Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 (Trang 61)

10. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Chuẩn bị

Để tổ chức thành công một buổi HĐNK cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung kiến thức, kịch bản chương trình cũng như các thành phần tham gia hoạt động

* Về đối tượng:

- Về phía Giáo viên:

+ Cố vấn cho chương trình: BGH nhà trường, các thầy cô có kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động ngoại khoá, các thầy cô tâm huyết với chuyên ngành VHDG.

+ GV họp thống nhất nội dung và hình thức chương trình, lên kịch bản, chọn người dẫn chương trình: 1 HS nam, 1 HS nữ có khả năng giao tiếp tốt, làm chủ được các tình huống trên sân khấu.

+ Những thành viên tham gia chuẩn bị cho sân khấu, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ..:HS, GV kết hợp với Đoàn trường và Chi đoàn.

+ Khách mời (những người sẽ lên sân khấu giao lưu, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của HS): những GV văn có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Mỗi

thầy cô có thế mạnh ở một thể loại VHDG, sẽ trao đổi nhanh gọn, mang tính chất gợi mở những tâm huyết của mình trên sân khấu.

- Về phía HS:

+ GV lựa chọn 4 đội thi cho phần “Thi tìm hiểu về VHDG”. Những yêu cầu về đối tượng:

 HS phải có năng khiếu về môn Văn, có niềm say mê thực sự đối với văn học và văn hóa dân gian.

 Những HS có cách cảm nhận sâu sắc về hình tượng văn học.

 HS phải có khả năng giao tiếp tốt, không lúng túng trước đám đông, tích cực, chủ động trình bày ý kiến của mình.

+ Những HS tham gia hoạt động diễn xướng (biểu diễn văn nghệ):

 Gồm các tiết mục văn nghệ: GV lựa chọn HS trên cơ sở các tiết mục văn nghệ xen kẽ trong chương trình: Đi cấy, Cây trúc xinh, Ru em, Bèo dạt mây trôi

 Tiểu phẩm hài: "Ôi! Thầy đồ": GV lựa chọn những HS có năng khiếu

diễn kịch, nhiệt tình tham gia và có khả năng sáng tạo trên sân khấu. Đối với tiết mục này cần phải có sự phân vai rõ ràng

* Về kịch bản chương trình

Trước khi thực hiện, GV phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về dự kiến chương trình sẽ diễn ra. Kịch bản chương trình phải dựa trên đặc điểm nội dung đã xác định trước. Trong kịch bản, phải dự kiến đề phòng những tình huống có thể diễn ra trên sân khấu. GV sẽ hướng dẫn các MC cụ thể để các em có thể hình dung kịch bản một cách rõ ràng nhất nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo cho một chương trình ngoại khoá mở về VHDG

Chương trình ngoại khóa gồm ba phần:

+ Phần 1: Giao lưu giữa GV và HS tìm hiểu về các thể loại VHDG

+ Phần 2: Chương trình văn nghệ, thưởng thức một số tiết mục hát, múa về ca dao, dân ca, chuyển thể truyện cười sang lĩnh vực sân khấu do HS trình diễn.

+ Phần 3: Thi tìm hiểu kiến thức về VHDG trong và ngoài chương trình. Trong phần 1, GV và HS sẽ cùng trò chuyện, trao đổi tìm hiểu về một số thể loại VHDG tiêu biểu. GV có một bài tham luận nhỏ về thể loại VHDG và kèm theo một số đoạn băng tư liệu, sau đó sẽ đưa ra câu hỏi để HS trả lời.

Trong phần 2, HS sẽ trình diễn một số tiết mục văn nghệ về VHDG. Tuy nhiên, phần này sẽ biểu diễn xen kẽ chương trình để tạo không khí cho chương trình.

Trong phần 3, HS sẽ chia thành các đội thi để cùng tìm hiểu kiến thức về VHDG trong và ngoài chương trình.

* Kinh phí cho buổi sinh hoạt Câu lạc bộ VHDG bao gồm các vấn đề cần chi tiêu cụ thể như sau: Thuê phục trang; Phần thưởng cho HS tham gia những câu hỏi giao lưu với khán giả và phần thi tìm hiểu cho các đội; Đạo cụ và bài trí sân khấu như (phông xốp, chõng tre, hoa, ...); Những tài liệu và thiết bị liên quan (nếu có).

