Văn học dân gian trong chương trình

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 (Trang 39)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Văn học dân gian trong chương trình

* Trong chương trình Ngữ Văn 10- Ban Cơ bản, phần VHDG có tất cả 10 bài, được phân phối trong 7 tuần gồm 13 tiết học:

Tuần Tiết Tên bài dạy

2 4,5 Khái quát văn học dân gian Việt Nam 3 8, 9 Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn)

4 11, 12 Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

5 13, 14 Uy- lít- xơ trở về (trích Ô- đi - xê)

Đọc thêm: Ra- ma buộc tội (trích Ra-ma-ya-na) 6 17,18 Tấm Cám

8 22 Tam đại con gà

Nhưng nó phải bằng hai mày

23, 24 Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa (bài 1,4,6) 9 26 Ca dao hài hước (bài 1,2)

Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu) 10 28, 29 Ôn tập văn học dân gian

Như vậy, so với chương trình Ngữ Văn 10 cũ thì phần VHDG ở chương trình Ngữ Văn 10 mới đã được rút gọn khá nhiều về cả nội dung, số lượng bài (9 bài). Ở chương trình cũ bao gồm 10 bài, trong chương trình mới chỉ còn 9 bài, và trong một số bài có giảm tải phần nội dung (bài “Ca dao than thân” và “Ca dao hài hước”), một số bài chuyển sang phần đọc thêm (bài “Ra-ma buộc tội”). Trong tất cả 12 thể loại của VHDG thì vẫn có 5 thể loại được đưa vào chương trình mới (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao – dân ca). Nội dung các bài học tương đối gần gũi và quen thuộc với HS, nội dung bài khái quát ngắn gọn, súc tích, hướng vào kiến thức cơ bản để HS có thể nắm được.

Với số lượng bài như vậy, có nhiều ý kiến cho rằng thời gian trên lớp không đủ để truyền tải hết kiến thức, đồng thời nội dung bài dạy chưa thực sự hấp dẫn. Vì vậy, việc lựa chọn hinh thức ngoại khóa là hoàn toàn hợp lý để củng cố cũng như mở rộng kiến thức (bổ sung thêm nội dung về thể loại chèo, câu đố, thần thoại…)

* Hệ thống mục tiêu trong dạy học phần Văn học dân gian lớp 10

Tên bài học Mục tiêu cần đạt

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc

Chiến thắng Mtao Mxây

- Nhận thức được lẽ sống và niềm vui của người anh hùng sử thi chỉ có được trong cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng cho cộng đồng.

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng (sử thi có chỗ gọi anh hùng ca) về cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc.

- Nhận thức được bài học giữ nước ngụ trong một câu chuyện tình yêu.

Uy- lít- xơ trở về (trích

Ô-đi-xê)

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của Uy-lít- xơ

- Phân tích, lí giải được các diễn biến tâm lí của nhân vật. Hiểu được đặc điểm của nghệ thuật sử thi Ô-đi-xê

đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện - Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.

Tam đại con gà - Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật “thầy” trong truyện.

- Thấy được cái hay của nghệ thuật “nhân vật tự bộc lộ”.

Nhưng nó phải bằng hai mày

- Thấy được thái độ của nhân dân đối với bản chất tham của những quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa.

- Nắm được nghệ thuật gây cười của truyện. Ca dao than thân, yêu

thương tình nghĩa

- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.

- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

Ca dao hài hước Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

- Củng cố, hệ thống hóa các tri thức đã học về văn học dân gian Việt Nam: dặc trưng của văn học dân gian, các thể loại văn học dân gian; giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích)

- Biết vận dụng đặc trưng của các thể loại văn học dân gian để phân tích các tác phẩm cụ thể.

2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học trong nhà trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học phần văn học dân gian lớp 10 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)