn tập chương: học lại tất cả các bài trong chương và trả lời các câu hỏi sgk.

Duyệt bài của tổ chuyên môn:

Nguyễn Văn Thọ

Tuần 28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày soạn30/02/2013

Ngày giảng: 6A: 6B:

Tiết 27: ÔN TẬP I. Mục tiêu bài ôn tập:

Sau bài học, HS cần:

- Hệ thống được các kiến thức cơ bản về lớp khí quyển, những hiện tượng khí tượng, nhiệt độ, gió, mưa.

- Có kỹ năng xác định các lớp khí quyển, các hoàn lưu khí quyển, các đới khí quyển … gắn với những đặc tính của nó.

II. Phương tiện dạy học:

Một phần của tài liệu Giao an Dia 6.7.8.9 tron bo giam tai (Trang 53)