0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Yêu cầu khi xác định nội dung

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 45 -45 )

Khi lựa chọn những nội dung phù hợp để ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học, cần phải chú ý đến những yêu cầu sau:

45

Khi lựa chọn nội dung sử dụng sơ đồ tư duy, giáo viên phải xác định được mục đích sử dụng để làm gì? Sử dụng nó như thế nào?. Nếu mục đích là hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà thì giáo viên cần phải lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản của bài học và những nội dung kiến thức nâng cao, mở rộng bên ngoài sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tự học, tự chuẩn bị bài trước ở nhà. Nếu mục đích sử dụng là hướng dẫn học sinh trong khi tổ chức các hoạt động học tập trên lớp thì nội dung sơ đồ tư duy sẽ gắn với kiến thức bài mới trên lớp. Nếu mục đích là sử dụng sơ đồ tư duy để kiểm tra đánh giá kết quả học tập thì nội dung sơ đồ tư duy sẽ bao quát được kiến thức cơ bản, trọng tâm nhất mà giáo viên lựa chọn để kiểm tra, đánh giá. Như vậy, khi đã xác định được mục đích sử dụng sơ đồ tư duy một cách rõ ràng, sẽ giúp giáo viên lựa chọn được nội dung kiến thức phù hợp.

Căn cứ vào mục tiêu cần đạt

Khi thiết kế một giáo án, giáo viên sẽ phải xác định được mục tiêu của bài học, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, tiến trình dạy học. Bám sát vào mục tiêu dạy học giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp. Đối với sơ đồ tư duy cũng vậy, khi lựa chọn sẽ dùng sơ đồ tư duy để hỗ trợ bài học, giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt, không phải lựa chọn theo cảm hứng mà phải cân nhắc xem mục tiêu này có thể đạt được bằng cách nào.

Khi đã xác định được mục tiêu bài học sẽ sử dụng sơ đồ tư duy thì giáo viên sẽ xác định được phải dùng sơ đồ tư duy để khai thác nội dung nào cho bài học. Ví dụ: Khi xác định mục tiêu cho dạy học bài 3 - Các quốc gia cổ

đại phương Đông, có một mục tiêu là: Học sinh trình bày được những thành tựu văn hóa của người phương Đông thời cổ đại về các mặt : lịch, thiên văn học, chữ viết; toán học, kiến trúc. Dựa vào đó, giáo viên xác định nội dung

46

Trong phần Lịch sử thế giới cổ trung đại, chúng tôi xác định được các mục tiêu kiến thức cần đạt, căn cứ vào đó chúng tôi lựa chọn 10 mục tiêu có sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức.

Căn cứ vào thực tiễn dạy học

Xuất phát từ thực tiễn dạy học của bản thân, khi dạy học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại với những nội dung này, giáo viên thường mất khá nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức; học sinh thường chậm hiểu bài, dễ quên kiến thức vì vậy mức độ đạt mục tiêu không cao. Hơn nữa, những mục tiêu được lựa chọn phần lớn là những mục tiêu ở bậc 1 và mục tiêu bậc 2, những mục tiêu này có lượng kiến thức tương đối lớn, mà đối tượng của đề tài hướng đến là học sinh THPT thông thường, chính vì vậy khi dạy học đối tượng học sinh này, với những mục tiêu ở mức độ cao hơn, giáo viên cần lựa chọn những công cụ/phương tiện hỗ trợ phù hợp với năng lực nhận thức của các em để giúp các em tiếp thu bài một cách hiệu quả. Ở đây, chúng tôi không chọn các phương tiện/công cụ khác mà quyết định lựa chọn sơ đồ tư duy cũng một phần do yếu tố khách quan này.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 45 -45 )

×