b) Phương pháp hồi quy bộ
1.2.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm
hiểm
“Hoàn thiện” là từ được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo, như hoàn thiện một ngôi nhà, hoàn thiện chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.... Tuy nhiên, hiểu thế nào là hoàn thiện lại là vấn đế không đơn giản. Việc đánh giá như thế nào là hoàn thiện cũng rất khó khăn, nó phụ thuộc vào từng điều kiện, quan điểm, mục đích và từng thời kỳ nhất định. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoàn thiện tùy theo các tiêu thức đánh giá, các góc độ nhìn nhận khác nhau.
Để hiểu hoàn thiện là gì chúng ta hay điểm qua vài quan điểm điển hình sau: Từ điển Tiếng việt đã giải thích khái niệm hoàn thiện như sau:
“Hoàn thiện là đạt đến tốt, trọn vẹn và đầy đủ đến mức không cần phải làm thêm gì nữa”
Theo nghĩa Hán – Việt: Hoàn thiện là hai từ Hán – Việt ghép lại. Chữ “hoàn” với nghĩa của nó bao gồm là đã xong một công việc, hoặc đã tạo lên một sự hoàn chỉnh của bất cứ chủ thể hay sự vật, đồ vật nào cũng như sự trở về nguyên trạng ban đầu. Chữ “Thiện” là đại diện cho những đức tính tốt, việc làm tốt, có tác dụng tích cực của con người. Ghép hai từ “hoàn thiện” với nhau ta được câu hoàn chỉnh, có
nghĩa là chỉ một công việc, một người, sự vật hay đồ vật đạt đến tốt toàn phần, tuy có thể không phải là tuyệt đối nhưng nó là mục tiêu không ngừng nghỉ, phấn đấu để đạt đến điều đó.
Hoàn thiện không phải là công việc được thực hiện trong một sớm một chiều mà nó phải được thực theo một quá trình, từng bước. Không thể áp đặt một cách tùy tiền mà phải căn cứ vào từng điều kiện nhất định, từng thời kỳ nhất định. Mỗi một cá nhân, mỗi một tổ chức hay doanh nghiệp luôn thay đổi để phù hợp với những thay đổi điều kiện thức tại và hướng tới một điều tốt đẹp hơn do đó quá trình hoàn thiện là một mục tiêu không ngừng nghỉ.
Qua những khái niệm trên, tác giả cho rằng: “Hoàn thiện tức là làm cho tốt hơn, đầy đủ hơn, phù hợp hơn, đáp ứng được mức độ nào đó của yêu cầu đặt ra ở hiện tại và mục tiêu trong tương lai gắn liền với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Hoàn thiện là một quá trình và là mục tiêu không ngừng nghỉ, luôn luôn phấn đấu phấn đấu để đạt đến điều đó”.
Mục tiêu phân tích tài chính của người phân tích là đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả trong tương lại của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà đưa ra được những quyết định phù hợp. Mỗi một đối tượng khác nhau, trong từng thời kỳ có yêu cầu về kết quả phân tích tài chính khác nhau. Để có kết quả phân tích tài chính được chính xác, kịp thời, phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, thuận tiện cho việc đánh giá, nhà phân tích sẽ lựa chọn sử dụng những phương pháp phân tích tài chính phù hợp với điều kiện của người phân tích.
Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau. Mỗi phương pháp phân tích cho phép đánh giá những nội dung, khía cạnh khác nhau, có thể cho phép đánh giá tình hình tài chính hiện tại hay dự báo trong tương lai. Mỗi một phương pháp khi áp dụng đều có những điều kiện riêng, do đó không phải phương pháp phân tích phù hợp với doanh nghiệp này thì sẽ phù với doanh nghiệp khác. Khi vận dung các phương pháp phân tích cần xem xét đến điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, con người, quy mô của từng doanh nghiệp.
Như vậy, một phương pháp phân tích tài chính hoàn thiện phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính đơn giản: Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau, tuy nhiên yêu cầu phương pháp phân tích tài chính phải đơn giản, dễ hiểu. Người phân tích có thể dễ dàng áp dụng phương pháp phân tích trong quá trình phân tích tài chính và kết quả phân tích đem lại cũng phải dễ hiểu, dễ sử dụng đối với những người sử dụng kết quả này. Nếu kết quả đưa ra quá phức tạp mà người sử dụng không hiểu hết, không giải thích được thì những kết quả đó cũng sẽ có ý nghĩa không lớn và không hiệu quả.
- Đảm bảo tính trực quan: Việc phân tích tài chính được thể hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để kết quả phân tích tài chính được thể hiện sinh động, dễ nhìn, dễ nhận biết, dễ đánh giá thì phương pháp phân tích cho phép sử dụng kết hợp thể hiện kết quả phân tích bằng những con số, bằng hình ảnh, biểu đồ hay đồ thị. Điều này tạo điều kiện cho những người sử dụng kết quả phân tích tài
chính được thuận tiện, dễ nhìn nhận và đánh giá.
- Đảm bảo tính tiện dụng: Đảm bảo tính tiện dụng nghĩa là phương pháp phân tích tài chính có thể được dùng để đánh giá, phân tích nhiều nội dung phân tích tài chính khác nhau. Có thể dễ dàng sử dụng kết hợp với các phương pháp phân tích khác trong việc phân tích tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, người phân tích có thể sử dụng một phương pháp để đánh giá hoặc sử dụng đồng thời nhiều phương pháp, các phương pháp có thể được sử dụng để phân tích một chỉ tiêu tài chính cũng có thể được sử dụng để phân tích tài chính toàn diện hay thực hiện phân tích tài chính theo chuyên đề.
- Đảm bảo tính hiệu quả: Mục tiêu phân tích tài chính của người phân tích là tìm ra điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra phương hướng, giải pháp khắc phục. Để đảm bảo việc thực hiện các quyết định tài chính đúng đắn, đem lại hiệu quả cao thì các kết quả phân tích tài chính phải phản ánh chính xác, kịp thời tình tình tài chính của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là tiêu chí quan trọng đánh giá tính hiệu quả của phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Đảm bảo khả năng dự báo: Hoạt động của doanh nghiệp luôn hướng đến tương lai, các quyết định quản trị doanh nghiệp được thực hiện ở hiện tại nhằm đạt một kết quả trong tương lai theo như mục đích của nhà quản trị. Để đảm bảo được
điều này, phương pháp phân tích không chỉ đánh giá ở thực tại mà còn đánh giá được su hướng, dự báo được tình hình tài chính trong tương lai như: dự báo nhu cầu về vốn, dự báo về khả năng thanh toán, dự báo về KQKD trong tương từ đó giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn kịp thời và xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai. Như vậy, khả năng dự báo là một yêu cầu rất quan trọng khi xây dựng các phương pháp phân tích tài chính được áp dụng.
- Đảm bảo tính phù hợp: Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp phân tích tài chính khác nhau. Mỗi một doanh nghiệp có những điều kiện khác nhau như trình độ của người phân tích, khả năng nhận thức của nhà quản trị, khả năng tài chính dùng để phân tích, thông tin dùng để phân tích... Do đó, khi chúng ta vận dụng áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào cần phải xem xét đánh giá xem có phù hợp với doanh nghiệp của mình không. Sự phù hợp thể hiện ở việc các cán bộ phân tích có thể áp dụng một cách dễ dàng không, nguồn thông tin có đảm bảo cho quá trình phân tích không, chi phí dùng để phân tích có hợp lý không, thời gian để phân tích có kịp thời không, kết quả phân tích có đảm bảo phục vụ tốt cho công tác ra quyết định không.
- Đảm bảo về thời gian phân tích: Trong phân tích tài chính doanh nghiệp thì thời gian phân tích là một chỉ tiêu rất quan trọng. Thời gian phân tích tài chính bao gồm: thời gian thu thập thông tin, thời gian phân tích và thời gian báo cáo kết quả phân tích cho các đối tượng sử dụng thông tin. Thời gian phân tích tài chính mà quá ngắn, sẽ không đủ cho người phân tích có thể thu thập thông tin, phân tích đánh giá chính xác tình hình tài chính để có thể trở thành cơ sở tin cậy cho việc ra quyết định tài chính. Nhưng các quyết định tài chính mang tính thời điểm, do đó thời gian phân tích tài chính quá dài có thể làm lỡ mất cơ hội kinh doanh, tốn kém chi phí của doanh nghiệp, kết quả của quá trình phân tích sẽ không còn ý nghĩa, các quyết định
tài chính có thể sẽ không còn giá trị.
Thời gian phân tích phụ thuộc vào các nhân tố như trình độ, phẩm chất của người phân tích, nhận thức của nhà quản trị về hoạt động phân tích tài chính, công tác tổ chức phân tích tài chính, quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, mức độ phù hợp của phương pháp, kỹ thuật và nội dung phân tích tài chính, mức độ thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phân tích. Trên
cơ sở đánh giá các nhân tố này, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp phải tự đặt ra tiêu chuẩn về thời gian phân tích tài chính tối thiểu cần thiết cho mình. Mức độ phù hợp về thời gian phân tích là kết quả tổng hợp của các nhân tố trên tác động đến hoạt động phân tích.
Thời gian phân tích tài chính hợp lý khi kịp thời giúp cho nhà quản trị nhanh chóng có những điều chỉnh kịp thời về mặt tài chính, nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh hoặc hạn chế những rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. Mặt khác, thời gian phân tích tìa chính hợp lý cũng cho thấy trình độ của cán bộ phân
tích tốt, quy trình phân tích phù hợp, cho phép thu thập và xử lý thông tin tốt.
Do đó, khi lựa chọn phương pháp phân tích doanh nghiệp cần đảm bảo thời gian phân tích hợp lý, trên cơ sở sự phù hợp về trình độ, phẩm chất của người phân tích; trình độ của nhà quản trị về phân tích tài chính, đảm bảo nội dung phân tích tài chính, đảm bảo về cơ sở vật chất cho hoạt động phân tích tài chính, đảm bảo sự phù hợp của thông tin phân tích tài chính....
- Đảm bảo chi phí phân tích: Hoạt động phân tích tài chính là hoạt động khá tốn kém về thời gian, công sức và tiền bạc. Căn cứ vào tính chất của chi phí chúng ta có thể chia chi phí phân tích tài chính thành 3 nhóm: Chi phí phòng ngừa; chi phí kiểm tra, đánh giá và chi phí sai hỏng, thất bại.
Chi phí phân tích tài chính là một bộ phận của chi phí sản phẩm và được thu thập thông qua hệ thống số sách kế toán. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng phân tích tài chính và phòng kế toán để công tác thu thập và báo cáo chi phí chất lượng phân tích được hiệu quả, chính xác và thuận tiện. Nếu chi phí phân tích tài chính mà cao, sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm sút. Ngược lại, nếu chi phí phân tích tài chính mà quá thấp thì không đủ nguồn lực cho hoạt động phân tích tài chính, chất lượng phân tích không được đảm bảo theo yêu cầu. Vấn đề của mỗi doanh nghiệp là phải tự xác định mức chi phí phân tích tài chính phù hợp với yêu cầu quản trị tài chính của doanh nghiệp mình.
Do đó phương pháp phân tích tài chính phải đảm bảo chi phí dùng để phân tích hợp lý mà vẫn đảm bảo kết quả phân tích được chính xác, đáp ứng được mục tiêu của nhà quản trị.
Để đánh giá một phương pháp phân tích tài chính là hoàn thiện là rất khó, có phương pháp phân tích tài chính phù hợp với doanh nghiệp này nhưng lại không phù
hợp với doanh nghiệp khác, có những phương pháp phân tích phù hợp trong việc thực hiện phân tích nhanh các kết quả tài chính để có thể đưa ra những quyết định kịp thời nhưng lại không phù hợp khi đánh giá, phân tích chuyên sâu khi thực hiện phân tích theo chuyên đề. Mục đích của việc vận dụng các phương pháp phân tích tài chính là để cho ra các kết quả phân tích tài chính chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho việc ra quyết định đúng đắn, khắc phục được những điểm yếu của doanh nghiệp.