2.5.4.1. Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bài 3 “Các quốc gia cổ đại phương Đông” - Lớp 10 chương trình chuẩn.
Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau: Chuẩn bị giáo án: 2 kiểu
Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm, có sử dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ hoạt động cho học sinh như trong luận văn đã đề xuất (Phụ lục 1).
Kiểu 2: Giáo án đối chứng được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường không sử dụng sơ đồ tư duy (Phụ lục 2).
Kiểm tra chất lượng bằng cách cho học sinh hai lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiểm tra nhanh và phiếu phản hồi ý kiến học sinh sau tiết học. (Phụ lục 3, 4d).
2.5.4.2. Quá trình thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm đúng phân phối chương trình và thời gian biểu do nhà trường đề ra trong năm học 2012 – 2013, phù hợp với kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
63
+ Lớp thực nghiệm: sử dụng giáo án kiểu 1. Bài giảng được soạn chi tiết trong đó tập trung vào vấn đề cần thực nghiệm và sử dụng các sơ đồ tư duy nhằm hỗ trợ các hoạt động học tập cho học sinh.
+ Lớp đối chứng: sử dụng giáo án kiểu 2. Bài giảng được tiến hành theo phương pháp bình thường, không sử dụng sơ đồ tư duy.
+ Yêu cầu: Khi chọn lớp thực nghiệm và đối chứng thì trình độ nhận thức của học sinh phải ngang nhau cũng như điều kiện học tập phải tương đồng.
Tiến trình giờ học đối chứng
Chúng tôi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A1 vào tiết 3, buổi sáng ngày thứ Sáu (05/10/2012), triển khai giờ dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường.
Vào giờ học, giáo viên giới thiệu bài mới và những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, tổ chức và triển khai các hoạt động để nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học.
Để đạt được các mục tiêu mà bài học nêu ra, giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử. Hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra. Với một số nội dung cần thiết sử dụng tranh ảnh, lược đồ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét. Cuối bài học, giáo viên tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà.
Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập trắc nghiệm nhanh trong khoảng thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.
Tiến trình giờ học thực nghiệm
Giờ học thực nghiệm được tiến hành vào tiết 1, buổi sáng ngày thứ Sáu (05/10/2012) tại lớp 10A2.
64
Bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông là bài học tương đối phù hợp với việc sử dụng sơ đồ tư duy. Giáo viên triển khai sử dụng sơ đồ tư duy trong tất cả các nội dung bài học.
Trước hết giáo viên chia lớp thành 03 nhóm với nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy về điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại. Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy về thể chế chính trị phương Đông cổ đại. Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy về thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại. Giáo viên định hướng, hướng dẫn học sinh tìm ra các nhánh chính của SĐTD.
Với sơ đồ tư duy về điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát triển nội dung một số nhánh chính như sau:
Hình 2.3. Sơ đồ tư duy điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông
Với sơ đồ tư duy về thể chế chính trị phương Đông cổ đại, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát triển nội dung một số nhánh chính như sau:
65
Với sơ đồ tư duy về thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh triển khai theo các nhánh chính sau:
Hình 2.5. Sơ đồ tư duy thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông
Giáo viên sử dụng 20 phút của tiết học để cho học sinh các nhóm triển khai và vẽ sơ đồ tư duy.
Sau 20 phút, giáo viên để đại diện các nhóm lên trình bày nội dung ý tưởng của nhóm mình.
Học sinh tiếp tục bổ sung và hoàn thiện sơ đồ tư duy các nhóm.
Sau khi học sinh trong lớp bổ sung, hoàn thiện sơ đồ tư duy, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho các nhóm. Hệ thống câu hỏi giáo viên có thể sử dụng trong bài học này là:
66
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dựa trên những điều kiện nào? Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi?
Câu 2: Tại sao nói chế độ nhà nước phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại?
Câu 3: Cư dân phương Đông thời cổ đại có những đóng gì về mặt văn hóa cho nhân loại? Đóng góp nào là quan trọng nhất?
Cuối cùng giáo viên nhận xét sơ đồ tư duy của các nhóm và tổng kết lại những nội dung chính của bài học. Trong quá trình tổng kết bài học, giáo viên cần kết hợp với việc hướng dẫn học sinh quan sát một số hình ảnh về: các quốc gia phương Đông cổ đại, bộ máy nhà nước, các công trình kiến trúc…
Kết thúc bài học giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra nhanh trong 10 phút (Phụ lục 3) để kiểm tra kết quả học tập.
Cuối cùng, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của học sinh sau giờ học thông qua hình thức phiếu phản hồi ý kiến. Những thông tin thu được của phiếu được giáo viên thu thập, lưu giữ và là cơ sở để cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy học của mình trong những lần tiếp theo.