Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Hoàng Thị Thanh Huyền. (Trang 62)

5. Kết cấu của luận văn

3.5. Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa

chung, đó là: Các đơn vị dự toán cấp dƣới lập báo cáo quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để xét duyệt và tổng hợp. Báo cáo quyết toán phải lập đúng theo biểu mẫu, đúng thời gian, đúng biểu mẫu quy định tại Thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Ngân sách các cấp. Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm tra và thông báo phê duyệt quyết toán cho đơn vị, đồng thời tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách địa phƣơng.

3.5. Đánh giá chung về quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang bàn tỉnh Tuyên Quang

3.5.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2009-2013 tỉnh Tuyên Quang đã đạt đƣợc một số thành tựu trong công tác quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB, cụ thể:

- Việc tuân thủ các quy định pháp luật về chi ngân sách Nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã giúp cho các cơ quan chức năng của tỉnh thực

hiện quản lý việc sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ Nhà nƣớc đúng mục tiêu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phát huy đƣợc hiệu quả. Tạo điều kiện đƣa hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản trong tỉnh đi vào trật tự và thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng mở cửa, hợp tác và hội nhập.

- Cơ cấu chi NSNN trong đầu tƣ XDCB đƣợc bố trí hợp lý theo hƣớng tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh. Điều này là một yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong tỉnh.

- Quy trình lập dự toán ngân sách đã có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế cơ chế xin cho. Trong quá trình lập và giao dự toán có sự phối, kết hợp giữa cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách, trên cơ sở đó có sự hƣớng dẫn thực hiện đối với các đơn vị, đảm bảo tính đúng đắn; đồng thời công tác chấp hành dự toán cũng có những bƣớc chuyển biến tích cực. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính, đơn vị sử dụng ngân sách, kho bạc Nhà nƣớc mà việc phân bổ dự toán, cấp phát kinh phí cho các đơn vị tƣơng đối đầy đủ, kịp thời. Công tác quyết toán NSNN trong đầu tƣ XDCB tại các đơn vị đƣợc thực hiện khá nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán.

- Tổng chi NSNN trong đầu tƣ XBCB tăng lên qua các năm. Định mức phân bổ ngân sách cho đầu tƣ XDCB đã đƣợc tỉnh quan tâm và đầu tƣ hơn, từ đó tăng chi NSNN trong đầu tƣ XDCB.

- Việc kiểm soát chi NSNN trong đầu tƣ XDCB qua KBNN và công tác tài chính kế toán đã đƣợc cải thiện nhiều so với trƣớc đây, nhờ vậy việc thanh toán các khoản chi của đơn vị trong đầu tƣ XDCB đã diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện để các đơn vị dự toán NSNN thanh toán các khoản chi đúng thời hạn và theo đúng dự toán.

- Công tác quản lý chi phí dự án đầu tƣ xây dựng các công trình: Thông qua chức năng, nhiệm vụ quản lý, kiểm tra kiểm soát vốn đầu tƣ XDCB, từ năm 2009 đến năm 2013, Sở Tài chính cùng với Kho bạc Nhà nƣớc đã thực hiện loại trừ những nội dung chi chƣa đúng với chính sách, chế độ quy định của Nhà nƣớc, tiết kiệm vốn đầu tƣ cho NSNN hàng chục tỷ đồng.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tƣu đạt đƣợc, công tác quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB còn bộc lộ một số hạn chế, cụ thể:

- Công tác lập và phân bổ dự toán: Chất lƣợng công tác lập dự toán nhìn chung chƣa cao, dự toán lập ra chƣa thực sự sát với nhu cầu chi thực tế tại đơn vị, dẫn tới tình trạng khi thực hiện có nội dung thừa, nội dung thiếu, phải điều chỉnh dự toán gây chậm trễ trong việc thực hiện. Việc xây dựng dự toán tại các đơn vị chƣa dự đoán đƣợc những thay đổi về khối lƣợng, đơn giá, định mức trong XDCB, những thay đổi làm phát sinh tăng kinh phí năm kế hoạch.