* Chuẩn bị giao lưu

GV trên cơ sở nội dung dự định trao đổi tại buổi hoạt động ngoại khoá, hình thành những câu hỏi dưới dạng nêu vấn đề, gợi mở cho HS những vấn đề sẽ trao đổi: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, truyện cười

Nội dung chương trình không nhất thiết chỉ căn cứ vào kịch bản đã định trước của người dẫn chương trình, GV sẽ trao đổi trước với HS về những vấn đề còn băn khoăn thắc mắc, những vấn đề mà HS thực sự thấy hứng thú và muốn được chia sẻ.

* Chuẩn bị văn nghệ

Những tiết mục tham gia văn nghệ là những tiết mục dân ca, hoặc có sử dụng chất liệu văn hoá dân gian trong quá trình sáng tác, trong ca từ và trong phần thanh nhạc.

- Các ca khúc được lựa chọn: Đi cấy - Dân ca Thanh Hoá Lí cây đa - Dân ca Bắc Bộ

Trống cơm - Dân ca Bắc Bộ Trầu cau - Phan Huỳnh Điểu

Vào chùa - Dân ca quan họ Bắc Ninh Cây trúc xinh - Dân ca Bắc Bộ

Bèo dạt mây trôi - Dân ca quan họ Bắc Ninh - Đối tượng tham gia: HS

- Phụ trách tập luyện: GV trực tiếp tham gia luyện tập với HS

- Phục trang: Chủ yếu là những bài hát dân ca, nên trang phục chủ đạo là áo the khăn xếp (dành cho nam), áo tứ thân (dành cho nữ).

* Về tiểu phẩm

- Kịch bản: Trên cơ sở tập hợp một vài câu chuyện cười có cùng chủ đề về thầy đồ, GV viết lại một vở kịch ngắn có nhan đề: "Ôi! Thầy đồ". Vở kịch có 5 nhân vật cụ thể: Thầy đồ, vợ thầy đồ, ông bố, học trò, thầy lí.

- Diễn viên: Được lựa chọn trong số những HS có năng khiếu diễn kịch và có lòng đam mê đối với VHDG. GV tiến hành chọn vai và phân vai cụ thể, sao cho vai diễn phù hợp với vóc dáng, giọng điệu, khả năng diễn xuất của HS.

- Mô tả sơ lược về các vai diễn:

+ Thầy đồ: tham ăn, dốt nát, nhưng lại hay khoe chữ, hay cậy tài; sợ vợ. + Vợ thầy đồ: đanh đá, pha chút chua ngoa, đỏng đảnh

+ Ông bố: ông nông dân chất phác, thật thà, hiền lành.

+ Học trò: thư sinh áo vải, ngoan ngoãn nhưng lại pha chút hiếu động + Thầy lí: hám của, xử kiện trên cơ sở tiền bạc, lơ đãng, tắc trách với công việc.

+ Thời gian tập luyện: buổi chiều, từ tiết 4 (16h35) và tất cả những thời gian rỗi có thể tập trung được đội kịch. Tập trung tập hoàn thiện vở kịch trong vòng 1 tuần

- Phục trang cho các nhân vật:

+ Một bộ quần áo tứ thân cho vợ thầy đồ + 2 bộ áo the - khăn xếp cho thầy đồ và thầy lí

+ 2 bộ quần áo nông dân cho 2 bố con học trò + 5 đôi guốc mộc cho tất cả các vai diễn

- Hoá trang: Vì đây là sân khấu dân gian nên không cầu kì trong cách hoá trang, chỉ cần trang điểm cho vợ thầy đồ rực rỡ hơn; vẽ ria mép để lộ rõ cái thói tham ăn của thầy lí; bôi mực lên mép của thầy đồ trong đoạn thầy đồ ăn vụng chè đậu đen của vợ.

- Bài trí sân khấu kịch: 1 cái chõng tre, 1 quyển vở, 1 chiếc bút lông, 1 hộp mực tàu, 1 cái chiếu, 1 cái ghế cho thầy lí xử án, 1 hương án cho thầy đồ, vài quê hương...

* Về bài trí sân khấu:

Trên phông chính của sân khấu là tiêu đề của trường, tên gọi của chương trình. Phía bên trái là một số hình ảnh trang trí gợi những cảm xúc về làng quê êm đềm, trong trẻo: luỹ tre, vầng trăng, con thuyền, mặt nước… Phía bên phải là nơi treo màn hình máy chiếu để phục vụ cho việc trình chiếu những đoạn phim tư liệu.

