B. PHẦN NỘI DUNG
2.1.2. Nguyên nhân khiếu nại về đất đai ở Thừa Thiên Huế
- Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh khiếu nại là do việc thu hồi đất, giải tỏa thực hiện các dự án quy hoạch phát triển kinh tế tại địa phương; quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số trường hợp chưa thỏa đáng, mỗi dự án áp dụng hạn mức diện tích tái định cư khác nhau; khi thực hiện chủ trương giải tỏa, có nơi chưa thực hiện đúng về trình tự thủ tục nên xảy ra khiếu nại người giải quyết khiếu nại lần đầu không áp dụng đúng trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại làm cho vụ việc từ đơn giản trở nên phức tạp, làm phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Phần lớn những vụ việc kéo dài chủ yếu tập trung vào một số hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế một số bộ phận người dân.
- Về cơ chế, chính sách, giá đền bù đất đai, tài sản còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính thống nhất nên phát sinh khiếu nại.
- Việc giải quyết khiếu nại cũng gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa đồng bộ, giá bồi thường về đất do UBND tỉnh quy định chưa phù hợp với thực tế, còn chệnh lệch xa với giá thị trường, người dân thiệt thòi về kinh tế, do đó mặc dù chính quyền các cấp đã cố gắng giải quyết nhưng vẫn không được người dân đồng tình ủng hộ.
- Một số nguyên nhân khác
+ Một là, do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng đất tăng lên, thúc đẩy giá đất tăng cao.
+ Hai là, do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn tồn tại các phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã "ăn sâu, bám rễ" trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật. Cũng có một số người dân quan niệm rằng đất đai là của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã giao cho sử dụng ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ. Chính vì nhận thức không đúng nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng.
+ Ba là, do việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân, việc đưa đất đai, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông, lâm trường, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, sổ sách; việc trưng dụng, trưng thu, trưng mua, thu hồi đất không có quyết định, chưa bồi thường hoặc đã bồi thường nhưng không lưu giữ giấy tờ, hồ sơ nên không có cơ sở để xác định khi diễn ra tranh chấp.
Luật tố tụng hành chính còn chồng chéo, mâu thuẫn, không thống nhất. Chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là chính sách tài chính đất đai chưa điều tiết hoặc đã điều tiết, phân phối nhưng chưa hợp lý.
+ Năm là, công tác giải quyết khiếu nại đất đai nhiều khi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.