- Công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ: chƣa đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để chủ trƣơng thanh toán trực tiếp cho đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng, nhiều dự án vẫn thực hiện thanh toán qua khâu trung gian, điển hình là công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Ban quản lý dự án thực hiện rút tiền trực tiếp từ NSNN để chi trả cho các đối tƣợng đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ di dời khi Nhà nƣớc thu hồi đất thực hiện dự án đầu tƣ, tuy nhiên sau đó việc chi trả nhƣ thế nào lại do Ban quản lý dự án quyết định đã nảy sinh nhiều phức tạp, thậm chí khiếu kiện kéo dài ảnh hƣởng đến tiến độ dự án.

Công tác quyết toán vốn đầu tƣ chƣa thực sự đƣợc chủ đầu tƣ quan tâm, nhiều công trình, hạn mục công trình đã có khối lƣợng thực hiện nhƣng chủ đầu tƣ, đơn vị thi công chƣa hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, việc thanh quyết toán vốn đầu tƣ dồn vào cuối năm tạo ra sức ép lớn đối với NSNN.

Mặt khác, do thời gian kiểm tra quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách không nhiều, số lƣợng cán bộ chuyên quản tham gia quyết toán ít nên công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán chƣa thực sự chặt chẽ. Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị gửi báo cáo quyết toán chậm so với quy định, chất lƣợng báo cáo quyết toán các đơn vị lập không cao, sổ sách kế toán khá sơ sài gây khó khăn cho công tác thẩm tra quyết toán. Còn tồn tại một số đơn vị sử dụng ngân sách hạch toán các khoản chi chƣa đúng với mục lục ngân sách hiện hành và một số khoản chi sử dụng không đúng mục đích đã đƣợc phê duyệt trong dự toán.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, các sai phạm gây ra thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ NSNN, phát hiện đƣợc xử lý cũng chƣa nghiêm đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

- Chất lƣợng công tác giám định đầu tƣ và nghiệm thu công trình: mặc dù quy trình nghiệm thu công trình đã đƣợc Bộ Xây dựng ban hành, tuy nhiên trên thực tế thời gian qua công tác thực hiện giám định đầu tƣ và nghiệm thu công trình chƣa thực sự nghiêm túc, có lúc còn qua loa đại khái nên đã dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tƣợng lún, nứt, thấm dột, xuống cấp (dự án cải tạo, nâng cấp tuyến giao thông từ xã Thổ Bình đến xã Thƣợng Lâm, cầu Ba Đạo). Hệ thống quản lý chất lƣợng công trình hiệu quả hoạt động còn thấp, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và năng lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp. Nhiều công trình chỉ khi qua công tác kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn mới phát hiện ra việc khối lƣợng nghiệm thu không khớp với khối lƣợng thực tế thi công tại hiện trƣờng. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc nghiệm thu một cách đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời, dẫn đến việc chậm thanh quyết toán vốn, khối lƣợng xây dựng dở dang khá lớn, gây đọng vốn, lãng phí NSNN và làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

- Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho các đối tƣợng thụ hƣởng và đối tƣợng liên quan khác chƣa thực sự đƣợc chú trọng, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất hình thức, qua loa; do vậy dẫn đến tình trạng đối tƣợng thụ hƣởng không biết cách thức sử dụng và vận hành công trình đầu tƣ đúng cách hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy hiệu quả đầu tƣ, có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí bị hƣ hỏng hoàn toàn gây lãng phí vốn NSNN, không đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ.

3.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời với tình trạng lạm phát cao của những năm gần đây làm cho chi phí tăng.

- Luật và các quy định về quản lý chi đầu tƣ bằng NSNN thiếu đồng bộ lại thƣờng xuyên thay đổi, bổ sung, làm ảnh hƣởng đến tính ổn định, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong quản lý; điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng và hiệu quả quản lý.

- Cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng và kế hoạch hóa hoạt động đầu tƣ chƣa đồng bộ và còn nhiều bất cập, sơ hở để bị lợi dụng do bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các quy định của Nhà nƣớc từ đó gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN, không đảm bảo đƣợc hiệu quả hoạt động đầu tƣ. Chính vì vậy, cần phải xem xét lại một cách có hệ thống, toàn diện cơ chế chính sách quản lý trong đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN để kịp thời phát hiện, sửa chữa bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhƣng cũng phải đảm bảo tính ổn định của chính sách quản lý.

