Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Câu 2: ( 3 điểm) Hãy cho biết nội lực và ngoại lực là gì? Cho ví dụ?
Câu 3: ( 2 điểm) Em hãy cho biết núi là gì? Núi có mấy bộ phận?
C.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (3 điểm) I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm.
Câu 1: Theo thứ tự xa dần mặt trời Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
a. Thứ 2 b. Thứ 3 c. Thứ 4 d. Thứ 5
Đáp án: b
Câu 2: Hành tinh xanh ( Trái Đất) có dạng hình gì?
a. Hình cầu b. Hình tròn c. Hình vuông d. Hình thoi
Đáp án: a
Câu 3: Để thực hiện độ cao của địa hình người ta thường dùng kí hiệu gì?
a. Đường đồng mức b. Thang màu
c. Cả 2 ý trên đều đúng d. Cả 2 ý trên đều sai
Đáp án: c
Câu 4: Thời gian Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời là:
a. 365 ngày b. 365 ngày 3 giờ c. 365 ngày 6 giờ d. 365 ngày 9 giờ
Đáp án: c
Câu 5: Cấu tạo của Trái đất gồm có mấy lớp?
a. Có 2 lớp b. Có 3 lớp c. Có 4 lớp d. Có 5 lớp
Đáp án: b
Câu 6: Bình nguyên ( hay đồng bằng) là địa hình có dạng:
a. Dạng địa hình thấp b. Bề mặt tương đối bằng phẳng c. Độ cao thường dưới 200m d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Đáp án: d
II. Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hãy nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Đáp án: Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
Câu 2: ( 3 điểm) Hãy cho biết nội lực và ngoại lực là gì? Cho ví dụ?
VD: Động đất, núi lửa.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt Trái đất. VD: Dòng chảy, xói mòn, tác động của gió.
Câu 3: ( 2 điểm) Em hãy cho biết núi là gì? Núi có mấy bộ phận?
Đáp án: Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, núi gồm có 3 bộ phận: Đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
4.Củng cố-đánh giá.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh. - Thu bài kiểm tra của học sinh.
5.Hoạt động nối tiếp.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài làm. - Chuẩn bị cho bài học sau.
Duyệt bài của tổ chuyên môn:
Nguyễn Văn Thọ
Ngày soạn: 15/12/2012
Ngày giảng: 6A: 6B:
Tiết 18:ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tiếp) I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học HS cần:
- Trình bày được 1 số đặc điểm về hình thái của đồng bằng, cao nguyên, đồi. - Biết sự phân loại đồng bằng, ích lợi của đồng bằng và cao nguyên.
- Phân biệt .Kĩ năng:
- Nhận biết các dạng địa hình trên bản đồ.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên, đồi. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III.Tiến trình bài giảng:
1.Tổ chức:
6A: 6B: 2.Kiểm tra bài cũ: 2.Kiểm tra bài cũ:
Hướng dẫn học sinh kiểm tra lại bài kiểm tra. 3.Bài giảng
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Mô tả dạng địa hình bình nguyên (đồng bằng)?
Có mấy loại đồng bằng? Cho ví dụ?
Kể tên một số đồng bằng ở nước ta? Đồng bằng đó thuộc loại nào?
Địa phương em có đồng bằng không? Mô tả? Cho biết đồng bằng có giá trị kinh tế như thế nào?
Số lượng dân cư ở đồng bằng ra sao so với các vùng khác?
Quan sát tranh, mô hình cho biết:
Như thế nào là cao nguyên?Kể tên một số cao nguyên ở Việt Nam và thế giới?
Có thể phát triển ngành kinh tế nào ở cao nguyên?Tìm những điểm giống và khác giữa bình nguyên và cao nguyên?
Đồi có hình dạng địa hình như thế nào?Nước ta vùng nào có nhiều đồi nhất?
Giá trị kinh tế của vùng đồi?Qua các dạng địa hình đã học, địa phương em có những dạng địa hình nào?
1. Bình nguyên (Đồng bằng):
- Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao dưới 200m. - Có 2 loại đồng bằng:
+Đồng bằng do băng hà bào mòn. +Đồng bằng do phù sa bồi đắp (đồng bằng châu thổ)
-Giá trị kinh tế: phát triển nông nghiệp. -Nơi đông dân.
-Thuận lợi cho cây lương thực, thực phẩm (lúa, ngô, đỗ, lạc …)
2. Cao nguyên:
- Độ cao trên 500m, bề mặt tương đối bằng phẳng, sườn dốc.
-Giá trị: trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
3. Đồi
- Là dậng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, độ cao tương đối không quá 200m.
