nhau thì địa hình càng dốc.Nên dựa vào đó chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình trên bản đồ.
Hoạt động theo nhóm:
Xác định trên hình 14 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2?
Sự chênh lệch về độ cao của của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu ?
Xác định độ caocuar các đỉnh núi A1,A2 và các điểm B1,B2,B3?
Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
Dựa vào các đường đồng mức trong H44, cho biết sườn núi phía đông hay sườn núi phía tây dốc hơn?
Đại diện các nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). GV chuẩn xác kiến thức.
2.Bài tập 2:
- Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông.
- Sự chênh lệch độ cao 2 đường đồng mức: 100m. - Độ cao của các đỉnh: + A1: 900m; A2: > 600m. + B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m. - Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm ⇒ khoảng cách thực tế: 7,7 km.
- Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây năm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông.
4.Củng cố-đánh giá:
- Làm các bài tập tương tự trong tập nản đồ.
- Nhận xét và cho điểm đại diện các nhóm học sinh.
5.Hoạt động nối tiếp:
- Xem lại bài thực hành. - Tìm hiểu về Lớp vỏ khí: + Thành phần của không khí?
+Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Hậu quả?
+ Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính?
Duyệt bài của tổ chuyên môn:
Nguyễn Văn Thọ
Tuần: 22
Ngày soạn:15/01/2013
Tiết 21: LỚP VỎ KHÍ I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
- Biết vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái đất.
- Biết nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn.
- Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế. - Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không khí…
II. Phương tiện dạy học:
- Biểu đồ thành phần của không khí. - Tranh vẽ các tầng của không khí. - Bản đồ tự nhiên Thế giới.
III.Tiến trình bài giảng:
1.Tổ chức:
6A: 6B:
2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài thực hành của học sinh. 3.Bài giảng:
Vào bài theo gợi ý trong SGK
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Quan sát biểu đồ H45,cho biết thành phần của không khí? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Thành phần nào gây ra các hiện tượng khí tượng ? Nếu trong không khí không có hơi nước thì có xảy ra các hiện tượng khí tượng không?
Hoạt động cá nhân:
Như thế nào là "lớp vỏ khí"? Chiều dày của lớp vỏ khí? Mật độ không khí phân bố như thế nào từ thấp lên cao?
Quan sát H46,xác định và cho biết lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Độ cao của mỗi tầng?
Tầng đối lưu có đặc điểm gì?
(GV giải thích thêm về sự chuyển động của các không khí ở tầng đối lưu.)
Vì sao càng lên cao, nhiệt độ không khí càng giảm?Trên tầng đối lưu là tầng nào? Đặc điểm?
1. Thành phần của không khí
Gồm:
+ Nitơ: 78%. + Oxi: 21%.
+ Hơi nước và các khí khác: 1%.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển.
a. Tầng đối lưu: 0 - 16km.
- Tập trung 90% không khí của khí quyển.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. - Nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng.
Tầng ôzôn có tác dụng gì?Vì sao tầng ôzôn bị thủng? Hậu quả?
Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ôzôn, con người phải làm gì?
Ngoài việc làm thủng tầng ôzôn, ô nhiễm không khí còn gây ra vấn đề gì?
Nêu đặc điểm các tầng cao của khí quyển?
Trong các tầng khí, tầng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Hoạt động cá nhân:
Cho biết nguyên nhân hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm?
Khối khí nóng và khối khí lạnh được hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
Tính chất của khối khí hải dương và lục địa? Khi nào các khối khí bị biến tính?
Có lớp ôzôn (O3): ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
c.Các tầng cao của khí quyển: > 80km.
Không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp đến đời sống con người.
3. Các khối khí
- Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tạo nên các khối khí khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm.
- Học bảng các khối khí sgk trang 54.
4. Củng cố-đánh giá.
- Nêu các đặc điểm của tầng đối lưu.
- Bài tập: Nối ý ở cột A và B sao cho đúng.
A B Trả lời
1.Khối khí nóng. 2.Khối khí lạnh. 3.Khối khí hải dương. 4.Khối khí lục địa.
a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp. b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn. c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô.
1... 2... 3... 4...
5. Hoạt động nối tiếp:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Xem các thông tin trong các bản tin dự báo thời tiết của nước ta đêm nay và ngày mai.
Duyệt bài của tổ chuyên môn:
Nguyễn Văn Thọ
Tuần: 23
Ngày soạn: 25/01/2013
Tiết 22: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần :
- Phân biệt được sự giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu.
- Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm.
- Trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương. - Bước đầu biết quan sát, ghi chép về 1 số yếu tố của thời tiết, khí hậu. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhiệt độ.
- Nâng cao ý thức tự giác trong việc khắc phục những khó khăn do thời tiết-khí hậu gây ra…
II. Phương tiện dạy học:
- Bảng thống kê về thời tiết, khí hậu. - Các hình vẽ trong SGK .
III.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức:
6A: 6B:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi:
Nêu thành phần của không khí? Vai trò của hơi nước?
- Đáp án: Nội dung mục 1-Giáo án Tiết 21
3.Bài giảng:
Vào bài theo hướng dẫn trong SGK
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Cho biết những thông tin trong bản tin dự báo thời tiết hàng ngày?
Thời tiết là gì?Thời tiết gồm những yếu tố nào? Có giống nhau ở mọi thời gian, mọi nơi không? Trong một ngày, thời tiết biểu hiện ở các địa phương có giống nhau không?Nguyên nhân nào làm cho thời tiết luôn thay đổi?
(Do sự chuyển động của các khối khí và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.)
Thời tiết mùa đông ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam nước ta có gì khác biệt?Sự khác nhau này có tính chất tạm thời hay lặp lại qua các năm?
1. Thời tiết và khí hậu
a) Thời tiết
- Là hiện tượng khí tượng xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn. -Thời tiết luôn thay đổi,diễn biến thất thường..
b) Khí hậu
- Là sự lặp đi lặp lại của thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài (nhiều năm)
Nêu khái niệm về khí hậu?Khí hậu khác thời tiết như thế nào?
Hoạt động cá nhân, cặp:
Như thế nào là nhiệt độ không khí?Muốn đo được nhiệt độ không khí ta phải dùng dụng cụ nào?
Cho biết cách đo nhiệt độ không khí?Tại sao phải để nhiệt kế rong bóng râm, cách mặt đất 2 m?
Tại sao tính nhiệt độ trung bình cần đo 3 lần vào lúc 5h, 13h và 21h?
Giải thích vì sao người ta không đo nhiệt độ không khí lúc 12h trưa mà lại đo lúc 13h? Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm?
Hoạt động cá nhân
Vì sao mùa hè, nhiều người thích đi tới các vùng biển để nghỉ ngơi? (tác dụng điều hoà không khí của nước)
HS quan sát H48 (SGK)
HS quan sát H49,nhận xét nhiệt độ 2 địa điểm, giải thích?
Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ xích đạo lên 2 cực, giải thích?
đối ổn định...
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí : nhiệt độ không khí :
a.Nhiệt độ không khí: là độ nóng, lạnh của không khí.
- Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.
b.Cách đo nhiệt độ không khí: Khi đo nhiệt độ không khí phải để nhiệt kế rong bóng râm, cách mặt đất 2 m.
- Cách đo nhiệt độ không khí:Lấy tổng nhiệt độ các lần đo chia cho số lần đo trong ngày,tháng,năm.
3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí
a) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí xa hay gần biển: càng gần biển càng mát mẻ.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Càng xa xích đạo về 2 cực nhiệt độ càng giảm dần.
4. Củng cố- đánh giá: