Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở Bắc NinhẦẦẦẦẦ

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh (Trang 35)

- Kết quả đạt được

Nông nghiệp Bắc Ninh đã và đang phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Số lƣợng cơ sở sản xuất và lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hƣớng giảm nhanh, nhƣng cơ cấu theo loại hình và ngành nghề có chuyển biến tắch cực.

Đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản) giảm, nhƣng đất nuôi trồng thủy sản và quy mô sử dụng đất bình quân một hộ nông nghiệp tăng.

Cơ giới hóa trong nông nghiệp thay đổi rõ rệt, cơ giới hóa tƣới tiêu cũng phát triển ở mọi nơi. Trong khâu thu hoạch và ra hạt, quá trình chuyển dịch diễn ra theo hƣớng gọn nhẹ và giảm thiểu sức lao động cho nông dân. Ngoài ra nông dân còn đầu tƣ mua máy phát điện, phát lực, máy chế biến thức ănẦ để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ vốn của hộ gia đình, vốn của Nhà nƣớc ngày càng lớn là cơ sở ban đầu thực hiện sản xuất hàng hóa, sản xuất lớn trong nông nghiệp, nông thôn.

Hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp và thủy sản đã và đang thay đổi theo chiều hƣớng thắch nghi với kinh tế thị trƣờng: Hộ gia đình ở nông thôn vẫn giữ đƣợc vai trò chủ yếu trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; Không chỉ số lƣợng trang trại tăng nhanh mà loại hình trang trại chuyển dịch theo hƣớng tắch cực đã góp phần vào quá trình chuyển

31

đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động; Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản từng bƣớc thắch ứng với cơ chế thị trƣờng; Doanh nghiệp dân doanh tham gia sản xuất nông, lâm và thủy sản ngày càng nhiều hơn, bƣớc đầu khẳng định sự tồn tại của một mô hình tổ chức sản xuất mới.

Trồng lúa và nuôi lợn vẫn là hai hoạt động sản xuất chủ yếu trong ngành nông nghiệp, cây lúa là chủ lực trong trồng trọt và con lợn là chủ lực trong chăn nuôi của sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh. Hiện nay, chăn nuôi theo kiểu truyền thống không mang lại hiệu quả kinh tế nên đang chuyển dần sang hƣớng tập trung với quy mô lớn.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vƣợt qua khó khăn do hậu quả của biến đổi khắ hậu và nhiều loại bệnh mới phát sinh tuy nhiên vẫn tiếp tục phát triển. [34]

- Khó khăn và hạn chế còn tồn tại

Một là, quy mô sản xuất của tất cả các loại hình tổ chức sản xuất trong

nông, lâm nghiệp và thủy sản đều nhỏ. Số lƣợng cơ sở sản xuất giảm nhanh. Do vậy, số lao động trong các cơ sở này dôi ra đã tạo thêm áp lực giải quyết việc làm trên địa bàn toàn tỉnh ngày càng lớn.

Hai là, diện tắch đất nông nghiệp giảm nhanh làm cho lao động thiếu

việc làm và trở tay không kịp tìm việc làm mới. Hiện tƣợng tắch tụ ruộng đất diễn ra chậm chạp và tự phát.

Ba là, cơ giới hóa trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu

vẫn diễn ra tự phát, chậm chạp, chƣa chủ động và có những bƣớc đi thắch hợp.

Bốn là, số lƣợng nông hộ bỏ vốn ra để đầu tƣ phát triển vẫn còn chƣa

nhiều, quy mô vốn đầu tƣ còn bé. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tƣ của ngƣời dân chƣa hợp lý, chắnh quyền các cấp cần có cơ chế, chắnh sách để định hƣớng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tƣ,

32

Năm là, trong nội bộ khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy

sản) Hộ thủy sản có một tỷ trọng quá nhỏ so với tiềm năng và thế mạnh của ngành này (4,1%)

Sáu là, quy mô trang trại nhìn chung là nhỏ. Trình độ quản lý của chủ

trang trại cũng nhƣ chuyên môn kỹ thuật của lao động trang trại còn thấp nên càng khó khăn trƣớc yêu cầu tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản lý và sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chủ yếu của các trang trại vẫn ở dạng thôẦcơ chế chắnh sách hỗ trợ và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế trang trại còn chƣa đúng mức.

Bảy là, tình hình hoạt động của các hợp tác xã hiện nay còn gặp không

ắt khó khăn và bất cập nhƣ trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế; quá trình chuyển đổi của nhiều hợp tác xã nông nghiệp còn mang tắnh hình thức; doanh thu hàng năm của hợp tác xã nông nghiệp còn bé, nhiều khi còn thua lỗ.

Tám là, số doanh nghiệp dân doanh tham gia sản xuất kinh doanh

ngành nông nghiệp và thủy sản vẫn còn quá ắt, tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 1% tổng doanh nghiệp dân doanh trong tất cả các ngành kinh tế của Bắc Ninh.

Chắn là, chăn nuôi lợn và trồng lúa hiệu quả vẫn còn thấp và chủ yếu

vẫn là lấy công làm lãiẦ [34, tr 49-50]

Ngoài những thành tựu và hạn chế mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Bắc Ninh thời gian qua đem lại thì hệ quả tất yếu của nó mà không thể không kê đến đó là đời sống vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng đƣợc cải thiện: Thu nhập tăng lên, cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn có sự chuyển dịch tắch cực; điều kiện sinh hoạt và mô trƣờng sống ngày càng đƣợc cải thiện hơn; chi tiêu dùng của nông dân không chỉ tăng lên cả về số và chất mà cơ cấu tiêu dùng còn thay đổi theo hƣớng tắch cực; tắch lũy của hộ gia đình ngày càng tăng; nhiều chắnh sách xã

33

hội góp phần cải thiện nâng cao đời sống dân cƣ nông thôn của Nhà nƣớc đã đƣợc triển khai thực hiện Ầ.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)