Trên sân khấu, vì có hoạt động giao lưu, nên bố trí thêm bộ bàn ghế. Có thể tận dụng chiếc chõng tre để không gian trở nên gần gũi. Trên bàn có để một bình hoa sen, những tặng phẩm dành cho khán giả, nước uống cho người dẫn chương trình và cho HS.

Phía trước (dưới sân khấu) là nơi để máy chiếu, máy tính và các thiết bị phụ trợ. Giao cho một đại diện của bộ phận Tin học phụ trách chương trình máy chiếu. Trong lúc GV và HS tiến hành giao lưu, có thể lựa chọn hình nền của màn chiếu là những hình ảnh về làng quê Việt Nam, hay những sinh hoạt mang tính cộng đồng của cha ông ta xưa.

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm

* Mục tiêu hoạt động ngoại khóa

Giúp HS: - Về kiến thức

+ Củng cố và khắc sâu kiến thức phần VHDG Việt Nam đã được học trong chương trình chính khóa

+ Bổ sung thêm một số kiến thức VHDG ngoài chương trình về: truyện cổ dân gian, sân khấu dân gian, thơ ca dân gian.

- Hiểu thêm một số kiến thức xã hội, một số nét văn hóa dân tộc. - Về kĩ năng

+ Có kĩ năng hợp tác, hoạt động nhóm

+ Có kĩ năng xử lí tình huống, nhạy bén trong giải quyết vấn đề + Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, trình bày một vấn đề

+ Có kĩ năng tổ chức các hoạt động - Về thái độ

+ Có ý thức trong học tập và rèn luyện, đặc biệt trong việc học tập môn Ngữ Văn

+ Có thái độ đoàn kết, tinh thần tập thể

+ Có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc

* Trình tự chương trình

Thƣ́ tƣ̣ Tiết mục Nội dung

1 Văn nghệ

2 Thảo luận Về sử thi và người anh hùng trong sử thi 3 Phim tài liệu Văn hóa và sử thi Tây Nguyên

4 Thảo luận Các chủ đề về ca dao người Việt 5 Văn nghệ

6 Thảo luận Tiếng cười trong truyê ̣n cười dân gian 7 Tiểu phẩm Ôi! Thầy đồ

(phóng tác từ truyện cười dân gian Việt Nam) 8 Cuộc thi tìm hiểu

* Tiến hà nh hoạt động HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu chƣơng trình (15 phút) * MC:

- Tuyên bố lí do tổ chức chương trình ngoại khóa “Câu lạc bộ Văn học dân gian” và khai mạc chương trình.

- Giới thiệu thành phần tham dự: đại biểu, khách mời, Ban giám khảo, Ban thư kí, GV, HS, các đội thi.

- Giới thiệu nội dung chương trình:

+ Phần 1: Giao lưu giữa GV và HS tìm hiểu về các thể loại VHDG

+ Phần 2: Chương trình văn nghệ, thưởng thức một số tiết mục hát, múa về ca dao, dân ca, chuyển thể truyện cười sang lĩnh vực sân khấu do HS trình diễn.

+ Phần 3: Thi tìm hiểu kiến thức về VHDG trong và ngoài chương trình.

Hoạt động 2: Giao lƣu (30 phút)

MC mời 3 GV lên nói về một số thể loại VHDG tiêu biểu: truyện cười, ca dao…

1. Sử thi:

- GV: Sau khi học xong trích đoạn này, các em biết gì về văn hóa và sử thi Tây Nguyên?

- Cho HS xem một đoạn băng giới thiệu về văn hóa và sử thi Tây Nguyên.

- HS trả lời - GV giải thích 2. Ca dao

- GV: Các em có thể nói gì về ca dao (Gợi ý: khái niệm, các chủ đề

-> HS trả lời

- GV: Trong kho tàng ca dao VN có rất nhiều bài ca dao than thân? Thông thường, đối tượng than thân là ai? Nỗi lòng của họ là gì? -> HS trả lời

- GV: Theo các em có phải tất cả chỉ là lời than thân không?

Những lời than thân của người phụ nữ thường có môtíp mở đầu như thế nào?

Em biết những bài ca dao nào có mở đầu bằng thân em? Trong văn học viết VN có một bài thơ mở bằng thân em, đó là bài thơ nào?

-> HS trả lời 3. Truyện cười

- GV: Em có cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về tiếng cười trong truyện cười dân gian.