- Giá trị: trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
4.Củng cố-đánh giá:
- Xác định trên bản đồ Việt Nam những nơi có: Đồng bằng, cao nguyên, đồi, núi. - GV đưa các mô hình, tranh anh HS nhận dạng nhanh các dạng địa hình.
5.Hoạt động nối tiếp:
- Đọc bài đọc thêm.
- So sánh các dạng địa hình theo bảng sau:
Các mặt tìm hiểu Núi Bình nguyên Cao nguyên Đồi
Độ cao
Đặc điểm hình thái Giá trị kinh tế
Dân cư Ví dụ
- Tìm hiểu về các loại khoáng sản và một số mỏ khoáng sản trong nước. Duyệt bài của tổ chuyên môn:
Nguyễn Văn Thọ
Tuần: 20 HỌC KỲ II
Ngày soạn:05/01/2013
Ngày giảng: 6A: 6B:
Tiết 19: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần: - Biết phân biệt các khái niệm: Khoáng sản, mỏ khoáng sản. - Biết phân loại các khoáng sản theo mục đích sử dụng.
- Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa. - Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng các loại khoáng sản một cách hợp lí,tiết kiệm và đi đôi với bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Một số mẫu khoáng vật.
III.Tiến trình bài giảng:
1.Tổ chức:
6A: 6B: 2.Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi:
a.So sánh sự giống và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên? b.Địa phương chủ yếu là dạng địa hình nào,nêu đặc điểm địa hình đó?
- Đáp án: Câu a-Mục 1 và mục 2
Câu b-Mục 3 (Giáo án tiết 18) 3.Bài giảng:
Vào bài theo gợi ý trong SGK
GV cho HS quan sát các mẫu khoáng sản. Khoáng vật và đá có ở đâu?
(Khoáng vật: có thành phần đồng nhất, thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành phần của các loại đá. Vd: Thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá Granit dưới dạng tinh thể.
Đá hay nham thạch: là vật chất tự nhiên có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp vỏ Trái đất. Đá có thể cấu tạo do 1 loại khoáng vật thuần nhất hay nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại.)
-Khoáng sản là gì? Cho ví dụ?
Dựa vào công dụng, khoáng sản chia thành những loại nào? Cho ví dụ?Địa phương em có khoáng sản gì?
Vì sao nơi núi lửa tắt lại có nhiều dân?
Tìm trên bản đồ khoáng sản nước ta: Nơi nào có quặng sắt, thiếc? Công dụng?
Ở nước ta nơi nào có nhiều than dầu? Công dụng?Thế nào là mỏ khoáng sản?
Tại sao gọi là mỏ nội sinh và ngoại sinh? Cho ví dụ?Thời gian hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh?
Khoáng sản có quí giá không? Vì sao?Ta cần khai thác và sử dụng khoáng sản như thế nào? Con người đã có những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt? Địa phương em có những khoáng sản nào? Thuộc mỏ khoáng sản nội sinh hay ngoại sinh? Hãy đánh giá việc sử dụng khoáng sản của địa phương?
1. Các loại khoáng sản:
-Những khoáng vật và đá có ích gọi là khoáng sản.
-Dựa theo tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành 3 nhóm:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
+ Khoáng sản kim loại (đen, màu). + Khoáng sản phi kim loại.
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh ngoại sinh
- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản.
- Mỏ nội sinh hình thành do quá trình phun trào mắc ma (đồng, chì, kẽm, vàng …).
- Mỏ ngoại sinh do vật liệu bị phong hóa, tích tụ (than, dầu)
- Cần khai thác sử dụng hợp lý các khoáng sản và bảo vệ môi
trường….
4.Củng cố-đánh giá:
- Xác định trên bản đồ Việt Nam các khoáng sản và phân loại chúng theo công dụng. -Quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh khác nhau ntn?
- Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài thực hành tiết 20:
+ Khái niệm đường đồng mức. + Sơ đồ các hướng chính.
+ Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ.
Duyệt bài của tổ chuyên môn:
Nguyễn Văn Thọ
Tuần:21
Ngày soạn:07/01/2013
Ngày giảng: 6A: 6B:
Tiết 20. THỰC HÀNH:
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚNI. Mục tiêu bài thực hành: I. Mục tiêu bài thực hành:
Sau bài học, học sinh cần:
- Nhớ khái niệm đường đồng mức, cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức. - Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức.
- Biết sử dụng bản đồ ty lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
- Hình vẽ SGK
III.Tiến trình bài giảng:
1.Tổ chức:
6A: 6B:
2.Kiểm tra bài cũ:
Lồng vào nội dung bài thực hành.
3.Bài thực hành:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hãy cho biết đường đồng mức là những đường như thế nào?
Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ,chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình của địa hình?
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, bổ xung.
1.Bài tập 1: