B. PHẦN NỘI DUNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở vị trí trung độ của nước ta trên một giải đất hẹp với chiều dài 127km, chiều rộng 60km. Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, được thiên nhiên ưu đãi và có một triều thống văn hóa lâu đời – cố đô của Việt Nam. Ngành du lịch của tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để xây dựng thành một trung tâm du lịch lớn ở nước ta. Công nghiệp giữ vai trò là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế của tỉnh phát triển.
Trong những năm trở lại đây thì nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh chóng: Các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ cho phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện kết cấu hạ tầng được triển khai nhanh, đúng tiến độ; các chính sách xã hội, công tác cứu trợ khắc phục thiên tai được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng đã góp phần ổn định nhanh sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; an ninh xã hội được đảm bảo, số hộ nghèo giảm nhanh. Thương mại, dịch vụ tăng khá nhanh: Tổng mức bán lẻ và doanh thu năm 2011 ước đạt trên 9,9 nghìn tỷ đồng. Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh. Lĩnh vực công nghiệp đã tập trung cơ cấu lại sản xuất để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển. Lĩnh vực nông nghiệp dù thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nhưng tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vẫn đạt 78.633 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm 2011 ước đạt trên 5.346,8 ha [24].
Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội lại nảy sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm trong đó có tình hình khiếu nại ngày một diễn biến phức tạp.
riêng liên tục xảy ra với số lượng ngày càng tăng. Ở Thừa Thiên Huế đất đai có chứa mồ mả nằm rải rác ở khắp nơi, là nơi có nhiều lăng tẩm, đền chùa được xây dựng chủ yếu duới triều Nguyễn nên đất đai mang nhiều yếu tố lịch sử thiêng liêng.
Hàng năm ngành Thanh tra tỉnh đã luôn tập trung triển khai các cuộc thanh tra theo các kế hoạch đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng. Kết quả các đợt thanh tra đã giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động, quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh, chấn chỉnh, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các cuộc thanh tra về quản lý, sử dụng đất đã kịp thời phát hiện những sai phạm của các đơn vị liên quan như sai phạm về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, chuyển nhượng đất trái phép, giải toả, đền bù…dẫn đến việc khiếu nại về đất đai diễn ra phức tạp.
Công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả, thông qua giải quyết khiếu nại đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp. Số vụ việc khiếu kiện tồn đọng vẫn còn nhiều, một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo thường xuyên, chưa thực hiện nghiêm chế độ tiếp dân, việc giải quyết khiếu nại vẫn còn chậm, một số vụ việc giải quyết chưa thấu tình đạt lý gây bức xúc cho nhân dân; việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chưa tốt.
Chúng ta so sánh số liệu tổng hợp cụ thể tình hình khiếu nại, tố cáo ở một số tỉnh trong hai năm 2010 và 2011 gần nhất như sau:
STT Tỉnh Tổng hợp số vụ KNTC Năm 2010 Năm 2011 1 An Giang 4190 4253 2 Bà Rịa Vũng Tàu 3236 3027 3 Bình Định 2818 2458 4 Đăk Lăk 2548 1629 5 Đăk Nông 1387 1993 6 Hà Nội 5527 5053 7 TP Hồ Chí Minh 20858 12038 8 Long An 3858 4052 9 Khánh Hòa 1991 1088
10 Thừa Thiên Huế 930 556
Bảng thống kê tình hình khiếu nại, tố cáo một số tỉnh trong cả nước [17].
Qua bảng thông kê ta thấy đối với tỉnh Thừa Thiên Huế so với một số tỉnh trong toàn quốc thì số vụ khiếu nại, tố cáo của chúng ta không nhiều, song các vụ có tính phức tạp và ngày càng có chiều hướng khiếu kiện đông người dễ tạo thành “điểm nóng” trong đó chủ yếu các khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Theo báo cáo của Thanh tra tỉnh từ khi Luật Đất Đai có hiệu lực (01/07/2004) thì các ngành các cấp đã nhận được 820 khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực đất đai, trong đó khiếu nại 799 đơn, tố cáo 41 đơn.
Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh: 259 đơn khiếu nại; Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện: 561 đơn, trong đó khiếu nại 520 đơn, tố cáo 41 đơn.
Trong 5 năm gần Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận tổng số đơn thư khiếu nại cụ thể như sau: Năm 2007: số đơn thư khiếu nại là 171 đơn; Năm 2008 là 89 đơn; Năm 2009 có 110 đơn; Năm 2010 có 174 đơn và năm 2011 là 88 đơn [27].
Cụ thể:
- Năm 2009, UBND tỉnh và Thủ trưởng các cấp, các ngành đã tiếp 1.651 lượt công dân, trong đó có 02 đoàn đông người kiến nghị kiên quan đến việc bồi thường thiệt hại khi giải phóng mặt bằng và giao đất tái định cư; tiếp nhận 1.369 đơn (trong đó, khiếu nại 591 đơn; tố cáo 126 đơn; tranh chấp 161 đơn; kiến nghị phản ánh 491 đơn). Qua phân loại xử lý có 435 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành, tăng 123 đơn so với cùng kỳ năm 2008 (trong đó, khiếu nại 110 đơn, tố cáo 29 đơn; tranh chấp 97 đơn; kiến nghị, phản ánh 199 đơn). Số đơn, thư còn lại do có nội dung trùng lặp, không rõ ràng, không có địa chỉ, đơn mạo danh, nặc danh không đủ điều kiện giải quyết.
Nội dung chủ yếu là khiếu nại các quyết định hành chính, việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đòi lại đất thuộc diện Nhà nước quản lý; đơn tố cáo chủ yếu tập trung tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc trong công tác quản lý tài chính, tiêu cực trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư [23].
- Năm 2010, Theo báo cáo của các huyện, Sở, ngành trong năm 2010, UBND tỉnh và Thủ trưởng các cấp, các ngành đã tiếp nhận 930 đơn, trong đó khiếu nại 803 đơn; tố cáo 127 đơn; tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng số đơn tồn năm 2009 chuyển sang 35 đơn, trong đó 32 đơn khiếu nại, 03 đơn tố cáo.
Nội dung đơn khiếu nại chủ yếu về các quyết định hành chính trong quản lý đất đai như quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định về thu hồi đất, về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư, khiếu nại xin lại nhà do Nhà nước quản lý.
Kết quả phân loại xử lý đơn có 199 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, các ngành trong đó có 174 đơn khiếu nại, 25 đơn tố cáo.
khiếu nại, 102 đơn tố cáo), các cấp, các ngành đã hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại và đã chuyển đến cấp có thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo.
Năm 2010 có 28 trường hợp khiếu nại về nội dung bồi thường giá đất, tái định cư và trình tự thủ tục thực hiện trong đó:
+ 01 trường hợp khiếu nại nội dung không bồi thường và bồi thường không đúng diện tích khi nhà nước thu hồi đất.
+ 02 trường hợp khiếu nại nội dung giá đất bồi thường. + 04 trường hợp khiếu nại nội dung trình tự, thủ tục.
+ 02 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Giá đất bồi thường và tái định cư. + 06 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và tái định cư. + 13 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và giá đất [25].
- Năm 2011, tổng số đơn khiếu nại nhận được giảm so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do qua các buổi tiếp dân, đã giải thích cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đa số đơn thư có nội dung liên quan đến đất đai như: khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai, đòi lại đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; số đơn còn lại có nội dung phản ảnh việc gây ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác khoáng sản.
Số lượt công dân đã tiếp: 09 lượt, nội dung tiếp dân là tiếp thu những kiến nghị của công dân, đồng thời giải thích cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lắng nghe những kiến nghị, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản và môi trường trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tổng số đơn khiếu nại tồn đọng năm 2010 chuyển sang: 30 đơn. Tổng số đơn thư nhận được trong năm: 126 đơn. So với năm 2010 giảm 31 đơn. Kết quả phân loại đơn khiếu
nại, tố cáo: Khiếu nại: 88 đơn; tố cáo: 01 đơn; kiến nghị, phản ánh: 65 đơn; tranh chấp: 02 đơn.
Năm 2011: có 19 trường hợp khiếu nại liên quan đến nội dung bồi thường giá đất, trình tự thủ tục và tái định cư trong đó:
+ Có 08 trường hợp khiếu nại nội dung không bồi thường và bồi thường không đúng diện tích khi nhà nước thu hồi đất.
+ Có 05 trường hợp khiếu nại nội dung giá đất bồi thường. + Có 01 trường hợp khiếu nại nội dung tái định cư.
+ Có 05 trường hợp khiếu nại 02 nội dung: Trình tự, thủ tục và tái định cư [26].
* Riêng về khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng Năm 2007 có 31 trường hợp khiếu nại, năm 2008 có 35 trường hợp, năm 2009 có 29 trường hợp, năm 2010 có 50 trường hợp và năm 2011 là 31 trường hợp [28].