Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong công tác giả

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - thực trạng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 66)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc trong công tác giả

giải quyết khiếu nại về đất đai

- Một là, bất cập trong pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại

về đất đai.

+ Chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước ta ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau; quy định về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất còn bất cập, thường thay đổi, trong khi đó trên thực tế mỗi địa phương áp dụng pháp luật có khác nhau, từ đó tạo nên sự so bì, thắc mắc giữa dự án này với dự án khác hoặc giữa trường hợp này với trường hợp khác; thậm chó dẫn đến tình trạng người chây ỳ, cố tình không chấp hành thì được lợi hơn những người gương mẫu chấp hành trước…

+ Luật đất đai 2003 đã bổ sung việc xây dựng giá đất do UBND cấp tỉnh đưa ra là thống nhất hệ thống tài chính đất đai dựa trên nguyên tắc một giá đất. Tuy nhiên sự tồn tại của hai hệ thống giá là giá do nhà nước quy định và giá trên thị trường đất đai vẫn là một vấn đề phức tạp, bởi khoảng cách giữa hai hệ thống giá quá xa và không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường. Luật đất đai xác lập hệ thống một giá đất, nhưng trên thực tế giá đất do UBND cấp tỉnh quy định mới chỉ đạt từ 50 – 70% giá thị trường. Dù nghị định số 17/2006/NĐ-CP bổ sung sửa đổi đã cho phép UBND cấp tỉnh có thể linh hoạt điều chỉnh mức giá để phù hợp với giá thị trường nhưng nó vẫn thực sự không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Những bất cấp đó đã

gây ra sự khó khăn trong giải phóng mặt bằng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tình trạng người dân không đủ điều kiện mua lại đất hay nhà ở để tái tạo cuộc sống diễn ra không ít.

- Hai là, sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai.

+ Việc áp dụng pháp luật về đất đai của các địa phương còn nhiều bất cập nhất là trong việc thu hồi như đã nêu trên. Sau khi có Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều địa phương chưa kịp thời ban hành đủ các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh để triển khai; nhiều địa phương vẫn chưa nắm chắc những đổi mới, những quy định mới của pháp luật về đất đai nên vẫn còn áp dụng những quy định cũ đã bị hủy bỏ hoặc thay thế, nhiều trường hợp áp dụng sai quy định. Những bất cập này đã tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới về đất đai.

+ Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai còn nhiều yếu kém, sai phạm và bị buông lõng trong một thời gian dài, nhiều vi phạm trong lĩnh vực đất đai không được xử lý nghiêm minh, kịp thời; việc đo đạc, căm mốc địa giới, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, có nhiều sai sót. Những tồn tại có tính lịch sử như việc cho thuê, cho mượn, cầm cố đất đai trong nội bộ nhân dân; việc đưa đất, lao động vào các tập đoàn sản xuất, các nông lâm trường; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sổ sách, cập nhật biến động không đầy đủ, dễ thất lạc đã gây khó khăn trong quá trình giải quyết khiếu nại. Có một số dự án thu hồi đất sản xuất của dân nhưng không được sử dụng hợp lý, đất bỏ hoang, lãng phí, trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, dẫn đến bức xúc, phát sinh khiếu nại.

+ Nhiều vùng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật hoặc người sử dụng đất đã

làm đủ các nghĩa vụ theo quy định nhưng không được hợp thức quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguyên nhân tạo thành khiếu kiện đông người, thành các đoàn khiếu kiện đến các cơ quan Trung ương.

+ Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né chưa có sự thống nhất việc giải quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần phải giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau. Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai chuyển sang quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho người sử dụng đất có đầy đủ các quyền, do vậy, việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật của cán bộ và người dân hạn chế, việc hiểu các quy định pháp luật cũng không đầy đủ và quan niệm về chế độ sở hữu tư nhân về đất đai trong nhân dân vẫn.

- Ba là, do người dân không tin tưởng vào thực lực, trình độ và khả năng của các cán bộ giải quyết khiếu nại về đất đai nhất là cán bộ cấp cơ sở. Công tác giải quyết khiếu nại đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.

- Bốn là, trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại nhiều nơi chưa

nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, nên có những trường hợp áp dụng chưa phù hợp. Việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan có thẩm quyền ở nhiều vụ việc chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm. Việc giải quyết khiếu nại về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau.

- Năm là, công tác giải quyết khiếu nại chủ yếu là kiêm nhiệm, khiếu

nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện nhưng bộ máy thụ lý ở cấp này lại không tương ứng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm chạp, thiếu dứt điểm, chất lượng thấp, tái khiếu nhiều.

Thừa Thiên Huế ta thấy thực trạng khiếu nại vẫn đang còn diễn biến phức tạp. Một mặt thể hiện xu hướng mở rộng dân chủ XHCN, mặt khác thể hiện những yếu kém hạn chế trong quản lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai nói riêng liên quan đến sự ổn định chính trị - xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động chấp hành và điều hành.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế các cơ quan hành chính đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, củng cố được niềm tin của nhân dân vào công lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng vẫn chưa đảm bảo vững chắc, vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại chưa rõ ràng dứt điểm để xảy ra tình trạng khiếu nại kéo dài tạo dư luận xấu trong xã hội. Vì vậy để hạn chế việc khiếu nại về đất đai cần đề ra và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và cần chấn chỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Để nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng trong cả nước và tại tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích là giải quyết khiếu nại đúng qui định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu nại. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giải quyết khiếu nại tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai - thực trạng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)