0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (Trang 35 -37 )

b) Phương pháp hồi quy bộ

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp, mà doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát, điều chỉnh để đảm bảo thực hiện phân tích tài chính đạt kết quả tốt. Các nhân tố chủ quan tác động đến việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm: mục đích phân tích, nhân tố về con người, thông tin phân tích và cơ sở vật chất cho quá trình phân tích.

Mỗi một doanh nghiệp chứa đựng những đặc thù riêng biệt về lịch sử hình thành, đặc điểm loại hình doanh nghiệp, quá trình phát triển, quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực ... Không có một phương pháp phân tích nào phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đồng thời không thể có sẵn đầy đủ những thông tin chính xác về đối tượng cần phân tích, đánh giá. Vì vậy, phân tích tài chính vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện trong các nguyên tắc, nội dung khoa học của từng phương pháp phân tích được lựa chọn, tính nghệ

thuật thể hiện trong việc phân tích, đánh giá thông tin, lựa chọn phương pháp phân tích tài chính phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phù hợp với mục đích, nội dung cần phân tích và phù hợp với điều kiện doanh nghiệp

- Mục tiêu phân tích tài chính

Mục tiêu của việc phân tích tài chính cung cấp thông tin cho người sử dụng thông tin nhằm mục đích ra quyết định. Như vậy, mỗi một đối tượng sẽ cần những thông tin tài chính khác nhau, do đó yêu cầu về nội dung thông tin khác nhau. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp họ cần những thông tin đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi, tình hình rủi ro về tài chính và dự đoán tình hình tài chính trong tương lai để giúp cho nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, phát huy được tiềm năng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, phân tích tài chính nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin kinh tế cần thiết cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác của doanh nghiệp. Cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng khai thác vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp khắc phục các thiếu sót còn tồn tại. Cung cấp các thông tin về tình hình công nợ, doanh thu và khả năng sinh lời cũng như ảnh hưởng làm thay đổi điều kiện hoạt động, giúp cho doanh nghiệp dự đoán chính xác tương lai của mình.

Không phải lúc nào người sử dụng cũng cần những thông tin như nhau để ra quyết định, mà tại mỗi thời điểm khác nhau nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau, yêu cầu về nội dung phân tích khác nhau. Do đó, người phân tích sẽ phải sem xét để có phương án phân tích hợp lý nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đúng đối tượng.

Trên cơ mục tiêu phân tích, người phân tích sẽ xác định rõ nội dung phân tích. Phân tích toàn diện để đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, hay chỉ phân tích trên một báo cáo tài chính, như: Phân tích bảng cân đối kế toán hay phân tích báo cáo KQKD, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, hay phân tích khả năng sinh lời theo vốn, hoặc phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản, nguồn vốn,...

Như vậy, việc xác định rõ mục tiêu phân tích là cung cấp những thông tin gì, cho đối tượng sử dụng thông tin nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc vận dụng và áp dụng các phương pháp phân tích tài chính trong việc đánh giá trình hình tài chính doanh nghiệp, nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (Trang 35 -37 )

×