- Kinh tế của tỉnh kém phát triển, thu ngân sách trên địa bàn thấp dẫn tới chi NSNN cho đầu tƣ XDCB vẫn thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh khác trong khu vực.

* Nguyên nhân chủ quan

- Vì mục tiêu tăng trƣởng nhanh nên công tác quy hoạch và chủ trƣơng đầu tƣ còn vội vàng nên chƣa xem xét đến hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh.

- Vai trò lãnh đạo, năng lực điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phƣơng các cấp trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản còn hạn chế, chƣa thực sự đạt yêu cầu.

- Vấn đề chất lƣợng công tác hoạch định, quy hoạch đầu tƣ còn hạn chế: Mối quan hệ về công khai quy hoạch và công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khiếm khuyết, do đó ảnh hƣởng tới công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn Tỉnh, nhiều chủ trƣơng phê duyệt sai vị trí, địa điểm đầu tƣ, thời điểm đầu tƣ dẫn tới còn tình trạng lãng phí trong chi NSNN trong đầu tƣ XDCB.

- Năng lực của chủ đầu tƣ còn chƣa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới, thiếu cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn nên quá trình triển khai thực hiện đầu tƣ còn nhiều lúng túng, mất thời gian nhất là khâu hoàn thiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cũng có hiện tƣợng chủ đầu tƣ vô trách nhiệm, phó mặc cho đơn vị tƣ vấn triển khai thực hiện chuẩn bị dự án đầu tƣ. Năng lực yếu kém của chủ đầu tƣ cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng tới hiệu quả đầu tƣ. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác chi NSNN trong đầu tƣ XDCB.

- Đội ngũ cán bộ công tác quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB luôn thiếu và trình độ không đồng đều trong khi đó khối lƣợng công việc quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB thƣờng xuyên phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc của ngành.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH TUYÊN QUANG

4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội và đầu tƣ XDCB tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và năm 2020

4.1.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang thời gian tới

Tăng cƣờng kinh tế nhanh và bền vững, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, từng bƣớc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với mức bình quân của cả nƣớc, sớm thoát khỏi tỉnh kém phát triển; bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc và miền núi phía Bắc; hội nhập nhanh với các vùng kinh tế và cả nƣớc; thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển các thành phần kinh tế; tranh thủ tối đa nguồn nội lực, đồng thời thu hút mạnh nguồn ngoại lực để phát triển kinh tế của Tỉnh.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Phát triển cân đối giữa các vùng trong Tỉnh, trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển; giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giảm nghèo, chính sách đối với vùng khó khăn; từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

* Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trƣờng sinh thái đƣợc giữ gìn, an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả nƣớc.

* Mục tiêu cụ thể:

- Các chỉ tiêu về kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 14,8%.

GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt trên 30 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.000 USD).

Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp.

Đến năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 46%; các ngành dịch vụ chiếm 36%, ngành nông, lâm nghiệp chiếm 18%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đến năm 2020 đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 32 vạn tấn. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời trên 400kg/ngƣời vào năm 2020.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt trên 100 triệu USD.

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trƣờng sinh thái, duy trì độ che phủ rừng trên 60%.

- Các chỉ tiêu về xã hội:

Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo; thực hiện có hiệu quả phân luồng học sinh theo quy định. Phấn đấu đến năm 2020, trên 75% số trƣờng phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Tăng tuổi thọ trung bình của ngƣời dân lên trên 70 tuổi vào năm 2020. Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống dƣới 10% vào năm 2020. Đến năm 2020 đạt 20 giƣờng bệnh/10.000 dân.

Giai đoạn 2011-2020 giải quyết việc làm mới cho trên 100.000 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đến năm 2020 dƣới 2,5%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 30%.

Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 dƣới 10%.

Đến năm 2020, có 100% dân số đô thị và trên 95% dân số nông thôn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Hoàng Thị Thanh Huyền. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)