-> HS trả lời

- GV: Có ý kiến cho rằng truyện cười là vũ khí đấu tranh đắc lực chống lại những cái xấu trong đời sống, các em có đồng ý với ý kiến đó không?

-> HS trả lời

- Văn nghệ: Vở kịch “Ôi! Thầy đồ”

Hoạt động 3: Hô ̣i thi

VHDG

Nhanh tay (15p)

- Các đội thi tự giới thiệu: khuyến khích các màn giới thiệu dí dỏm, sáng tạo và ấn tượng dưới những hình thức thơ, ca, hò, vè… Ban giám khảo sẽ xem và chấm điểm cho

phần thi này

- MC nêu thể lệ phần thi: Đây là phần thi kiểm tra kiến thức đã học trong phần chương trình VHDG Việt Nam lớp 10, là phần thi trả lời nhanh . Có tất cả 26 câu hỏi được chia đều thành 3 gói câu hỏi dành cho 3 đội thi, mỗi gói câu hỏi là 8 câu, còn lại 2 câu cuối cùng để tất cả cùng bấm chuông trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 5 giây, đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được trả lời. Nếu sai, quyền trả lời sẽ dành cho các đội còn lại, và thời gian trả lời là 5 giây, MC đọc lần lượt các câu hỏi phần trả lời trực tiếp cho 3 đội. Sau khi mỗi đội trả lời xong, MC sẽ đọc đáp án, BGK cho điểm, BTK sẽ ghi điểm cho các đội.

1. Gói thứ nhất

Câu 1: Em hãy cho biết VHDG có mấy đặc trưng cơ bản ,

đó là những đă ̣c trưng nào ?

→ Đáp án: VHDG có 2 đặc trưng cơ bản đó là tính truyền miệng và tính tập thể

Câu 2: Sự vật khởi đầu cho mọi câu chuyện

→ Đáp án: trầu

Câu 3: Câu gọi bống lên ăn cơm là gì?

-> Đáp án: “Bống bống, bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

Câu 4: Trong truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, khi theo rùa vàng xuống biển, An Dương Vương cầm theo vật gì?

Câu 5: Sử thi “Đăm – Săn” là của dân tộc nào?

-> Đáp án: Ê-đê

Câu 6: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không

thuộc thể loại sử thi? A. Đẻ đất, đẻ nước B. Đăm săn

C. Tiễn dặn người yêu D. Ramayana

-> Đáp án: C

Câu 7: Truyện cười xuất hiện khi nào?

A. Khi xã hội có chiến tranh. B. Khi xã hội suy thoái. C. Khi xã hội cường thịnh

D. Khi xã hội ấm no , hạnh phúc. -> Đáp án: B

Câu 8: Ca dao thường sử dụng thể thơ nào trong các thể

thơ sau? A. Lục bát. B. Ngũ ngôn. C . Song thất lục bát. D. Thất ngôn. -> Đáp án: A 2. Gói thứ hai

Câu 1: Em hãy nêu 3 giá trị cơ bản của VHDG?

→ Đáp án: Giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ

Câu 2: Đây là sự hóa thân cuối cùng của nhân vật Tấm

Câu 3: Cô gái trong bài ca dao có chiếc … mời chàng trai

sang chơi

→ Đáp án: dải yếm

Câu 4: Truyện cười trào phúng nhằm mục đích gì?

-> Đáp án: Phê phán

Câu 5: Đề tài trong đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây là

gì?

-> Đáp án: Chiến tranh

Câu 6: Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung truyện

“Tam đại con gà”?

A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

C. Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại D. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ. -> Đáp án: D

Câu 7: Ca dao than thân thường mở đầu bằng cụm từ

thân em…” . “Thân” có nghĩa là gì? A. Thân thể

B. Thân cận. C. Thân phận. D. Thân nhân. -> Đáp án: C

Câu 8: Sử thi “Đăm săn” miêu tả hành động của Đăm Săn bằng những thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào?

A. Ẩn dụ, so sánh. B. Tả thực, ẩn dụ. C. Tả thực, phóng đại. D. So sánh, phóng đại

-> Đáp án: D

3. Gói thứ ba

Câu 1: VHDG có tất cả bao nhiêu thể loại? Em hãy kể

tên các thể loại đó?

→ Đáp án: VHDG có 12 thể loại bao gồm Thần thoại, Sử

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)