B. PHẦN NỘI DUNG
3.1.1. Giải pháp trong công tác chỉ đạo hoạt động giải quyết khiếu nại về
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trong cả nước và tại tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là giải quyết khiếu nại đúng qui định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.1. GIẢI PHÁP CHUNG
3.1.1. Giải pháp trong công tác chỉ đạo hoạt động giải quyết khiếu nại về đất đai nại về đất đai
a. Đối với Quốc hội
- Nghiên cứu sửa đổi và có chế tài cụ thể về trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng vẫn cố tình né tránh không giải sửa đổi về cơ chế bồi thương thiệt hại do người giải quyết khiếu nại, tố cáo sai gây ra; đồng thời, có quy định cụ thể, rõ ràng, chế tài để xử lý đối với người cố tình khiếu nại để kéo dài thời gian không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Chỉ đạo ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội xây dựng, hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với việc giám sát cơ quan hành chính các cấp trong việc giải quyết khiếu nại của công dân.
- Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội đưa vào kế hoạch và tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng các luật,
văn bản pháp luật điều chỉnh một số lĩnh vực chưa hoàn thiện, có nhiều vướng mắc, bất cập, phát sinh nhiều khiếu kiện của công dân như về giao đất, cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đền bù giải toả, đòi lại nhà đất cũ.
b. Đối với Chính phủ
- Chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành Thông tư quy định về Quy trình giải quyết KNTC hành chính nhằm quy định rõ trình tự, thủ tục việc xác minh, giải quyết khiếu nại và thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; việc áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt vụ việc khiếu nại, tố cáo để công tác giải quyết khiếu nại được rõ ràng, thống nhất, đảm bảo đúng theo thẩm quyền và trình tự thủ tục của pháp luật quy định.
- Tăng cương chỉ đạo các cấp, các ngành chức năng phát huy hơn nữa vai trò của cơ quan tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại, tăng cường phối hợp với các địa phương trong việc giải quyết khiếu nại. Có chính sách bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại.
- Chỉ đạo và kiểm tra các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc:
+ Bố trí nơi tiếp dân và thực hiện quy định về tiếp công dân theo lịch, xác định và công bố công khai thời hạn giải quyết vụ việc. Củng cố, tăng cường cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, thông tin liên lạc để cán bộ tiếp dân làm tốt nhiệm vụ.
+ Giải quyết tốt những khiếu nại thuộc thẩm quyền và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại.
- Chỉ đạo các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ các vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật, cơ chế giải quyết các vấn đề khiếu nại của công dân.
- Chỉ đạo thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực quan trọng của quản lý Nhà nước để hạn chế, ngăn ngừa sai phạm; tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc khiếu kiện đông người.
- Chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan chức năng, đoàn thể cùng cấp ở Trung ương và địa phương để tham gia xử lý khiếu kiện, vận động, giáo dục công dân chấp hành đúng pháp luật.
c. Thanh tra Chính phủ
- Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành có chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật về khiếu nại cho mọi người hiểu và thực hiện.
- Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại. Đặc biệt, là những vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người để hạn chế, ngăn ngừa các sai phạm.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền nghiên cứu đề xuất với Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động giải quyết khiếu nại của công dân.
- Khẩn trương xác minh, kết luận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao. Tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
d. Các Bộ ngành
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ, ngành mình, nghiên cứu đề xuất, làm tốt chức năng tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai.
- Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành mình.
e. Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận (huyện), xã (phường) và các tổ chức thanh tra thuộc quyền tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại về đất đai tại cơ sở và cấp huyện là chính, cấp tỉnh là cấp giải quyết cuối cùng.
- Chỉ đạo Thanh tra các tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cấp huyện, sở, ngành.
- Chỉ đạo Thanh tra các huyện, quận, thị xã, sở, ngành thuộc tỉnh tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của cấp huyện, quận, thị xã, sở ngành.
Thông qua kiểm tra trách nhiệm nhằm đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại về đất đai của nhân dân; xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, người không thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.